CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Đức Thánh Cha Lêô XIV viếng mộ Đức cố Giáo hoàng Phanxicô Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết vào chiều thứ Bảy ngày 10/5/2025, trên đường trở về Vatican sau khi viếng Đền thánh Đức Mẹ Chỉ bảo Đàng lành ở Genazzano, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã đến Đền thờ Đức Bà Cả và cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ Salus Populi Romani và tại lăng mộ của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô XIV viếng Đền thánh Đức Mẹ Chỉ bảo đàng lành ở Genazzano Chiều thứ Bảy ngày 10/5/2025, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã viếng thăm Đền thánh Đức Mẹ Chỉ bảo đàng lành ở Genazzano, cách Roma khoảng 60 km. Ngài nói rằng ngài "rất muốn đến đây trong những ngày đầu tiên của Sứ vụ mới ... mà Giáo hội đã giao phó cho tôi". Đọc tất cả   Châm ngôn và Huy hiệu của Đức Giáo Hoàng Lêô XVI Châm ngôn "In Illo uno unum" (Trong Đấng duy nhất, chúng ta là một) là câu trích từ bài giảng của Thánh Augustinô mà Đức Giáo hoàng đã chọn làm khẩu hiệu giám mục của ngài. Trên huy hiệu, hình ảnh cuốn sách đóng, có trái tim bị mũi tên đâm xuyên qua cũng là một cách nhắc nhớ đến vị Giám mục thành Hippo. Đọc tất cả   Thánh Giá của Đức Lêô XIV có thánh tích của hai Thánh Augustinô và Monica Vào ngày được bầu chọn, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã đeo một Thánh Giá đeo ngực có thánh tích của các vị thánh có liên quan đến dòng Augustinô: thánh tích của Thánh Augustinô và Thánh Monica. Đọc tất cả   Ảnh chính thức của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV Văn phòng Cử hành Phụng vụ Giáo Hoàng đã công bố bức ảnh chính thức của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV, kèm theo chữ ký của ngài và ngày ngài được bầu chọn. Như thường lệ, hình ảnh này sẽ được gửi đến tất cả các văn phòng và cơ quan của Tòa Thánh. Đọc tất cả   Giáo hội Ấn Độ và Pakistan cầu nguyện cho hoà bình Các Giám mục Ấn Độ và Pakistan cùng lên tiếng kêu gọi các tín hữu cầu nguyện cho hoà bình, khẳng định rằng chiến tranh luôn là một thất bại và không phục vụ cho bất kỳ ai. Mọi vấn đề, ngay cả giữa các quốc gia, đều có thể được giải quyết, không cần bạo lực. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô XIV gặp gỡ Hồng y đoàn Sáng thứ Bảy, ngày 10/5/2025, trong cuộc gặp gỡ với Hồng y đoàn, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã nhấn mạnh rằng ngài tiếp tục con đường mà Giáo hội hoàn vũ đã thực hiện trong nhiều thập kỷ sau Công đồng Vatican II, và giải thích tại sao lấy tên Lêô XIV. Đọc tất cả   Các lãnh đạo các Giáo hội Kitô trên thế giới chào mừng Đức Thanh Cha Lêô XIV Sau khi Đức Hồng y Robert Francis Prevost được bầu chọn làm Giáo hoàng, nhiều vị lãnh đạo của các cộng đồng Anh giáo, Chính Thống giáo và Tin Lành trên thế giới đã gửi thông điệp và tuyên bố nhấn mạnh cam kết chung về sự hiệp nhất, hòa bình và chứng tá hợp tác theo tinh thần đối thoại. Đọc tất cả   Các tu sĩ Dòng Augustinô: Đức Lêô XIV là một món quà cho toàn thế giới Mặc dù hết sức ngạc nhiên khi đón nhận tin Đức Hồng y Robert Francis Prevost, một người anh em cùng dòng được bầu chọn làm Giáo hoàng, các tu sĩ Dòng Augustinô cũng nhận định rằng Đức tân Giáo hoàng là một món quà cho toàn thể Giáo hội. Đọc tất cả   ĐTC Lêô XIV tạm thời xác nhận các vị trí lãnh đạo và các thành viên của Giáo triều Roma Đức Thánh Cha Lêô XIV bày tỏ mong muốn "dành một khoảng thời gian nhất định để suy tư, cầu nguyện và đối thoại, trước khi đề cử hoặc xác nhận chính thức" các lãnh đạo và các thành viên của các cơ quan Giáo triều Roma. Đọc tất cả  

Tin Tức

Lặng Bước Cùng Giêsu - Tác giả: Bút Chì, MRP

07/04/2023 - 29

Tam Nhật Thánh năm 2023 có gì khác so với những năm trước? Đây là câu hỏi lớn tôi đặt ra cho chính mình khi bước vào Tuần Thánh. Phải chăng là những cử hành phụng vụ đặc biệt, “rầm rộ” hơn so với vài năm trước đây vì đại dịch Covid 19. Có hơn chăng là số người tham dự phụng vụ tại giáo xứ đông hơn, không phải lo lắng việc cách ly, đeo khẩu trang? Hay với tôi, có phần khác hơn, mùa chay năm nay tôi được tham dự các nghi thức tại một giáo xứ lớn với hơn 12 ngàn giáo dân. Có điều gì khác và đặc biệt hơn nữa chăng? Vâng, Tam Nhật Thánh năm nay tôi được cùng Chúa Giêsu trải nghiệm trên một con đường mới, bước đi trên con đường Thinh Lặng. Nhìn đoàn người đông nghẹt di chuyển trên đường với một từ rất quen “kẹt xe”, với tiếng “rền rền” của động cơ xe máy, ô tô luôn ù ù bên tai, tôi ngẫm suy về cái “lặng” của khung cảnh Tam Nhật Thánh. Tôi tự hỏi, giữa muôn tiếng ồn ào, náo nhiệt, tấp nập, xô bồ thế này, lòng tôi có chỗ nào “lặng, bước cùng Giêsu” trong hành trình thập giá chất ngất yêu thương của Ngài?
 

 
Tôi đã lặng, bước cùng Giêsu trong cái lặng của Bữa Tiệc Ly với Thầy trò Giêsu (Ga13, 1-15). Bữa tiệc hôm nay sao ngậm ngùi quá, rượu quý, bánh ngon mà sao cả thầy và trò chỉ nhìn nhau thay bao lời muốn nói. Trong sự thinh lặng ấy, Đức Giêsu đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra và lấy khăn mà thắt lưng. Rồi Người đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ (x. Ga 13, 4-5). Trong cái lặng ấy, Đức Giêsu tiên báo người môn đệ sẽ bán mình, người môn đệ sẽ chối mình và các môn đệ khác bỏ trốn,… Chúa Giêsu hiến thân vì con người, nhưng con người lại quá so đo tính toán khi hiến thân cho Chúa.  Và cái lặng ấy cho tôi thấy chính mình. Tôi đã bao lần lặng lẽ nhìn người này người kia làm việc bác ái, và cũng chỉ lặng nhìn những thế lực sự dữ đang diễn ra hàng ngày để bận tâm với bao cái gọi là “việc riêng của mình”, thế rồi khoảng lặng cũng qua đi và tôi chạy theo vòng xoáy náo nhiệt của thời đại. 
 

 
Tôi lặng, bước cùng Giêsu đến Vườn Dầu. Thầy trò chìm sâu trong cái lặng của khung cảnh Vườn Dầu: các môn đệ ngủ mê mệt, Thầy Giêsu cầu nguyện. Cái lặng của Vườn Dầu cho tôi chiêm ngắm hình ảnh một Thiên Chúa làm người thật sống động. “Người quỳ gối cầu nguyện: Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cho con khỏi uống chén này. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con mà xin theo ý Cha.” (Lc 22,42) Cuộc chiến đấu giữa sống và chết giữa ý riêng và ý Cha, cái lặng của khung cảnh và không gian bên ngoài lại càng làm chúng ta lặng để nghe rõ hơn những cuộc chiến đấu nội tâm đang giày xéo tâm hồn chúng ta. Có những khoảnh khắc của đêm Vườn Dầu vẫn diễn ra mỗi ngày, nhưng đôi lúc những tiếng “rền rền” của xe cộ ngoài kia, khiến Cuộc sống có quá nhiều ồn ào khiến chúng ta nghe được tiếng nói và nhận ra được sự hiện diện của Chúa. Rất nhiều lúc chúng ta không đủ lặng để bước vào cuộc chiến đấu phân định, mà chỉ đủ thời gian “ngay” và “luôn” quyết định làm theo ý mình. Chính điều đó làm cho Thiên Chúa dường như bị che khuất, ẩn mình và dần vắng bóng trong cuộc sống của chúng ta. 
 

 
Ra khỏi Vườn Dầu, tôi lặng, bước theo Giêsu trên hành trình khổ giá. Con đường lên Canvê hôm ấy sao dài và dốc cao đến thế. Tiếng xiềng xích, đánh đập của roi đòn, lời mắng nhiếc, phỉ nhổ có vẻ làm phá tan cái tĩnh lặng vốn có của ngày thứ sáu lịch sử. Cũng như tiếng động cơ, còi xe, công việc… làm phá đi khoảng lặng cần có trong chúng ta khi bước vào những ngày thánh. Thế nhưng, với Con Thiên Chúa làm người, sự tủi nhục, đau đớn ấy càng làm cho khoảng lặng nơi Ngài lớn hơn, Ngài có thể thốt lên: Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm (x. Lc 23, 34). Chính trong cái lặng của Thiên Chúa mà tình yêu hiến tế, tình yêu đến cùng chạm vào từng tâm hồn chúng ta - những tội nhân đang ngóng chờ lòng thương xót. Chính trong khoảng lặng ấy mà chương trình cứu độ của Thiên Chúa tiếp tục hoàn thành với một sức sống mãnh liệt và đem lại sự giải thoát cho chúng ta. 
 



 
Sau giây phút cùng Chúa tại đồi Gôngôtha, tôi lặng chiêm ngắm Giêsu trong mộ đá. Khoảng lặng của ngày thứ bảy lịch sử làm cho người ta có cảm giác vắng bóng Thiên Chúa trên mặt đất này. Có vẻ Thiên Chúa đã thất bại trước sự cứng lòng và phản bội của con người. Dường như Thiên Chúa đành “bó tay, bó thân” chôn mình vào lòng đất trước thế lực của sự dữ. Thưa không, sự thinh lặng của ngày Thứ Bảy Tuần Thánh lại là tiếng nói mạnh mẽ nhất của mầu nhiệm tự hủy của Con Thiên Chúa làm người. Mầu nhiệm ấy sẽ được vén mở và vươn lên sức sống mới để đem lại hy vọng cho nhân loại. Lặng mình trước ngôi mộ của Giêsu, tôi nghe Chúa nói rằng: Ngài yêu thương tôi. Chúa mời gọi tôi mai táng vào lúc đó tất cả mọi thứ sôi sục ồn ào của cuộc sống, và để cùng với Ngài phục sinh trong cuộc sống mới. Thinh lặng chiêm ngắm ngôi mộ Chúa, tôi nghe được tiếng thì thầm của Chúa: hạt giống rơi xuống đất, có thối đi thì mới nẩy mầm và sinh hoa kết trái. Ðau khổ thử thách hôm nay như hạt giống cần được vãi gieo để được trổ sinh những bông lúa chín vàng, chan chứa niềm vui phục sinh.
 
Lặng, bước cùng, sống với và ở bên Giêsu trong Những Ngày Thánh này thật là một cơ hội và một khoảng thời gian đẹp để chiêm ngắm, cảm nếm, suy sâu, hiểu thấu một mầu nhiệm tình yêu, một mối tình giữa Thiên Chúa – con người, giữa Thiên Chúa và chính tôi để chúng ta tìm về với Chúa và với lòng mình sau bao bộn bề, bận rộn trong nhịp sống thường ngày. Vậy, ngay lúc này còn chần chờ gì nữa mà sao chúng ta không tạm gác lại tất cả để “lặng, bước cùng Giêsu”. 
 

 
Xin mượn lời cầu nguyện của Mẹ Têrêsa Calcutta thay cho lời kết và cũng là lời nguyện ước cho chính tôi và tất cả mọi người: “Lạy Thiên Chúa là Đấng yêu thích sự thinh lặng. Xin dạy chúng con thinh lặng, để ở một mình với Ngài, trò chuyện, lắng nghe, và thấm nhuần Lời hằng sống. Xin dạy chúng con thinh lặng nơi con mắt, biết nhắm lại trước những vấp váp của tha nhân, biết quay đi trước những dịp tội gây xao xuyến. Xin dạy chúng con thinh lặng nơi đôi tai, để nghe được tiếng kêu cứu của người nghèo, và chối từ những mời mọc của quỷ ma. Xin dạy chúng con thinh lặng nơi miệng lưỡi, để biết ca tụng Chúa luôn, và đem lại an vui cho muôn người, tránh mọi lời nói gây đớn đau đổ vỡ. Xin dạy chúng con thinh lặng nơi trí khôn, để mở ra trước sự thật, và khép lại trước dối trá. Cuối cùng, xin dạy chúng con thinh lặng nơi quả tim, để tránh xa mọi ích kỷ, oán thù, ghen ghét, hầu mến yêu và ao ước Thiên Chúa trên mọi sự. Amen”.(Mẹ Têrêsa Calcutta).

Bút Chì, MRP


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.