CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) 🎥 DINH TÔNG TÒA | Vlog Năm Thánh 2025 | #11 Trong năm Thánh, mỗi tín hữu được mời gọi trở nên gần gũi hơn với Thiên Chúa, với chính đời sống đức tin của Hội Thánh. Có lẽ không chỉ như thế, trong số vlog này, Vatican News Tiếng Việt cũng mong muốn đem đến sự gần gũi ấy bằng một cách rất cụ thể – đó là mời quý vị cùng chiêm ngắm, bước vào một vài nơi thường ngày vốn kín đáo và ít được biết đến trong Thành quốc Vatican. Đó chính là Dinh Tông Tòa. Đọc tất cả   Sứ điệp Phục Sinh và phép lành Urbi et Orbi Sau Thánh Lễ, lúc 12 giờ trưa, Đức Thánh Cha xuất hiện trên ban công chính giữa Đền Thờ Thánh Phêrô để ban Phép Lành Toàn Xá “Urbi et Orbi” cho thành Roma và toàn thế giới, dù sức khoẻ vẫn còn yếu. Đức Thánh Cha đã chào với lời chúc Phục Sinh: Anh chị em thân mến, Chúc mừng Phục Sinh! Sau đó, Đức Thánh Cha nhờ Đức ông Ravelli đọc sứ điệp Phục Sinh. Đọc tất cả   Chúa đã sống lại: Lễ vọng Phục Sinh tại đền thờ thánh Phêrô Tối Thứ Bảy, ngày 19/04, ĐHY Giovanni Battista Re, đại diện Đức Thánh Cha cử hành Lễ Vọng Phục Sinh tại Đền thờ thánh Phêrô với khoảng 5000 tín hữu tham dự. Đức Hồng Y Re đã đọc bài giảng đã được Đức Thánh Cha soạn cho thánh lễ. Đọc tất cả   Thánh lễ Phục Sinh tại Quảng trường thánh Phêrô Sáng Chúa Nhật ngày 20/4, Chúa Nhật Phục Sinh, Đức Hồng Y Angelo Comastri đã thay mặt Đức Thánh Cha chủ sự Thánh Lễ Phục Sinh tại quảng trường thánh Phêrô với khoảng 40 ngàn tín hữu. Đọc tất cả   Đàng Thánh Giá do Đức Thánh Cha Phanxicô soạn Nội dung Đàng Thánh Cha năm 2025 do chính Đức Thánh Cha soạn cho buổi Đi Đàng Thánh Giá tối thứ Sáu Tuần Thánh tại đấu trường Colosseo. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha đến thăm nhà tù chiều Thứ Năm Tuần Thánh Ngày Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô lại thực hiện một cử chỉ cụ thể dành cho những người đang sống sau song sắt: “Tôi luôn muốn đến nhà tù để thực hiện nghi thức Rửa Chân. Năm nay tôi không thể, nhưng tôi vẫn gần gũi anh chị em”. Khoảng 70 tù nhân thuộc nhiều độ tuổi và quốc tịch đã chào đón Đức Thánh Cha với những lời hô vang và vỗ tay, xen lẫn tiếng hò reo từ các khu biệt giam khác. Đọc tất cả   Thứ Năm Tuần Thánh: Bài giảng của Đức Thánh Cha cho Lễ Dầu (17/4) Sáng Thứ Năm Tuần Thánh, ngày 17/04, Đức Hồng Y Domenico Calcagno đã thay mặt Đức Thánh Cha chủ sự Thánh Lễ Dầu cùng với khoảng 1800 linh mục và 2500 tín hữu hiện diện. Đức Hồng Y đã đọc bài giảng của Đức Thánh Cha chuẩn bị cho Thánh Lễ này, với những lời trước hết dành cho các linh mục và sau đó là cho mọi tín hữu. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Dù chúng ta lạc lối ở đâu Thiên Chúa cũng luôn tìm kiếm chúng ta Trong bài giáo lý được dọn sẵn cho buổi tiếp kiến chung ngày 16/4/2025, suy tư về dụ ngôn người cha thương xót, Đức Thánh Cha nhắc với các tín hữu rằng Thiên Chúa luôn tìm kiếm, tha thứ và thương xót chúng ta, bất kể chúng ta lạc lối ở đâu và như thế nào. Đây là niềm hy vọng của chúng ta. Đọc tất cả   Philippines sẽ được thánh hiến cho Lòng Chúa Thương xót Khi xã hội Philippines ngày càng chia rẽ trên bình diện xã hội và chính trị, để tìm kiếm sự thống nhất, các Giám mục nước này đã đưa ra sáng kiến sẽ thánh hiến quốc gia và phó thác cho Lòng Thương Xót Chúa vào ngày 27/4/2025, Chúa Nhật thứ hai mùa Phục Sinh, được gọi là Chúa Nhật Lòng Chúa Thương xót. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha soạn các bài suy niệm Đàng Thánh Giá năm nay Ngày 15/4/2025, Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết sức khỏe của Đức Thánh Cha đang tiến triển và thông báo rằng Đức Thánh Cha đã viết các bài suy niệm cho Đàng Thánh Giá sẽ được Đức Hồng y Baldassare Reina, Giám quản Roma, chủ sự vào tối thứ Sáu Tuần Thánh, ngày 18/4/2025, tại đấu trường Colosseo ở Roma. Đọc tất cả  

Tin Tức

Mến Yêu Hằng Ngày - Ngày 02.04.2024

02/04/2024 - 21
MẾN YÊU HẰNG NGÀY – BÁM CHẶT VÀO CHÚA
Thứ 3, 02-04-2024 (Ga 20, 11-18)
Bà Ma-ri-a Mác-đa-la đứng ở ngoài, gần bên mộ, mà khóc. Bà vừa khóc vừa cúi xuống nhìn vào trong mộ, thì thấy hai thiên thần mặc áo trắng ngồi ở nơi đã đặt thi hài của Đức Giê-su, một vị ở phía đầu, một vị ở phía chân. Thiên thần hỏi bà: “Này bà, sao bà khóc?” Bà thưa: “Người ta đã lấy mất Chúa tôi rồi, và tôi không biết họ để Người ở đâu!” Nói xong, bà quay lại và thấy Đức Giê-su đứng đó, nhưng bà không biết là Đức Giê-su. Đức Giê-su nói với bà: “Này bà, sao bà khóc? Bà tìm ai?” Bà Ma-ri-a tưởng là người làm vườn, liền nói: “Thưa ông, nếu ông đã đem Người đi, thì xin nói cho tôi biết ông để Người ở đâu, tôi sẽ đem Người về.” Đức Giê-su gọi bà: “Ma-ri-a!” Bà quay lại và nói bằng tiếng Híp-ri: “Ráp-bu-ni!” (nghĩa là ‘Lạy Thầy’). Đức Giê-su bảo: “Thôi, đừng giữ Thầy lại, vì Thầy chưa lên cùng Chúa Cha. Nhưng hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ: ‘ Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em ‘.” Bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi báo cho các môn đệ: “Tôi đã thấy Chúa”, và bà kể lại những điều Người đã nói với bà.
 
SUY NIỆM 
Vào ngày thứ nhất trong tuần, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đã chạy một mạch ra mộ, thấy tảng đá đã lăn ra khỏi mồ, và Chúa Giêsu biến mất. Bà quay về báo tin cho các môn đệ. Các ông kia đã thấy và đã tin, còn bà Ma-ri-a, hình như còn hồ nghi một điều gì đó.

Bà Ma-ri-a Mác-đa-la đã đứng phía ngoài mộ của Đức Giê-su và khóc. Thế nhưng, Chúa Giê-su xuất hiện đầy bất ngờ trong lúc bà sầu khổ khiến bà bị choáng ngợp và thét lên rằng: ‘Ráp-bu-ni!” (nghĩa là Lạy thầy). Chúa Giê-su nói với Mác-đa-la rằng thôi đừng giữ Ngài lại nữa. Tại sao Chúa Giê-su lại nói điều đó? Phải chăng Ngài muốn diễn đạt điều gì đó?

Chúng ta cũng có thể hình dung đó là một khoảnh khắc rất xúc động của bà Ma-ri-a Mác-đa-la. Trước đó bà đã chứng kiến và đi theo Chúa suốt toàn bộ cuộc khổ nạn và chịu đóng đinh của Người. Bà hiểu Chúa Giê-su một cách sâu sắc và yêu mến Ngài thắm thiết. Nhưng chứng kiến cái chết của Chúa và giờ đây tất cả trước mắt bà là một điều thật bất ngờ, Chúa Giê-su đã sống lại và đang đứng ngay trước mặt bà. Chắc hẳn bà rất thảng thốt, kinh ngạc xen lẫn những xúc cảm rất mạnh mẽ.

Chúa Giê-su đã không trách móc gì Mác-đa-la khi Ngài nói với bà thôi đừng giữ Ngài lại nữa. Thực ra Ngài đã nhắn gửi cho Ma-ri-a những lời khuyên bảo hay và những hướng đi tốt đẹp cho hành trình thiêng liêng phía trước và cho cả mối tương quan giữa bà và Thiên Chúa. Chúa Giê-su đã chỉ cho bà biết rằng giờ đây mối liên hệ với Ngài sẽ có sự biến đổi và sâu sắc hơn. Ngài nhắc với Ma-ri-a thôi đừng giữ Ngài làm chi nữa bởi vì Ngài vẫn chưa về với Cha trên trời đâu. Lúc bấy giờ, tương quan giữa Mác-đa-la với Chúa Giê-su là mối tương quan đầu tiên của Thiên Chúa và cấp độ con người. Mác-đa-la đã dành nhiều thời gian ở với Chúa khi Ngài vẫn còn ở trong sự hiện hữu về thể lý và bà yêu mến Ngài bằng một trái tim của con người.

Thế nhưng Chúa Giê-su muốn nhiều hơn thế nữa, Ngài muốn cá nhân Mác-đa-la nói riêng và tất cả mọi người chúng ta nói chung, hãy yêu mến Ngài một cách thật thiêng liêng và say mê. Ngài sẽ sớm về với Chúa Cha, và từ ngai vàng trên thiên quốc Ngài sẽ hạ mình để bắt đầu một mối tương quan mới với Mác-đa-la và với tất cả chúng ta nữa. Ngài có thể ngự vào nơi tâm hồn của bà Mác-đa-la. Ngài có thể đi vào một mối liên hệ mới và sâu sắc hơn với bà và với mỗi một người chúng ta. Chúa có thể cư ngụ nơi chúng ta và chúng ta ở trong Ngài, Giê-su, Ngài sẽ trở nên một với chúng ta.

Bằng việc cho phép bỏ qua những khía cạnh mang tính con người cũng như những mặt cảm xúc trong mối liên kết giữa mình với Chúa Giê-su, giờ đây Mác-đa-la chẳng mấy chốc có thể bám víu vào Ngài bằng cách thức mà bà không thể thực hiện thông qua sự tương tác qua lại mang tính con người giữa bà với Chúa. Đó chính là một sự kết duyên thần thiêng, một sự liên kết thiêng liêng mà nơi đó tất cả chúng ta đều được mời gọi.

Ngày hôm nay bạn hãy ngẫm nghĩ về chính sự bám víu của bạn vào nơi Chúa Giê-su. Giờ đây Ngài đã hoàn toàn phục sinh và lên trời nhờ đó chúng ta có thể cảm nếm đầy đủ những hoa trái của sự phục sinh. Cũng như với bà Mác-đa-la, chúng ta có thể giữ chặt Chúa Giê-su nơi mỗi tâm hồn bởi lẽ chính Ngài là người trước hơn hết níu giữ chúng ta.

Lạy Chúa Giê-su xin cho con biết bám chặt vào Ngài giống như cách mà Ngài bám chặt lấy con. Xin cho trái tim con, suy nghĩ của con và cả tâm hồn con nữa, tất cả đều thuộc về Ngài. Chúa ơi xin Ngài hãy đến và cự ngụ trong con để con có thể sống trong Ngài, con biết phó thác cuộc sống của con nơi Chúa, Lạy Chúa Giê-su con tín thác nơi Ngài. Amen!
____
Nhóm Bạn Đường Linh Thao
Nguồn: https://mycatholic.life/books/catholic-daily-reflections-series/lent-and-easter-reflections/8-octave-of-easter/

Holding On to Jesus
Tuesday of the Octave of Easter


Mary Magdalene had been outside Jesus’ tomb weeping because she didn’t know what had happened to His sacred body.  Jesus appears to her suddenly in her grief and she is overwhelmed, crying out “Rabbouni!”  Jesus tells her to stop holding on to Him.  Why would Jesus say this?  What did He mean?
 
As we can imagine, this was a very emotional moment for Mary.  She had been there watching the entire Crucifixion.  She knew Jesus well and loved Him dearly.  She watched Him die and now, all of a sudden, Jesus was alive and in her presence.  Her emotions must have been overwhelming.  
 
Jesus was not being critical of Mary when He told her not to hold on to Him.  He was actually giving her beautiful advice and direction in her spiritual journey and in her relationship with Him.  He was telling her that His relationship was now going to change, and deepen.  He told her not to hold on to Him because He had “not yet ascended to the Father.”  At that moment, Mary’s relationship with Jesus was primarily on a human level.  She had spent much time with Him, been in His physical presence, and loved Him with her human heart.  But Jesus wanted more.  He wanted her, and all of us, to now love Him in a divine way.  He was soon to ascend to the Father, and from His heavenly throne He could descend to begin a new relationship with Mary, and with all of us, that was far more than one on a human level.  From His throne in Heaven He could now enter Mary’s soul.  He could enter into a new and much deeper communion with her and with all of us.  He could live in us and we in Him.  He could become one with us.
 
By letting go of the more human and emotional aspects of her relationship with Jesus, Mary could soon cling to Him in a way that she couldn’t do through her human interaction with Him.  This is the divine marriage, the divine communion to which we are all called.
 
Reflect, today, upon your own clinging to Jesus.  He is now fully resurrected and ascended and we can experience the full fruits of the Resurrection as a result.  We, with Mary, can now hold on to Him in our souls because He is primarily the one holding on to us.
 
Lord, may I cling to You as You cling to me.  May my heart, mind and soul be Yours.  Come live in me so that I may live in You.  I give my life to You, dear Lord, help me to offer You all that I am.  Jesus, I trust in You.


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.