CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Kinh Truyền Tin (20/7): Mùa hè là cơ hội để "giảm tốc" và trở nên giống Maria Trưa Chúa Nhật ngày 20/7, sau khi dâng Thánh Lễ tại nhà thờ chính toà Albano. Đức Thánh Cha đã trở lại Castel Gandolfo và đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu tại Quảng trường Tự Do. Ngài đã có một bài huấn dụ ngắn về Tin Mừng Chúa Nhật XVI thường niên. Đọc tất cả   Giáo hội Nam Ả Rập gửi 90 bạn trẻ đến Roma tham dự Năm Thánh Giới trẻ Hạt Đại diện Tông tòa Nam Ả Rập đã gửi một phái đoàn 90 bạn trẻ đến Roma tham dự Năm Thánh giới trẻ. Nhóm hành hương khởi hành vào thứ Hai, ngày 21/7 được một số linh mục và tu sĩ đang hoạt động trong mục vụ giới trẻ và ơn gọi đồng hành trong chuyến hành hương kéo dài hai tuần. Đọc tất cả   Cha sở giáo xứ Công giáo ở Gaza: Đức tin của các tín hữu vẫn toả sáng giữa bóng tối chiến tranh Trong một cuộc phỏng vấn dành cho trang mạng Sir của Hội đồng Giám mục Ý, cha Gabriel Romanelli, cha sở giáo xứ Công giáo ở Gaza nhấn mạnh, cuộc sống ở đây bị gián đoạn, tình hình rất nghiêm trọng. Thế nhưng giữa bóng tối chiến tranh, ánh sáng đức tin của các tín hữu vẫn toả sáng. Đọc tất cả   “Dự án 1004” của Giáo hội Hàn Quốc cho Năm Thánh Giới trẻ tại Roma Vào thứ Bảy, ngày 19/7, Tổng Giáo Phận Seoul đã tổ chức một buổi lễ tiễn trang trọng và đầy niềm vui dành cho hơn 1.000 bạn trẻ Công giáo tham gia “Dự án 1004”, một sáng kiến hành hương lớn hướng đến Năm Thánh Giới trẻ tại Roma. Đọc tất cả   Hội đồng Giám mục Liên minh Châu Âu thăm và bày tỏ sự liên đới với Ucraina Từ ngày 16 đến 18/7/2025, phái đoàn của Hội đồng Giám mục Liên minh Châu Âu đã đến thăm thành phố Lviv của Ucraina. Đức Cha Chủ tịch Mariano Crociata nhấn mạnh rằng sứ mạng của Hội đồng là thể hiện dấu chỉ rõ ràng và cụ thể về tình liên đới của các Giám mục Châu Âu với một dân tộc mà theo ngài, “không cho phép mình nản lòng hay mất tinh thần, nhưng vẫn kiên trì muốn tiếp tục cuộc sống của mình”. Đọc tất cả   Quỹ Ambrosoli sát cánh cùng những người rốt cùng ở Uganda Chủ tịch Quỹ Ambrosoli, bà Giovanna Ambrosoli, cháu của chân phước Giuseppe Ambrosoli - bác sĩ truyền giáo ở Uganda, cho biết, tổ chức dấn thân xoá bỏ định kiến về khuyết tật và thúc đẩy một cuộc sống xứng nhân phẩm, trong đó không ai bị bỏ rơi. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô: lắng nghe và phục vụ là hai thái độ bổ trợ cho nhau Sáng Chúa Nhật ngày 20/7, Đức Thánh Cha đã dâng Thánh Lễ tại nhà thờ chính toà Albano, địa phận nơi ngài đang trải qua những ngày hè tại Castel Gandolfo. Đọc tất cả   Tổng Thư ký Caritas Quốc tế kêu gọi chấm dứt những hành động tàn bạo ở Gaza Trả lời phỏng vấn của Vatican News, ông Alistair Dutton đã kêu gọi chấm dứt ngay lập tức “các cuộc ném bom và những hành động tàn bạo” ở Dải Gaza và thúc đẩy việc tiếp cận các khoản viện trợ rất cần thiết cho hai triệu người đang phải đối mặt với nạn đói nghiêm trọng. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô thăm Đài thiên văn Vatican nhân 56 năm ngày con người đặt chân lên Mặt trăng Qua kênh Telegram, Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết vào trưa ngày 20/7/2025, ngày tròn 56 năm hai phi hành gia người Mỹ đặt chân lên bề mặt Mặt Trăng, sau giờ đọc Kinh Truyền Tin tại Castel Gandolfo, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã đến thăm các kính viễn vọng và các thiết bị của đài quan sát thiên văn Vatican ở Castel Gandolfo. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha gửi sứ điệp đến Đại hội của TGP Công giáo Byzantine của Pittsburgh Hoa Kỳ Đức Thánh Cha Lêô XIV gửi sứ điệp đến các thành viên tham dự Đại hội lần thứ ba của Tổng Giáo Phận Công giáo Byzantine tại Pittsburgh, ở Hoa Kỳ, bày tỏ lòng biết ơn chứng tá của các vị tiền bối, những người đã xây dựng nên các cộng đoàn Byzantine sống động tại Bắc Mỹ, giữa muôn vàn thử thách và bất ổn. Đọc tất cả  

Tin Tức

Lối Nhỏ Dẫn Đến Hòa Bình - Tác giả: Bút Chì, MRP

19/01/2023 - 45

“Hòa bình” hai từ ngắn gọn nhưng để đạt được là cả một hành trình dài. Năm 2023 ngày thế giới hòa bình được diễn ra lần thứ 56 điều đó cho thấy khát khao và nỗ lực của nhân loại trong việc tìm kiếm hòa bình. 

Giữa cuộc sống đầy biến động hiện nay, chiến tranh, dịch bệnh, nạn thất nghiệp,…đặt con người vào trong bối cảnh bấp bênh, nhiều người tự hỏi đâu là giá trị thực đáng để kiếm tìm. Chính suy nghĩ đó khiến họ bắt đầu tham gia vào các công tác thiện nguyện, sống chậm hơn để “thưởng thức” chứ không “chạy đua” với cuộc sống như trước. Con người bắt đầu cùng nhau làm những công tác bác ái để sống cho những giá trị cao và sâu hơn để cảm được sự bình an, thanh thản trong tâm hồn mỗi ngày. Sự bình an mà con cái sự sáng tìm kiếm không thể mua bán hay trao đổi như những món hàng ngoài siêu thị. Sự bình an này cũng không hiện diện nơi những tâm hồn ngày ngày tính toán tranh giành quyền lợi, địa vị cho bản thân. Hơn hết sự bình an này đúng hơn là một “món quà” của Thiên Chúa dành cho con người. 

Trong quyển sách có tựa đề “sống tốt” của Đức Thánh Cha Phanxicô do Linh mục Phương Đình Toại chuyển ngữ, có đoạn viết: “Bình an trên hết là một món quà, một món quà của Thiên Chúa, nó phải được cầu khẩn bằng lời cầu nguyện không ngừng, được duy trì bằng một cuộc đối thoại kiên nhẫn và tôn trọng, được xây dựng bằng sự cộng tác cởi mở với sự thật và công lý và luôn chú ý đến những nguyện vọng chính đáng của con người và dân tộc. Hy vọng của Cha là bình an ngự trị trong tâm hồn của con người và trong các gia đình, ở nơi làm việc và nơi giải trí, trong các cộng đồng và quốc gia”. Thật vậy, lối nhỏ dẫn đến hòa bình bắt đầu từ chính cá nhân mỗi người. Quả thế, nền hòa bình trước hết chính là sự bình an trong tâm hồn của mỗi con người. Điều đó chứng tỏ để xây dựng và kiến tạo hòa bình thì mỗi cá nhân cần có sự bình an, sự bình an đích thực mà với tôi như lời Đấng thiết lập Dòng đã nói: “Hòa Bình phải khởi sự từ nội tâm mỗi người, hòa bình không đội trời chung với tội lỗi. Chỉ con người sạch tội đã dàn hòa với Thiên Chúa mới thật là con người sống trong Hòa Bình” (Bút tích, bài giảng ngày thiết lập Dòng 31/5/1969). Nhiều người tưởng như để xây dựng hòa bình cần có những cuộc đối thoại xuyên quốc gia và châu lục, cần có những cuộc đàm phán, những hội nghị lớn diễn ra. Nhưng không, hòa bình được khởi đi từ những điều bình dị, gần gũi và sâu thẳm nhất là tâm hồn mỗi người. Đây quả là một “lối nhỏ” để bắt đầu dẫn chúng ta đi tìm kiếm và có hòa bình thực sự ngay trong sự bấp bênh của cuộc sống mình. Đức Thánh Cha Phanxicô cũng khẳng định: “Bình an chỉ có thể được xây dựng nếu chúng ta bắt đầu có bình an với chính mình - bình an trong tâm hồn và với những người thân thiết, loại bỏ những trở ngại, ngăn cản chúng ta quan tâm chăm sóc cho những ai đang cần và những ai đang mang phẫn nộ trong lòng. Bình an không chỉ là không có chiến tranh. Bình an không bao giờ là kiểu “vô khuẩn” như nước cất. Không có bình an theo kiểu “ở trong phòng phẫu thuật”. Không bình an chính là trong cuộc sống: không phải là không có chiến tranh, nhưng là cuộc sống đầy ý nghĩa, được thiết lập và sống trong sự nhận ra chính mình và chia sẻ tình huynh đệ với tha nhân. Khi đó sự bình an được toát ra và được đặt vào giữa chính những hiểm nguy, nơi bị đe dọa bởi bạo lực, ích kỉ và gian ác. Bình an khi phải đối diện với sự nguy hiểm sẽ trở nên khả thi và có thể đạt được nếu coi đó là sứ mệnh mà Chúa trao” (Sống tốt – ĐTC Phanxicô chuyển ngữ Lm Phương Đình Toại). Những lời này khơi lên cho chúng ta cái nhìn mới về hòa bình, một cái nhìn đầy hy vọng và rất “khả thi” để có thể can đảm bắt đầu xây dựng, tìm kiếm và chinh phục hòa bình cho mình vì xác tín đây là một sứ mạng được Chúa trao, một bài sai cần thực hiện. Một cuộc sống có ý nghĩa và giá trị trong chính những bất ổn, bấp bênh, đau khổ là dấu chỉ của nền hòa bình bắt đầu được xây dựng.

Với tôi, một người Nữ tu mang linh đạo Dòng Nữ Vương Hòa Bình, mỗi năm đều dành ngày đầu tiên của năm dương lịch để Chầu Thánh Thể cách đặc biệt cầu nguyện cho hòa bình thế giới, mỗi ngày luôn tìm và chọn cho mình lối sống hòa bình để bản thân trở thành con người của hòa bình. Thế nhưng, trải qua năm này đến năm khác hòa bình vẫn đang là điều tôi cần chinh phục mỗi ngày cho mình và cho người khác. Đâu là con đường dẫn đến hòa bình? trong bối cảnh thế giới hôm nay nhiều con đường được xây dựng để nối tỉnh này với tỉnh kia, nước này với nước khác, đâu là lối dấn con người đến một nền hòa bình đích thực? Lời của vị Cha chung trong sứ điệp hòa bình 2023 một lần nữa được vang lên: “Không ai có thể được cứu một mình. Bắt đầu lại từ Covid 19 để cùng nhau vạch ra những con đường hòa bình”. Đó là lời mời gọi khiến tôi suy nghĩ về lối nhỏ dẫn đến hòa bình trong bối cảnh thế giới hôm nay và đời sống của mình.

Tôi nhận ra một lối nhỏ nữa dẫn đến hòa bình đã được Đức Thánh Cha đề cập trong sứ điệp hòa bình 2023 khi Ngài khẳng định, không ai được cứu một mình, chính cùng với nhau, trong tình huynh đệ và liên đới chúng ta xây dựng hòa bình và Ngài mời gọi, bắt đầu lại từ covid 19 cùng nhau tìm ra những con đường của hòa bình. Vậy phải chăng lối nhỏ ở trên đã khởi đi từ nội tâm mỗi người, nay mở ra thêm một lối nhỏ đầy liên đới là “cùng nhau”. Đức Thánh Cha đã xác nhận điều đó: “Chắc chắn, sau khi đã trực tiếp cảm nghiệm sự mong manh phân biệt thực tại của con người và cuộc sống cá nhân của chúng ta, chúng ta có thể nói rằng bài học lớn nhất mà chúng ta học được từ Covid-19 là nhận thức rằng tất cả chúng ta đều cần nhau, rằng kho báu lớn nhất của chúng ta, nhưng cũng mỏng manh nhất của chúng ta, là tình huynh đệ của con người, được thiết lập trên tư cách là các anh chị em, con cái của Chúa, và không ai có thể tự cứu mình. Từ kinh nghiệm này xuất phát một nhận thức mạnh mẽ mời gọi tất cả, các dân tộc và các quốc gia, đặt lại ở vị trí trung tâm từ ngữ “cùng nhau”. Bởi vì chính cùng với nhau, trong tình huynh đệ và liên đới, chúng ta xây dựng hòa bình, đảm bảo công lý và thoát khỏi những thảm họa lớn nhất. Chỉ có nền hòa bình phát xuất từ tình yêu thương huynh đệ và vô vị lợi mới có thể giúp chúng ta vượt qua những khủng hoảng cá nhân, xã hội và toàn cầu”. (Sứ điệp hòa bình 2023).

“Cùng nhau” một kho báu lớn nhưng cũng mỏng nhanh nhất, một lối nhỏ không hề dễ bước đi chung, bởi chúng ta đã quen với lối sống một mình hoặc có ở cạnh cũng chưa bước đi cùng nhau. Ở lối đường này chúng ta có một khuôn mẫu tuyệt hảo là Ngôi Lời Nhập Thể, Ngôi Lời là Đấng Emmanuel – Thiên Chúa “ở cùng” chúng ta. Thiên Chúa từ trời cao đã đến “ở cùng” để cùng bước đi với nhân loại, chung chia kiếp sống với thân phận phàm nhân. Công trình nhập thể và nhập thế của Con Thiên Chúa là hành trình Thiên Chúa cùng đi với con người. Ngôi Lời là Đấng Hòa Bình đến trao ban bình an nay lại cùng con người chinh phục an bình khởi từ tâm hồn mỗi người. Điều đó thật kì diệu mà với suy nghĩ đầy tính toán của tư tưởng thực dụng thật không sao hiểu được nhưng với tình yêu, tình yêu mà Thiên Chúa đã sống và trao ban thì hành trình Thiên Chúa cùng bước với con người ngay cả trong đau khổ, thất vọng là điều đã và đang diễn ra hàng ngày khắp đó đây trên thế giới. “Cùng nhau” một lối đi hẹp nhưng mở ra con đường rộng để khơi lên niềm hy vọng cho nhân loại tìm kiếm hòa bình giữa bao xung đột, bạo động, bất an đang diễn ra trong nội tâm mỗi người và trên thế giới. 

Hòa bình là ước mơ của nhân loại nhưng không có nghĩa sẽ mãi là mơ ước hết năm này qua năm khác, thế hệ này đến thế hệ kia. Bởi lẽ, chúng ta có thể kiếm tìm, xây dựng và chinh phục hòa bình cho mình và anh chị em qua những lối nhỏ mỗi ngày. Lối nhỏ này bắt đầu từ trong tâm hồn mỗi người, lan tỏa đến gia đình, nơi làm việc, xứ đạo, đất nước tạo nên một lối đi “cùng nhau” để thiết lập một nền hòa bình thực sự giữa thế giới chúng ta đang sống. Đôi dòng suy tư xin được khép lại với ước mong như lời kết của Đức Thánh Cha trong sứ điệp hòa bình 2023: “Tôi hy vọng rằng trong Năm Mới sắp tới, chúng ta có thể bước đi cùng nhau, trân trọng những bài học mà lịch sử đã dạy cho chúng ta. Tôi xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới những Người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ, những Người đứng đầu các Tổ chức Quốc tế và những nhà lãnh đạo của các tôn giáo khác nhau. Tôi cầu chúc tất cả những người nam nữ thiện chí, như là những nghệ nhân của hòa bình, hoạt động từng ngày, để biến năm nay thành một năm tốt đẹp”
.

Bút Chì MRP


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.