CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Giám mục Cartagena của Tây Ban Nha kêu gọi không dùng bạo lực chống người nhập cư Trước các cuộc đụng độ giữa các nhóm cực hữu và các nhóm thanh niên gốc Maghreb ở Bắc Phi, vào những ngày cuối tuần qua, Đức cha José Manuel Lorca Planes, Giám mục Cartagena kêu gọi người dân Torre Pacheco tiếp tục sống như những Kitô hữu, “tránh mọi hành vi cực đoan”, và làm chứng cho hòa bình, tình yêu và sự tha thứ. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô và sự hồn nhiên của một em bé qua một cái ôm bất ngờ Trong bản Tin nội bộ của Tỉnh Dòng Augustinô Ý, cha Bruno Silvestrini phụ trách Phòng thánh của Giáo hoàng, kể lại một khoảnh khắc đầy trìu mến mà ngài đã chứng kiến vào tháng Sáu vừa qua tại Dinh Tông Tòa: Trong một buổi tiếp kiến riêng với một gia đình, một em bé - thành viên của gia đình - đã chạy đến phía Đức Thánh Cha. Và ngài đã cúi mình xuống để ôm em vào lòng trong một cái ôm trìu mến. Đọc tất cả   TGM Jacques Mourad: Chúa Giêsu muốn Giáo hội tiếp tục ở lại Syria Đức Tổng Giám Mục Jacques Mourad của Homs, Hama và Dabek, ở Syria nói với hàng tin Fides của Bộ Loan báo Tin Mừng rằng, mặc dù tình hình bi thảm, nhưng Giáo hội vẫn tiếp tục ở lại với người dân Syria, vì đây là ý muốn của Chúa Giêsu. Đọc tất cả   Khủng hoảng nhân đạo tại Gaza: Caritas Giêrusalem kêu gọi ngừng bắn và hành động khẩn cấp Ngày 14/7, Caritas Giêrusalem và UNICEF đồng loạt cảnh báo về mức độ tàn phá chưa từng có tại Dải Gaza, nơi mạng sống con người đang bị đe dọa từng ngày. Các tổ chức Công giáo và nhân đạo tiếp tục lên tiếng vì phẩm giá con người và tính thánh thiêng của sự sống. Đọc tất cả   Kinh Truyền Tin (13/7): Khát vọng sống đời đời của con người Sau khi dâng Thánh Lễ tại nhà thờ thánh Tôma, Đức Thánh Cha đã ra quảng trường Tự do ở Castel Gandolfo, nơi ngài nghỉ hè, để chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu hiện diện tại quảng trường. Đọc tất cả   ĐTC Lêô dâng Thánh Lễ tại Castel Gandolfo: Hãy đi và cũng hãy làm như vậy Sáng Chúa Nhật ngày 13/07, Đức Thánh Cha Lêô đã dâng Thánh Lễ tại Giáo xứ thánh Tôma ở Castel Gandolfo, nơi ngài đang nghỉ hè trong tháng 7. Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có Đức Hồng Y Michael Czerny, Tổng trưởng bộ Phục vụ Phát triển con người toàn diện và Đức cha Vincenzo Viva, giám mục của Albano, và một số linh mục của giáo phận. Đọc tất cả   Châu Âu được kêu gọi đưa ra kế hoạch chống lại chủ nghĩa bài Kitô giáo Hiệp hội "Đài quan sát Tự do Tôn giáo và Lương tâm" đang kêu gọi Liên minh Châu Âu lập một kế hoạch chống lại chủ nghĩa bài Kitô giáo, như các kế hoạch chống chủ nghĩa bài Do Thái và bài Hồi giáo đã có hiệu lực ở Châu Âu. Đọc tất cả   Thêm một nhà thờ Kitô giáo cổ ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ bị chuyển thành đền thờ Hồi giáo Nghị sĩ Kitô giáo của phong trào Dân chủ người Kurd George Aslan đã đưa ra cảnh báo rằng giống như hai đền thờ Hagia Sophia và Chora, từng là đền thờ Kitô giáo bị chuyển thành bảo tàng và hiện tại là các đền thờ Hồi giáo, nhà thờ chính tòa Ani, một nhà thờ cổ của người Armenia, được xây dựng từ thế kỷ 10 tại tỉnh Kars, gần biên giới Armenia, cũng có nguy cơ chịu chung số phận. Đọc tất cả   Sổ tay thông tin cần thiết cho Ngày Năm Thánh Giới trẻ Vatican đã cho công bố "sổ tay" tổng quát trực tuyến cho các bạn trẻ hành hương tham dự Ngày Năm Thánh Giới trẻ, được tổ chức tại Roma từ ngày 28/7 đến ngày 3/8/2025. Sổ tay bao gồm mọi thông tin cần thiết cho sự kiện, từ chương trình đến ứng dụng, từ bộ dụng cụ đến "Julia", trợ lý ảo giải thích cách di chuyển trong thành phố. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha mời gọi các tu sĩ tham gia cuộc phiêu lưu "theo sát Chúa Kitô" Sáng thứ Bảy ngày 12/7/2025, tại Dinh thự Giáo hoàng ở Castel Gandolfo, Đức Thánh Cha Lêô đã tiếp các tu sĩ tham dự các tổng tu nghị của Hội Giáo hoàng Truyền giáo Hải ngoại, thường được gọi tắt là PIME; và các dòng nữ: Maestre Pie Filippini, Maestre Pie Venerini, Nữ tử của Giáo hội, Salêdiêng Hiến sĩ Thánh Tâm, Phanxicô Thiên thần nhỏ, Hiến sĩ Chúa Giêsu và Mẹ Maria và Nữ tử Đức Maria, còn gọi là Scolopie. Ngài cảm ơn công việc và sự hiện diện trung thành của họ ở nhiều nơi trên thế giới. Đọc tất cả  

Tin Tức

Hiệp sống Tin Mừng: Chúa nhật 33 TN C - Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ

14/11/2022 - 170


2 Sm 5,1-3; Cl 1,12-20; Lc 23,35-43
ĐỨC GIÊ-SU THIÊN SAI VUA VŨ TRỤ

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Lc 23,35-43


(35) Dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời chế nhạo: “Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa, là người được tuyển chọn”. (36) Lính tráng cũng chế giễu Người. Chúng lại gần, đưa giấm cho Người uống, (37) và nói: “Nếu ông là Vua dân Do thái, thì cứu lấy mình đi! (38) Phía trên đầu Người có bản án viết: “Đây là Vua người Do thái”. (39) Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: “Ông không phải là Đấng Ki-tô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!”. (40) Nhưng tên kia mắng nó: “Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà có Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! (41) Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái!”. (42) Rồi anh ta thưa với Đức Giê-su: “Ông Giê-su ơi! Khi vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!” (43) Và Người nói với anh ta: “Tôi bảo thật anh: Hôm nay anh sẽ được ở với tôi trên Thiên đàng”.

2. Ý CHÍNH:

Tin mừng hôm nay cho thấy Đức Giê-su trên thánh giá như một ông Vua ngự trên ngai vàng. Hầu hết những kẻ hiện diện do đã quen hình ảnh một ông vua trần tục nên không nhận ra Đức Giê-su là ông Vua Mê-si-am nên có thái độ khác nhau: Dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời chế nhạo… Lính tráng cũng chế giễu Người. Hai tên gian phi thì một kẻ nhục mạ Người, còn kẻ tin Chúa thì bênh vực và cầu xin Người thương xót nên đã trở thành người đầu tiên nhận được ơn cứu độ của Người.

3. CHÚ THÍCH:

- C 35-38: + Dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời chế nhạo: Khi đối diện với thập giá của Đức Giê-su, dân chúng ngỡ ngàng đứng nhìn hậu quả của việc mình đã về hùa với kẻ mạnh mà lên án bất công cho người công chính. Còn các đầu mục Do thái thì hả hê vì đã hạ gục được một kẻ dám chống lại họ.
+ Là Đấng Ki-tô: Ki-tô (Christos) là tiếng Hy Lạp, tương đương với từ Mê-si-a trong tiếng A-ram hay Do thái. Cả hai từ Mê-si-a và Ki-tô đều có nghĩa là “Đấng Được Xức Dầu”. Xức dầu là một nghi thức tấn phong, giống như Sa-mu-en đã xức dầu phong Đa-vít làm Vua (x. 1 Sm 16,13) ; như Mô-sê đã xức dầu phong A-a-ron làm Tư tế (x. 1 V 19,16) ; như Ê-li-a được lệnh xức dầu phong Ê-li-sê làm Ngôn sứ thay thế mình (x. 1 V 19,16; Is 61,1).
+ Là người được tuyển chọn: Đây là tước hiệu đã được Chúa Cha xác nhận trước mặt ba môn đệ khi Người hiển dung (x. Lc 9,35), phù hợp với lời tuyên sấm của I-sai-a về Đức Giê-su là “người Tôi Trung, được Thiên Chúa tuyển chọn” để thực hiện công trình cứu độ, nhưng lại bị người đời khinh dể (x. Is 42,1).
+ Lính tráng cũng chế giễu Người: Lính tráng ở đây là binh sĩ Rô-ma. Chúng thi hành án lệnh của quan Tổng trấn Phi-la-tô đóng đinh Đức Giê-su. Bọn lính này cũng vào hùa với các đầu mục Do thái chế giễu nhục mạ Người.
+ Chúng lại gần đưa giấm cho Người uống: Giấm là một thứ nước có pha giấm chua gọi là Pos-ca mà lính Rô-ma hay dùng.
+ Đây là Vua người Do thái: Câu này do quan Phi-la-tô truyền viết gắn lên phía trên thập giá như một bản án. Ngày nay trên cây Thánh Giá, có chữ INRI, viết tắt của câu tiếng La tinh: “JESUS NAZARETH REX JUDEORUM” - Giê-su Na-da-rét Vua dân Do thái (x. Ga 19,19).

- C 39-41: + “Ông không phải là Đấng Ki-tô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!”: Tên gian phi này đã nghĩ Đức Giê-su chỉ là Vua Thiên Sai giả, không thể làm được những điều kỳ diệu, nên đã lên tiếng chế giễu Người. Đây cũng là cơn cám dỗ cuối cùng của Chúa, yêu cầu Người làm phép lạ phục vụ cho mình, giống như ma quỷ đã cám dỗ Người khi bắt đầu đi rao giảng Tin mừng: “Nếu ông là Con Thiên Chúa thì hãy”... (Lc 4,3). Dân làng Na-da-rét cũng có lần đã cám dỗ Người như thế (x. Lc 4,23).
+ Nhưng tên kia mắng nó...: Chỉ Tin mừng Lu-ca mới nhắc đến thái độ khác biệt của người gian phi có lòng sám hối này.

- C 42-43: + Ông Giê-su ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!: Trong hoàn cảnh đau thương như vậy thì lời bênh vực và kêu xin của người gian phi, dù yếu ớt, nhưng cũng an ủi Người rất nhiều. Người đã lập tức tha tội và hứa ban hạnh phúc Thiên đàng cho anh. Thật đúng như Người đã nói: “Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất” (Lc 19,10).
+ “Hôm nay anh sẽ được ở với tôi trên Thiên đàng”: Đối với một số người Do thái thì Thiên Đàng là nơi những người công chính ở, chờ ngày sống lại (x. Lc 16,22-31). Còn đối với chúng ta thì Thiên Đàng là “Trời cao” như lời thánh Phao-lô: “Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giê-su Ki-tô từ trời đến cứu chúng ta” (Pl 3,20). Thiên Đàng còn là “Trời Mới, Đất Mới” thay thế “trời cũ đất cũ” bị biết mất (x. Kh 21,1). Nơi đó sẽ “không có sự chết, cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa” (x. Kh 21,4).
+Thập giá”: Trước khi Chúa Giêsu chịu khổ hình thì cây thập tự được gọi là Thập tự giá, là một cái giá để hành hình tử tội mang hình chữ thập. Thập tự giá đối với những người không có niềm tin là sự ô nhục, điên rồ và ngu xuẩn (1 Cr 1,23), nhưng đới với người tín hữu lại là biểu tượng của sự hy sinh hãm mình: “Ai muốn theo tôi, hãy từ bỏ mình, vác thập giá hằng ngày mà theo !” (Lc. 9:23).
+ Thánh giá: Sau khi Chúa Giê-su phục sinh thì cây Thập giá trở thành Thánh Giá là biểu tượng của niềm tin Ki-tô. Khi dâng thánh lễ, trên bàn thờ luôn phải có cây Thánh giá.

4. CÂU HỎI:

1) Tin mừng Lu-ca ghi nhận thế nào về thái độ của dân chúng, các đầu mục Do thái, lính canh, hai tên gian phi khi chứng kiến thập giá của Đức Giê-su? 2) Ki-tô hay Mê-si-a nghĩa là “Đấng Được Xức Dầu”. Trong Thánh kinh, ba chức vụ nào được xức dầu tấn phong?

3) Chữ INRI gắn phía trên cây Thánh Giá nghĩa là gì?

4) Cơn cám dỗ cuối cùng Đức Giê-su trải qua trên Thánh Giá là gì?

5) Câu nào của Đức Giê-su cho thấy Người ưu ái đặc biệt đối với tội nhân có lòng sám hối?

6) Theo Thánh kinh thì Thiên Đàng là gì?

7) Tại sao lại gọi cây thập giá Đức Giê-su chịu khổ nạn là cây Thánh Giá ?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: Phía trên đầu Người có bản án viết: “Đây là Vua người Do thái” (Lc 23,38).

2. CÂU CHUYỆN:

1) ANH KHÔNG CÒN GÌ ĐỂ CHO EM HƠN THẾ NỮA:

Gần đây, các thợ lặn đã tìm được một con tàu đã bị đắm ở ngoài khơi biển Bắc Ái nhĩ lan cách đây 400 năm. Trong số các báu vật tìm được trên con tàu này, có một chiếc nhẫn cưới của một người đàn ông. Sau khi được lau chùi sạch sẽ, trên mặt nhẫn hiện ra một hàng chữ kèm theo hình một bàn tay đang cầm một quả tim đưa ra. Người ta đọc được câu ấy như sau: “Anh không còn gì để cho em hơn thế này nữa”. Trong tất cả những báu vật tìm thấy trên con tàu, không vật nào khiến cho các tay thợ lặn cảm động bằng chiếc nhẫn với hàng chữ khắc ghi trên đó.

2) BỨC HỌA NGÀY THẨM PHÁN:

Trần thánh điện của Nhà thờ Sixtine tại Va-ti-can có một bức danh họa vĩ đại của Michel-Ange về Ngày Thẩm phán theo Tin Mừng Mat-thêu. Đây quả thật là một bức tranh vĩ đại. Họa sĩ phải để ra một năm, hằng ngày nằm trên sàn vẽ, vừa vẽ vừa suy niệm về ngày phán xét chung. Chúa Giê-su, Vua Thẩm Phán đến trong vinh quang để xét xử công tội của mỗi người. Bài Tin Mừng hôm nay, tuy nói đến cuộc quang lâm của Chúa, nhưng trước tiên nói đến số phận của mỗi người: "Ngài sẽ đến ngự trên ngai uy linh, có hết thảy mọi Thiên thần hầu cận và Ngài sẽ phân chia họ ra".

Trước mặt Ngài chỉ có những người đã sống trong Tình yêu và những người đã chối bỏ Tình yêu. Mọi người đều lộ diện rõ ràng trước Vua Thẩm Phán Tối Cao. Người sẽ phán với họ: "Quả thật, Ta bảo các ngươi: những gì các ngươi đã làm cho một trong các anh em bé mọn nhất của Ta, là các ngươi đã làm cho chính mình Ta. Và những gì các ngươi đã không làm cho một trong các anh em hèn mọn nhất của Ta, là các ngươi đã không làm cho chính mình Ta".

Đây là một cuộc xét xử về Tình yêu: Mến Chúa và yêu tha nhân. Nếu được xét xử khi ấy, chúng ta sẽ được xếp vào hàng chiên bên phải hay loài dê bên trái của Chúa?

3) PHỤC VỤ BỆNH NHÂN NGHÈO NHƯ PHỤC VỤ CHÍNH CHÚA KI-TÔ:

Hôm ấy, có một thiếu nữ Ấn-độ đến gặp Mẹ Tê-rê-xa Cal-cut-ƠN GỌI CỦA ta để tìm hiểu Hội Dòng của Mẹ. Mẹ liền nói với người thiếu nữ ấy rằng: "Con hãy qua nhà hấp hối. Ở đó, con sẽ gặp nhiều người bệnh tật bất hạnh đang nằm chờ chết. Con hãy săn sóc an ủi họ".

Thiếu nữ vừa quay lưng đi thì Mẹ Têrêxa gọi giật lại: "Nầy con, khi dâng thánh lễ, con thấy linh mục trân trọng Mình Thánh Chúa Giêsu thế nào, thì con cũng hãy trân trọng những con người bất hạnh như thế".

Nói như thế, Mẹ Têrêxa muốn dạy rằng: mỗi một con người dù bần cùng khốn khổ đến đâu cũng phải được tôn trọng như Thân Mình Chúa.

4) KÍNH TRỌNG THÂN MÌNH ĐỨC KI-TÔ NƠI NHỮNG NGƯỜI NGHÈO KHỔ:

Tại Đại hội Thánh Thể 1982 ở Lộ Đức, Đức cha Ca-ma-ra đã kể lại câu chuyện như sau:

“Có một số nông dân đến gặp tôi. Họ kể lại rằng một tên ăn trộm đã đột nhập vào nhà thờ, cậy cửa nhà tạm và lấy Mình Thánh mang đi. Hôm sau, họ đã tìm thấy Bánh Thánh nằm vương vãi trong bùn nhơ”. Nói tới đây họ òa khóc, rồi xin tôi dâng một lễ tạ ơn.

Dĩ nhiên là tôi vui lòng dâng lễ và trong buổi lễ hôm đó tôi đã nói với họ như sau:

“ Chúng ta thật mù quáng biết bao. Chúng ta đã sững sờ khi thấy Bánh Thánh nằm giữa bùn nhơ, nhưng đó lại là những hiện tượng thường xuyên xảy ra. Chúng ta cũng thường thấy Đức Ki-tô hiện diện trong những con người nghèo khổ sống trong những căn nhà ổ chuột. Đức Ki-tô hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh Thể thế nào thì Người cũng hiện diện trong những con người khốn khổ như vậy”.

Rõ ràng việc bác ái là thành tích có giá trị thưởng phạt trong ngày phán xét. Việc bác ái là chứng chỉ duy nhất để ta được nhận vào số những người được Chúa Cha chúc phúc. Làm việc đạo đức mà thiếu tâm tình bác ái thì cũng không được Chúa thừa nhận. Đức Kitô là Vua Tình Yêu và Vương quốc của Người là Vương quốc Tình Yêu, nên chỉ những ai sống yêu thương cụ thể mới gặp được Chúa và gia nhập vào Vương Quốc của Người.

3. SUY NIỆM:

1) TÌNH CHÚA TÌNH NGƯỜI:


Trong câu chuyện chiếc nhẫn tình yêu: hình chạm và dòng chữ: “Anh không còn gì để cho em hơn nữa” rất phù hợp với ý nghĩa của Thánh lễ Chúa Giê-su Vua hôm nay. Bởi vì trên thập giá, Đức Giê-su đã cho chúng ta mọi sự Người có là tình yêu và mạng sống của Người. Người đã chứng tỏ tình yêu tột cùng với chúng ta khi nói với các môn đệ: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu mình” (Ga 15,13).

2) ĐỨC GIÊ-SU LÀ VUA THIÊN SAI:

Chúng ta thường nghe nói rằng: Sư tử là vua vì là con vật mạnh mẽ nhất trong muôn loài thú. Ta cũng thấy người ta gọi người này là ông vua dầu lửa, người kia là ông vua thép, người khác là ông vua nhạc Rốc... Đó là những nhân vật tài giỏi nhất, làm bá chủ về một lãnh vực nào đó. Tương tự như thế, Đức Giê-su được gọi là “Vua”, vì Ngài là một con người hoàn hảo nhất, cao thượng nhất và quyền năng nhất. Thánh Phao-lô đã viết: “Nhờ đã hạ mình vâng lời chịu chết, một cái chết thập giá, mà Người đã được Thiên Chúa siêu tôn và ban một Danh trổi vượt trên muôn ngàn Danh hiệu. Để khi nghe danh Giê-su mọi loài trên trời dưới đất đều phải quỳ lạy và mọi miệng lưỡi đều phải tuyên xưng: Đức Giê-su Ki-tô là Chúa để tôn vinh Chúa Cha” (x. Pl 2,8-9).

3) GIÊ-SU NA-DA-RÉT VUA DÂN DO THÁI:

Bài Tin mừng hôm nay đưa chúng ta về với hình ảnh Đức Giê-su trên cây thập tự với bản án trên đầu: “Giê-su Na-da-rét Vua dân Do thái”.

Nhưng tước hiệu Vua của Đức Giê-su không giống các ông vua trần thế :

Đức Giê-su là VUA THIÊN SAI: Vương miện của Người là vòng gai nhọn cuốn trên đầu, cẩm bào Người khoác là sự trần trụi ô nhục. Không có những lời tung hô vạn tuế, mà chỉ có những lời nhạo báng khinh chê.

Đức Giê-su là VUA HÒA BÌNH ngồi trên lưng con lừa hiền lành thay vì ngựa chiến để khải hoàn vào thành thánh Giê-ru-sa-lem.

Đức Giê-su là VUA MỤC TỬ, chăm lo cho đoàn chiên được sống và sống dồi dào, sẵn sàng thí mạng để bảo vệ đoàn chiên khỏi bị sói rừng giết hại.

ĐỨC GIÊ-SU là VUA TÌNH YÊU, chịu lưỡi đòng đâm thâu cạnh sườn để máu và nước chảy ra thanh tẩy tội lỗi và ban ơn cứu độ cho trần gian. Chỉ Người mới xứng đáng nói với chúng ta câu khắc trên nhẫn vàng trong câu chuyện trên: “THẦY KHÔNG CÒN GÌ ĐỂ TRAO CHO ANH EM HƠN THẾ NỮA”.

4) TÔN VINH VUA GIÊ-SU: 

Giữa công trường Thánh Phê-rô ở Rô-ma có một ngọn tháp cao chót vót gắn một cây Thánh giá vươn lên giữa trời xanh. Ngọn tháp này có từ đời Hoàng đế Ca-li-gu-la, được đưa về dựng giữa công trường năm 1586. Trên ngọn tháp có khắc ba câu tôn vinh Chúa Ki-tô là Vua như sau:

Christus vincit: Chúa Ki-tô toàn thắng.

Christus regnat: Chúa Ki-tô hiển trị.

Christus imperat: Chúa Ki-tô thống lĩnh.

Ngày hôm nay, Hội Thánh cũng tôn vinh Chúa Giêsu là Vua vào Chúa Nhật cuối cùng của Năm Phụng vụ, để tuyên xưng đức tin: Chúa Giê-su chính là An-pha (Khởi đầu) và là Ô-mê-ga (Cùng đích) của nhân loại và toàn thể vũ trụ.

5) CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ?:

Đức Giê-su không muốn chúng ta tin Người vì đã được thấy phép lạ. Người muốn chúng ta tin nhờ được gặp gỡ và lắng nghe Lời Người, được nhìn thấy các việc tốt đẹp Người làm. Từ đó cảm nhận được tình yêu của Người và dứt khoát chọn đi theo Người. Các bà mẹ trong gia đình cần học theo gương của một bà mẹ có lòng đạo đức, đã chỉ vào cây Thánh Giá mà khuyên đứa con nhỏ như sau: “Con ơi! Hãy nhìn xem cho kỹ. Chính Chúa Giê-su đã chết đau thương trên cây thánh giá để đền tội thay cho con đó”. Mỗi lần nhìn lên Thánh Giá, chúng ta cần có thái độ nào?

Đứng nhìn như dân chúng,

Chế nhạo như những kẻ đầu mục Do thái,

Hay xin Chúa tha tội như tên gian phi có lòng sám hối ăn năn và đức tin chân thành?

4. THẢO LUẬN:

1) Bạn có đồng ý câu: “Yêu thương là cho đi. Cho nhiều là dấu yêu thương nhiều. Cho cả mạng sống của mình là dấu chứng tỏ tình yêu tột đỉnh”?
2) Trong những ngày này bạn sẽ cho người thân những gì để biểu lộ tình yêu của bạn?

5. NGUYỆN CẦU

LẠY CHÚA GIÊ-SU VUA VŨ TRỤ.

Nếu chúng con chỉ nhìn Chúa vác thập giá và tuyên xưng Chúa là Vua thì chưa đủ.

Nếu chúng con chỉ ca ngợi Chúa trong thánh lễ hôm nay mà thôi thì cũng chưa đủ.

Chúng con còn phải yêu mến và sống chết cho Chúa, phải chu toàn bổn phận làm cho Vương quốc của Chúa mau trị đến.

Xin cho chúng con biết luôn quên mình và chấp nhận vác thập giá là những bệnh tật, những con người trái tính trái nết sống chung quanh, là những tai nạn rủi ro chúng con gặp phải trong cuộc sống... mà bước theo chân Chúa.

Nhờ đó, hy vọng chúng con sẽ trở nên những môn đệ trung tín và khôn ngoan của Chúa, sẽ được Chúa nói trong giờ chết: “Ta bảo thật, hôm nay, con sẽ được ở với Ta trên Thiên đàng”.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.