CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Đức Thánh Cha Lêô XIV viếng mộ Đức cố Giáo hoàng Phanxicô Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết vào chiều thứ Bảy ngày 10/5/2025, trên đường trở về Vatican sau khi viếng Đền thánh Đức Mẹ Chỉ bảo Đàng lành ở Genazzano, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã đến Đền thờ Đức Bà Cả và cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ Salus Populi Romani và tại lăng mộ của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô XIV viếng Đền thánh Đức Mẹ Chỉ bảo đàng lành ở Genazzano Chiều thứ Bảy ngày 10/5/2025, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã viếng thăm Đền thánh Đức Mẹ Chỉ bảo đàng lành ở Genazzano, cách Roma khoảng 60 km. Ngài nói rằng ngài "rất muốn đến đây trong những ngày đầu tiên của Sứ vụ mới ... mà Giáo hội đã giao phó cho tôi". Đọc tất cả   Châm ngôn và Huy hiệu của Đức Giáo Hoàng Lêô XVI Châm ngôn "In Illo uno unum" (Trong Đấng duy nhất, chúng ta là một) là câu trích từ bài giảng của Thánh Augustinô mà Đức Giáo hoàng đã chọn làm khẩu hiệu giám mục của ngài. Trên huy hiệu, hình ảnh cuốn sách đóng, có trái tim bị mũi tên đâm xuyên qua cũng là một cách nhắc nhớ đến vị Giám mục thành Hippo. Đọc tất cả   Thánh Giá của Đức Lêô XIV có thánh tích của hai Thánh Augustinô và Monica Vào ngày được bầu chọn, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã đeo một Thánh Giá đeo ngực có thánh tích của các vị thánh có liên quan đến dòng Augustinô: thánh tích của Thánh Augustinô và Thánh Monica. Đọc tất cả   Ảnh chính thức của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV Văn phòng Cử hành Phụng vụ Giáo Hoàng đã công bố bức ảnh chính thức của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV, kèm theo chữ ký của ngài và ngày ngài được bầu chọn. Như thường lệ, hình ảnh này sẽ được gửi đến tất cả các văn phòng và cơ quan của Tòa Thánh. Đọc tất cả   Giáo hội Ấn Độ và Pakistan cầu nguyện cho hoà bình Các Giám mục Ấn Độ và Pakistan cùng lên tiếng kêu gọi các tín hữu cầu nguyện cho hoà bình, khẳng định rằng chiến tranh luôn là một thất bại và không phục vụ cho bất kỳ ai. Mọi vấn đề, ngay cả giữa các quốc gia, đều có thể được giải quyết, không cần bạo lực. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô XIV gặp gỡ Hồng y đoàn Sáng thứ Bảy, ngày 10/5/2025, trong cuộc gặp gỡ với Hồng y đoàn, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã nhấn mạnh rằng ngài tiếp tục con đường mà Giáo hội hoàn vũ đã thực hiện trong nhiều thập kỷ sau Công đồng Vatican II, và giải thích tại sao lấy tên Lêô XIV. Đọc tất cả   Các lãnh đạo các Giáo hội Kitô trên thế giới chào mừng Đức Thanh Cha Lêô XIV Sau khi Đức Hồng y Robert Francis Prevost được bầu chọn làm Giáo hoàng, nhiều vị lãnh đạo của các cộng đồng Anh giáo, Chính Thống giáo và Tin Lành trên thế giới đã gửi thông điệp và tuyên bố nhấn mạnh cam kết chung về sự hiệp nhất, hòa bình và chứng tá hợp tác theo tinh thần đối thoại. Đọc tất cả   Các tu sĩ Dòng Augustinô: Đức Lêô XIV là một món quà cho toàn thế giới Mặc dù hết sức ngạc nhiên khi đón nhận tin Đức Hồng y Robert Francis Prevost, một người anh em cùng dòng được bầu chọn làm Giáo hoàng, các tu sĩ Dòng Augustinô cũng nhận định rằng Đức tân Giáo hoàng là một món quà cho toàn thể Giáo hội. Đọc tất cả   ĐTC Lêô XIV tạm thời xác nhận các vị trí lãnh đạo và các thành viên của Giáo triều Roma Đức Thánh Cha Lêô XIV bày tỏ mong muốn "dành một khoảng thời gian nhất định để suy tư, cầu nguyện và đối thoại, trước khi đề cử hoặc xác nhận chính thức" các lãnh đạo và các thành viên của các cơ quan Giáo triều Roma. Đọc tất cả  

Tin Tức

Mến Yêu Hằng Ngày - Ngày 10-02-2023

10/02/2023 - 39
Mến Yêu Hằng Ngày
Thứ 6, 10-02-2023 (Mc 7,31-37)

 
Đức Giê-su lại bỏ vùng Tia, đi qua ngả Xi-đôn, đến biển hồ Ga-li-lê vào miền Thập Tỉnh. Người ta đem một người vừa điếc vừa ngọng đến với Đức Giê-su, và xin Người đặt tay trên anh. Người kéo riêng anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào lỗ tai anh, và nhổ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh. Rồi Người ngước mắt lên trời, rên một tiếng và nói: “Ép-pha-tha”, nghĩa là: hãy mở ra! Lập tức tai anh ta mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh ta nói được rõ ràng. Đức Giê-su truyền bảo họ không được kể chuyện đó với ai cả. Nhưng Người càng truyền bảo họ, họ lại càng đồn ra. Họ hết sức kinh ngạc, và nói: “Ông ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả: ông làm cho kẻ điếc nghe được, và kẻ câm nói được.”
 
Suy Niệm 

“Ép-pha-tha”, nghĩa là: hãy mở ra! Lập tức tai anh ta mở ra.” (Mc 7, 34-35)
 Có lần nào bạn nghe thấy Chúa Giêsu nói điều ấy với mình chưa? “Ép-pha-tha! Hãy mở ra!” Hay có lần nào bạn thấy Chúa nói với bạn như một mệnh lệnh như vậy hay chưa?
Qua Tin Mừng hôm nay, Chúa muốn trao gửi một thông điệp sâu sắc và cụ thể : Hãy mở ra. 
 
Chúa Giêsu đến giúp con người sống sung mãn cương vị làm người của mình, mà khả năng tương quan qua lời nói thật quan trọng. Lời nói, tương quan là một trong những biểu lộ sống động nhất của sự sống con người. Khi con ngời không “nói” được, không diễn được nỗi lòng của mình, hoặc không có khả năng lắng nghe người khác, thì họ có vấn đề và sự sống nơi họ không thực sự sung mãn. 

Chúa Giê-su nói: Epphata – hãy mở ra, và đây cũng là khao khát của nhiều người để chống lại căn bệnh câm điếc thể xác và cả thiêng liêng. Có khi trong cộng đoàn, gia đình, xóm làng, trong nhóm, người ta không nói chuyện với nhau được; không có khả năng nghe nhau. Có không ít người với lòng ích kỷ, đã đóng lòng, đóng cửa, đóng mắt, đóng tai, đóng tay trước anh chị em mình. Căn bệnh ‘đóng lòng’ này khiến người ta sống bên cạnh nhau mà không hề để ý tới nhau, không nghe nhau và không quan tâm, cảm thông cho nhau. 

Hãy mở ra. Lời nói ấy thật mạnh mẽ, là một yêu cầu phải hành động. Lời nói ấy không đặt trước người nghe bất cứ chọn lựa nào khác, nhưng chỉ có một, thật rõ ràng và dứt khoát. “Hãy mở ra” không phải là một câu hỏi, cũng không là một lời mời, nhưng là một mệnh lệnh. Và đây là điều quan trọng.
Lời nói trên thể hiện Chúa Giêsu đã quyết định để hành động. Ngài không do dự chút nào trong lựa chọn của mình. Ngài đã quyết định và Ngài nói ra ý định ấy. Điều đó thể hiện Chúa Giêsu không phải là người thiếu quyết đoán khi nói. Người cũng không e dè hay hờ hững nhưng rõ ràng và mạnh mẽ.

Hiểu được như thế, chúng ta sẽ thấy vui mừng trước mệnh lệnh của Chúa, vì ta hiểu được Người sẵn sàng và sẵn lòng sử dụng uy quyền toàn năng của Ngài vì chúng ta. Ngài có tất cả sức mạnh và nếu Ngài muốn, Ngài không sợ sử dụng uy quyền đó. Quan trọng nhất là Ngài muốn sử dụng quyền năng để mang đến điều tốt đẹp nhất cho cuộc đời chúng ta.
 
Khi chúng ta nhận ra rằng Thiên Chúa không chỉ toàn năng mà còn giàu tình yêu thương và lòng nhân ái cùng hiện diện trong chúng ta, chúng ta nên thở phào nhẹ nhõm và tín thác trọn vẹn vào Chúa. 
Ngày hôm nay, hãy nghe lại Lời Ngài nói: “Hãy mở ra”. Hãy để uy lực thánh của Ngài làm chủ trên cuộc sống chúng ta. Nếu bạn đang đóng lòng, hãy mở ra. 
 
Lạy Chúa, con tin tưởng Ngài và con biết Ngài có thể làm được mọi sự. Xin cho con biết mở lòng ra với anh chị em con. Biết lắng nghe, cảm thông và chia sẻ với anh chị em con để cùng nhau chúng con sống hạnh phúc. Xin cho Lời của Ngài – Hãy mở ra – chữa lành và giải phóng chúng con.
 —-
NhómBạnĐườngLinhThao
Nguồn: 
https://mycatholic.life/books/catholic-daily-reflections-series/ordinary-time-weeks-1-17/fifth-week-in-ordinary-time
/

The Authority of God
Friday of the Fifth Week in Ordinary Time

“Ephphatha!” (that is, “Be opened!”)  And immediately the man’s ears were opened.  Mark 7:34-35
How often do you hear Jesus say this to you?  “Ephphatha! Be opened!”  Or how often do you hear Him speak to you with such authority?
Did Jesus say this only because this man was physically deaf and He wanted to physically cure him?  Or is there a deeper significance?  By healing this man unable to hear physical sounds, Jesus was revealing something to us about what He wants to do for us.  Jesus is giving us a clear and deeper message in this healing.  Certainly there are many messages we can take from this passage.  Let’s look at one.

The message is in Jesus’ command: “Be opened!”  These are powerful words commanding action.  They are not optional words.  They are clear and definitive.  “Be opened” is not a question, not an invitation, it is a command.  This is significant!

These two little words reveal the fact that Jesus has made up His mind to act.  They reveal that He is not hesitant in the least in this choice.  He has made up His mind and has spoken His will.  And this action, on His part, is what makes a difference. These two little words reveal that God is not indecisive when He speaks.  He is not shy or uncertain.  He is absolute and clear.

This understanding should give us great comfort.  Comfort in the sense that Jesus is ready and willing to exercise His all-powerful authority.  He does have all-power and He is not afraid to exercise this authority when He wants to.  Most importantly, He wants to exercise His authority when it will bring about the greatest good in our lives.

It should give us great comfort in the sense that we can trust that this all-powerful God all-powerful and in control.  If He is even in control of the natural world (physical hearing), then He is most certainly in control of the spiritual world, too.  He is able to do all things good.

When we find that we are in the presence of one who is not only all-powerful, but also all-loving and all-merciful, we should be able to breathe a huge sigh of relief and turn our absolute trust over to Him.  He is able and fully willing to be in control.  

Reflect, today, upon these two little words.  Let this holy and divine authority of Jesus take control over your life.  Let Him command you.  His commands are perfect love and mercy.  They are words that will direct you to your ultimate good.  And this all-powerful God is worthy of all your trust.
Lord, I do trust You and I know that You can do all things.  I know that You desire to have perfect authority in my life.  Help me to turn my life fully over to You and to trust You enough to direct and to command every action of my life.  Jesus, I fully trust in You!


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.