CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Huấn quyền truyền giáo của Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô Ngay từ những tháng đầu tiên của triều Giáo hoàng, Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô đã trao cho Giáo hội một huấn quyền về tình yêu Tin Mừng và khích lệ một “Giáo hội đi ra”, tái khám phá lòng can đảm để làm chứng cho niềm vui đến từ tình yêu Chúa và tha nhân. Đọc tất cả   Một số điều liên quan đến Mật nghị Hồng y (conclave) Đọc tất cả   Sau 3 lần bỏ phiếu, các Hồng y vẫn chưa bầu chọn được Giáo hoàng mới Vào lúc 11:51 trưa ngày 8/5/2025, một luồng khói đen lại bốc lên từ ống khói trên mái Nhà nguyện Sistine. Giáo hội vẫn chưa có vị Giáo hoàng thứ 267. Đọc tất cả   Đền thánh Đức Mẹ Fatima cầu nguyện cho Mật nghị và sẵn sàng đổ chuông mừng Giáo hoàng mới Cha Carlos Manuel Pedrosa Cabecinhas, Giám đốc Đền thánh Đức Mẹ Fatima, cho biết trong những ngày này, trong mỗi Thánh lễ tại Đền thánh đều có ý cầu nguyện xin “Chúa Thánh Thần soi sáng và hướng dẫn các Hồng y cử tri”. Cha nói thêm: “Như chúng tôi đã rung chuông báo tử khi Đức Giáo hoàng Phanxicô qua đời, chúng tôi cũng sẽ rung chuông vui mừng khi nhận được tin về cuộc bầu cử Đức Giáo hoàng mới”. Đọc tất cả   Ý nghĩa lễ phục của tân Giáo hoàng trong lần xuất hiện đầu tiên Khi xuất hiện lần đầu tiên tại ban công chính Đền thờ Thánh Phêrô để chào dân chúng và ban phép lành "Urbi et Orbi", tân Giáo hoàng sẽ mặc lễ phục với chiếc mũ sọ trắng, áo dòng trắng, đai thắt lưng trắng, áo choàng vai trắng, áo choàng vai đỏ, Thánh Giá đeo trước ngực, nhẫn ngư phủ, vv. Tất cả những lễ phục này đều có ý nghĩa thiêng liêng. Đọc tất cả   Trực tiếp theo dõi Mật nghị qua ống khói nhà nguyện Sistine Đọc tất cả   Lần bỏ phiếu đầu tiên: khói đen - các Hồng y chưa bầu được Giáo hoàng Lúc 9 giờ tối ngày 7/5/2025, khói đen từ ống khói trên mái Nhà nguyện Sistine bay lên, báo hiệu 133 Hồng y vẫn chưa bầu được Giáo hoàng sau lần bỏ phiếu đầu tiên. Đọc tất cả   Các tín hữu Thái Lan và Philippines cầu nguyện cho Mật nghị Hội đồng Giám mục Thái Lan cũng như các Giám mục Philippines kêu gọi các giáo xứ, dòng tu và tín hữu trên toàn quốc hiệp nhất trong lời cầu nguyện và hy vọng khi Giáo hội bước vào tiến trình thiêng liêng bầu chọn một Giáo hoàng mới. Đọc tất cả   Hàng ngàn tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô chờ đợi làn khói đầu tiên Chiều thứ Tư ngày 7/5/2025, khi Mật nghị Hồng y bầu Giáo hoàng mới bắt đầu, hàng ngàn tín hữu đã chờ đợi ở Quảng trường Thánh Phêrô với ánh mắt hướng về phía ống khói của Nhà nguyện Sistine để chờ đợi luồng khói đầu tiên báo kết quả của lần bỏ phiếu đầu tiên. Đọc tất cả   Bắt đầu Mật nghị bầu vị Giáo hoàng thứ 267 của Giáo hội Chiều ngày 7/5/2025, 133 Hồng y cử tri từ Nhà nguyện Paolina đã tiến vào Nhà nguyện Sistine, sau đó đặt tay trên Phúc Âm và tuyên thệ. Sau khi Trưởng ban nghi lễ phụng vụ Giáo hoàng, Tổng giám mục Ravelli, tuyên bố "Extra omnes", chỉ còn các Hồng y cử tri ở lại nghe bài suy niệm của Đức Hồng y Cantalamessa và sau đó bắt đầu bỏ phiếu lần thứ nhất bầu chọn Giáo hoàng mới. Đọc tất cả  

Suy Niệm Lời Chúa

Giương cao Con Người lên (05.4.2022 – Thứ Ba Tuần 5 Mùa Chay)

04/04/2022 - 98
Lời Chúa: Ga 8, 21-30
Khi ấy, Đức Giêsu nói với những người Biệt phái rằng: “Tôi ra đi, các ông sẽ tìm tôi, và các ông sẽ mang tội mình mà chết. Nơi tôi đi, các ông không thể đến được.” Người Do thái mới nói: “Ông ấy sẽ tự tử hay sao mà lại nói: ‘Nơi tôi đi, các ông không thể đến được’?” Người bảo họ: “Các ông bởi hạ giới; còn tôi, tôi bởi thượng giới. Các ông thuộc về thế gian này; còn tôi, tôi không thuộc về thế gian này. Tôi đã nói với các ông là các ông sẽ mang tội lỗi mình mà chết. Thật vậy, nếu các ông không tin là Tôi Hằng Hữu, các ông sẽ mang tội lỗi mình mà chết.” Họ liền hỏi Người: “Ông là ai?” Đức Giêsu đáp: “Hoàn toàn đúng như tôi vừa nói với các ông đó. Tôi còn có nhiều điều phải nói và xét đoán về các ông. Nhưng Đấng đã sai tôi là Đấng chân thật; còn tôi, tôi nói lại cho thế gian những điều tôi đã nghe Người nói.” Họ không hiểu là Đức Giêsu nói với họ về Chúa Cha. Người bảo họ: “Khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ các ông sẽ biết là Tôi Hằng Hữu, và biết tôi không tự mình làm bất cứ điều gì, nhưng Chúa Cha đã dạy tôi thế nào, thì tôi nói như vậy. Đấng đã sai tôi vẫn ở với tôi; Người không để tôi cô độc, vì tôi hằng làm những điều đẹp ý Người.” Khi Đức Giêsu nói thế, thì có nhiều kẻ tin vào Người.
Suy nim:
“Khi các ông giương cao Con Người lên…” (c. 28).
Đó là cách diễn tả về cái chết của Đức Giêsu trong Tin Mừng Gioan.
Cái chết trên thập giá đúng là một sự giương cao nhục nhã, đau đớn.
Đức Giêsu bị treo lên cây gỗ như một kẻ bị Thiên Chúa nguyền rủa.
Những kẻ giương cao Ngài lên là các ông, các nhà lãnh đạo Do-thái.
Họ đã giết Đức Giêsu vì nhiều lý do.
Lý do lớn nhất là vì Ngài đã dám sống trọn vẹn cho Cha và cho con người.
Sống công chính đã khiến Ngài trở nên nạn nhân cho cái chết bất công.
Cái chết của Đức Giêsu gắn kết Ngài với muôn triệu cái chết khác
của những người vô tội trong suốt dòng lịch sử.
Nhưng cái chết của Đức Giêsu còn nằm trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa.
Thiên Chúa đã biến cái chết ghê rợn của Con Ngài thành dấu chỉ của tình yêu.
Nhìn lên thánh giá, chúng ta thấy tình yêu của Cha tặng trao cho nhân loại.
Cha đã tặng tình yêu lớn nhất là chính Con Một của mình.
Vì thế có thể nói chính Cha đã giương cao Con mình trên thánh giá.
“Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc,
Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy” (Ga 3, 14).
Đức Giêsu được giương cao bởi chính Thiên Chúa qua cái chết của Ngài.
Như dân Do thái xưa đã nhìn lên con rắn bằng đồng để được sống,
ai nhìn lên thánh giá và tin vào tình yêu, người ấy sẽ được cứu độ.
Thập tự giá không còn là dấu hiệu của cái chết bất lực của một nạn nhân.
Nó đã trở nên thánh giá với sức mạnh phi thường.
“Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất,
tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi” (Ga 12, 32).
Qua việc giương cao này, sức thu hút mạnh mẽ của thánh giá được bày tỏ.
Cả nhân loại được nâng lên khỏi cái nặng nề tội lỗi của chính mình.
Đấng chịu đóng đinh vẫn lôi kéo cả vũ trụ này mãi cho đến tận thế.
Cuối cùng, có thể nói chính Đức Giêsu đã tự giương cao mình trên thánh giá.
“Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được,
nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình” (Ga 10, 18).
Cái chết là kết quả tất yếu của một cuộc sống dám để Cha chi phối trọn vẹn.
“Tôi không tự mình làm bất cứ điều gì…
Chúa Cha dạy tôi thế nào thì tôi nói như vậy…
Tôi luôn luôn làm những điều đẹp ý Người” (cc. 28-29).
Đức Giêsu đã sống trung tín như một Người Con, người được Cha sai.
Cha lúc nào cũng ở với Ngài, nên Ngài không biết đến cô đơn (c. 29).
Mỗi Kitô hữu cũng được giương cao trên thánh giá riêng của đời mình.
Và khi tôi gắn thánh giá của tôi với thánh giá của Giêsu,
thánh giá nhỏ bé ấy sẽ có sức kéo nhiều người lên với Giêsu.
Cầu nguyn:
Lạy Cha, xin ban cho con điều khó hơn cả,
đó là ơn nhận ra Thánh giá của Con Cha
trong mọi nỗi khổ đau của đời con,
và ơn bước theo Con Cha trên đường Thánh giá,
bao lâu tùy ý Cha định liệu.
Xin đừng để con trở nên chua chát
nhưng được trưởng thành nhờ đón nhận đau khổ
với sự kiên nhẫn, quảng đại, nhân từ
và lòng khát khao nóng bỏng
có ngày sẽ được ở nơi không còn khổ đau.
Ngày đó, Cha sẽ lau khô mọi giọt lệ
của những người đã yêu mến Cha,
đã tin vào tình yêu Cha giữa nỗi thống khổ,
tin vào ánh sáng của Cha giữa đêm đen.
Nhờ Cha, ước gì đau khổ của con
nói lên lòng tin của con
vào những lời hứa của Cha,
lòng cậy của con vào tình yêu trung tín của Cha,
và lòng mến mà con dành cho Cha.
Lạy Cha, xin cho con yêu Cha hơn yêu bản thân,
và yêu Cha chỉ vì Cha,
chứ không mong phần thưởng.
Ước gì Thánh giá trở nên mẫu gương cho con,
là ánh sáng cho đêm tăm tối,
nhờ đó con không còn coi khổ đau
như một tai họa hay một điều vô lý,
nhưng như một dấu chỉ cho thấy
con đang thuộc về Cha mãi mãi. (Karl Rahner)

Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.