CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Đức Thánh Cha Lêô XIV viếng mộ Đức cố Giáo hoàng Phanxicô Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết vào chiều thứ Bảy ngày 10/5/2025, trên đường trở về Vatican sau khi viếng Đền thánh Đức Mẹ Chỉ bảo Đàng lành ở Genazzano, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã đến Đền thờ Đức Bà Cả và cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ Salus Populi Romani và tại lăng mộ của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô XIV viếng Đền thánh Đức Mẹ Chỉ bảo đàng lành ở Genazzano Chiều thứ Bảy ngày 10/5/2025, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã viếng thăm Đền thánh Đức Mẹ Chỉ bảo đàng lành ở Genazzano, cách Roma khoảng 60 km. Ngài nói rằng ngài "rất muốn đến đây trong những ngày đầu tiên của Sứ vụ mới ... mà Giáo hội đã giao phó cho tôi". Đọc tất cả   Châm ngôn và Huy hiệu của Đức Giáo Hoàng Lêô XVI Châm ngôn "In Illo uno unum" (Trong Đấng duy nhất, chúng ta là một) là câu trích từ bài giảng của Thánh Augustinô mà Đức Giáo hoàng đã chọn làm khẩu hiệu giám mục của ngài. Trên huy hiệu, hình ảnh cuốn sách đóng, có trái tim bị mũi tên đâm xuyên qua cũng là một cách nhắc nhớ đến vị Giám mục thành Hippo. Đọc tất cả   Thánh Giá của Đức Lêô XIV có thánh tích của hai Thánh Augustinô và Monica Vào ngày được bầu chọn, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã đeo một Thánh Giá đeo ngực có thánh tích của các vị thánh có liên quan đến dòng Augustinô: thánh tích của Thánh Augustinô và Thánh Monica. Đọc tất cả   Ảnh chính thức của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV Văn phòng Cử hành Phụng vụ Giáo Hoàng đã công bố bức ảnh chính thức của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV, kèm theo chữ ký của ngài và ngày ngài được bầu chọn. Như thường lệ, hình ảnh này sẽ được gửi đến tất cả các văn phòng và cơ quan của Tòa Thánh. Đọc tất cả   Giáo hội Ấn Độ và Pakistan cầu nguyện cho hoà bình Các Giám mục Ấn Độ và Pakistan cùng lên tiếng kêu gọi các tín hữu cầu nguyện cho hoà bình, khẳng định rằng chiến tranh luôn là một thất bại và không phục vụ cho bất kỳ ai. Mọi vấn đề, ngay cả giữa các quốc gia, đều có thể được giải quyết, không cần bạo lực. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô XIV gặp gỡ Hồng y đoàn Sáng thứ Bảy, ngày 10/5/2025, trong cuộc gặp gỡ với Hồng y đoàn, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã nhấn mạnh rằng ngài tiếp tục con đường mà Giáo hội hoàn vũ đã thực hiện trong nhiều thập kỷ sau Công đồng Vatican II, và giải thích tại sao lấy tên Lêô XIV. Đọc tất cả   Các lãnh đạo các Giáo hội Kitô trên thế giới chào mừng Đức Thanh Cha Lêô XIV Sau khi Đức Hồng y Robert Francis Prevost được bầu chọn làm Giáo hoàng, nhiều vị lãnh đạo của các cộng đồng Anh giáo, Chính Thống giáo và Tin Lành trên thế giới đã gửi thông điệp và tuyên bố nhấn mạnh cam kết chung về sự hiệp nhất, hòa bình và chứng tá hợp tác theo tinh thần đối thoại. Đọc tất cả   Các tu sĩ Dòng Augustinô: Đức Lêô XIV là một món quà cho toàn thế giới Mặc dù hết sức ngạc nhiên khi đón nhận tin Đức Hồng y Robert Francis Prevost, một người anh em cùng dòng được bầu chọn làm Giáo hoàng, các tu sĩ Dòng Augustinô cũng nhận định rằng Đức tân Giáo hoàng là một món quà cho toàn thể Giáo hội. Đọc tất cả   ĐTC Lêô XIV tạm thời xác nhận các vị trí lãnh đạo và các thành viên của Giáo triều Roma Đức Thánh Cha Lêô XIV bày tỏ mong muốn "dành một khoảng thời gian nhất định để suy tư, cầu nguyện và đối thoại, trước khi đề cử hoặc xác nhận chính thức" các lãnh đạo và các thành viên của các cơ quan Giáo triều Roma. Đọc tất cả  

Tin Tức

Mến Yêu Hàng Ngày - Ngày 20.01.2023

20/01/2023 - 36
MẾN YÊU HẰNG NGÀY
Thứ 6, 20-01-2023 (Mc 3,13-19)


Rồi Người lên núi và gọi đến với Người những kẻ Người muốn. Và các ông đến với Người. Người lập Nhóm Mười Hai, để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng, với quyền trừ quỷ. Người lập Nhóm Mười Hai và đặt tên cho ông Si-môn là Phê-rô, rồi có ông Gia-cô-bê con ông Dê-bê-đê, và ông Gio-an em ông Gia-cô-bê -Người đặt tên cho hai ông là Bô-a-nê-ghê, nghĩa là con của thiên lôi-,  rồi đến các ông An-rê, Phi-líp-phê, Ba-tô-lô-mê-ô, Mát-thêu, Tô-ma, Gia-cô-bê con ông An-phê, Ta-đê-ô, Si-môn thuộc nhóm Quá Khích, và Giu-đa Ít-ca-ri-ốt là chính kẻ nộp Người.

SUY NIỆM

Tin Mừng hôm nay thuật lại việc Chúa Giêsu chọn các Tông Đồ, những người thân cận thiết thân của Ngài. “Người lên núi và gọi đến với Người những kẻ Người muốn.” Người Tông Đồ được trao phó sứ mạng không phải vì họ đã chọn Chúa, nhưng là Chúa chọn họ. Và “các ông đến với Người.” Đây là một lời mời gọi bao gồm việc ngỏ lời và sự đáp trả. Ngày nay Chúa vẫn đang ngỏ lời với chúng ta như vậy, nhưng liệu chúng ta có dám đáp trả như các Tông Đồ khi xưa không?

Việc Chúa Giêsu gọi các Tông Đồ lên núi và chọn họ có ý nghĩa biểu tượng quan trọng. Sứ mạng rao giảng và trừ quỷ của các Tông Đồ chỉ bắt đầu sau khi họ lên núi theo lời mời gọi của Chúa Giêsu. Tại sao Ngài lại chỉ trao sứ mạng cho các ông sau khi đã kêu gọi họ lên núi?

Ngọn núi biểu trưng cho chuyến hành trình của chúng ta đến với Chúa. Do vậy, “lên núi” nghĩa là chúng ta hướng lên Chúa. Và điều này cũng có nghĩa rằng chúng ta chỉ được “vũ trang đầy đủ” để ra đi và thực thi thánh ý Chúa sau khi chúng ta phải “đi lên” gặp Ngài trước.
“Ngọn núi” mà chúng ta được mời gọi đi lên đầu tiên và trước hết đó chính là cầu nguyện. Hằng ngày chúng ta đều phải “lên núi” để gặp Ngài, tìm kiếm Ngài qua lối sống từ bỏ mình tận trong sâu thẳm. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta đến với Ngài, nơi mà chỉ có một mình ta với Ngài mà thôi.

Nếu không lên núi gặp Chúa, chúng ta sẽ chẳng được chuẩn bị đầy đủ để thi hành sứ mạng, sẽ chẳng đủ khả năng để mang tình yêu và lòng thương xót của Ngài đến cho thế giới đâu.
Hôm nay bạn hãy dành thời gian để phản tỉnh về lời Ngài mời gọi bạn lên núi cầu nguyện cùng Ngài. Bạn hãy cố gắng đáp lại lời mời ấy để bạn cũng có thể được Ngài sai đi thi hành sứ mạng tình yêu trên trái đất này.

------//-----//------

Biên dịch: Nhóm Bạn Đường Linh Thao
Nguồn:
https://livingspace.sacredspace.ie/o2026g/
https://mycatholic.life/books/catholic-daily-reflections-series/ordinary-time-weeks-1-17/second-week-in-ordinary-time/


Jesus’ purpose on this occasion is to pick the inner circle of his followers. “They were those whom he wanted.” Later he will say: “I have chosen you; you have not chosen me.” And “they came to him”. A call includes both the invitation and the response. The same is true for each one of us. The call is always there; can we say the same about our response?

This Scripture passage reveals Jesus summoning His Apostles up the mountain so as to give them the commission to preach and to cast out demons in His name.  One significant aspect of this Scripture passage is that Jesus summoned the Apostles “up the mountain.”

Everything Jesus did in life was filled with significance.  This particular action displays great symbolic value.  The commission of the Apostles to preach and to cast out demons only took place after they went up the mountain at Jesus’ invitation.  Why did He do this only after calling His Apostles up a mountain?

A mountain is a symbol of our journey toward God.  It’s an indication that we are to go up toward Him.  And it reveals that we are only equipped to go forth and fulfill God’s will after we have first gone up to meet Him.

The “mountain” we are called to go up is first and foremost prayer.  We are to daily go up to meet our Lord, seeking Him through a life of deep surrender.  Jesus calls us to Himself where He waits for us so as to be alone with Him basking in His glorious presence.  

Unless we go up that mountain with our Lord, we will be ill-equipped to fulfill His divine commission.  We will be insufficiently prepared to bring His love and mercy to a world in need.

Reflect, today, upon the invitation Jesus offers you to follow Him up the mountain of prayer.  Respond to that invitation so that you can then be sent forth by Him to fulfill His divine command of love.

Lord, I do accept Your gentle invitation to go up the mountain of faith and prayer.  I desire to seek You out and to be with You.  As I meet You in prayer, give me the grace I need to then go forth and fulfill Your divine will.  Jesus, I trust in You.


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.