CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Đức Thánh Cha gởi sứ điệp đến hội nghị FAO: “Đã đến lúc hành động, không chỉ là khẩu hiệu” Nhân dịp Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) kỷ niệm 80 năm thành lập và đang nhóm Hội nghị lần thứ 44, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã gửi một sứ điệp kêu gọi hành động khẩn thiết để chấm dứt nạn đói, bảo vệ người nghèo và thúc đẩy hòa bình toàn cầu. Đọc tất cả   Cha sở giáo xứ Công giáo ở Gaza: Sự im lặng của quốc tế giết chết hy vọng Phát biểu với hãng tin SIR của Hội đồng Giám mục Ý, Cha Gabriel Romanelli, cha sở giáo xứ Công giáo Thánh Gia, giáo xứ duy nhất ở Dải Gaza, nói rằng “Không chỉ có vũ khí giết người ở Gaza, mà sự im lặng của quốc tế hiện cũng đang đè nặng lên Dải Gaza”. Ngài kêu gọi quốc tế lên tiếng về cuộc chiến và không được quen với tình trạng đang xảy ra ở Gaza. Đọc tất cả   Các nhà thờ ở Syria cử hành lại phụng vụ trong bối cảnh an ninh thắt chặt Một tuần sau khi Nhà thờ Mar Elias ở Damascus, Syria, bị tấn công, vào Chúa Nhật ngày 29/6/2025, các nhà thờ đã cử hành lại phụng vụ, dù số người tham dự ít hơn đáng kể do bầu không khí sợ hãi và lo lắng bao trùm. Đọc tất cả   ĐHY Parolin mời gọi các Giám mục Nhật Bản làm chứng tá cho sự hiệp nhất và phổ quát của Giáo hội Đồng tế Thánh lễ với các giám mục Nhật Bản tại Nhà thờ chính tòa Đức Maria ở Osaka, Đức Hồng y Pietro Parolin nói rằng “khi mà mọi khía cạnh của cuộc sống — văn hóa, sắc tộc, lợi ích kinh tế, chính trị, địa vị xã hội — dường như là nguồn gốc của sự chia rẽ, thì sự hiệp nhất của chúng ta chính là lời chứng lớn nhất và chân thực nhất mà các môn đệ của Chúa Kitô có thể mang đến cho thế giới”. Đọc tất cả   Văn khố Tòa Thánh ở Vatican, giữa ký ức và tương lai Văn khố Tòa Thánh ở Vatican, trước đây được gọi là “Văn khố mật”, có nghĩa là chỉ dành riêng cho Giáo hoàng, được thành lập vào năm 1612, là một Văn khố to lớn chứa những tài liệu quan trọng. Văn khố này cũng được xem là văn khố của thế giới bởi vì chứa những tài liệu mà các văn khố lớn trên thế giới không có. Ngày nay, Văn khố Tòa Thánh được nhiều học giả đăng ký tham khảo. Đọc tất cả   Các nữ tu Ucraina mang an bình và niềm vui cho người dân giữa đau khổ chiến tranh Tại thành phố Kryvyi Rih, nằm trong vùng chiến tranh Dnipropetrovsk của Ucraina, Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ mang an bình và niềm vui cho cộng đồng. Giữa những âm thanh không ngừng của tiếng còi báo động không kích và những khó khăn hàng ngày của cuộc xung đột, họ không ngừng phục vụ bữa ăn cho người nghèo, hỗ trợ trẻ em địa phương và tạo ra những khoảnh khắc thoải mái thông qua âm nhạc. Đọc tất cả   Chủ tịch Hội đồng Giám mục Thổ Nhĩ Kỳ mong đợi ĐTC Lêô thăm Nixêa Trò chuyện với hãng tin Fides, Đức Cha Martin Kmetec, Tổng giám mục giáo phận Izmir và Chủ tịch Hội đồng Giám mục Thổ Nhĩ Kỳ, cho biết Giáo hội nước này chờ đợi tin Đức Thánh Cha viếng thăm Nixêa nhân năm kỷ niệm 1700 năm Công đồng chung đầu tiên được tổ chức tại Nixêa, nay là thành phố Iznik của Thổ Nhĩ Kỳ. Đọc tất cả   Kỷ niệm 350 năm ngày Chúa Giêsu hiện ra với Thánh Margarita Maria Alacoque Trong bốn ngày, từ ngày 26 đến 29/6/2025, Đền thánh Thánh Tâm Pháp tại Paray-le-Monial, vùng Burgundy, phía đông nam Paris, đã kết thúc các cử hành kỷ niệm 350 năm ngày Chúa Giêsu hiện ra với Thánh Margaret Mary Alacoque, nữ tu Dòng Thăm Viếng, tỏ cho thánh nữ xem Thánh Tâm của Người. Đọc tất cả   ĐHY Parolin: Tòa Thánh và Nhật Bản cùng dấn thân cho nền hoà bình khiêm nhường và bền bỉ Trong bài phát biểu chào mừng tại Triển lãm Thế giới Expo Osaka 2025, Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh đã nhắc lại lời mời gọi của Đức Thánh Cha Lêô vào ngày ngài được bầu, kêu gọi nỗ lực vì một nền hòa bình không vũ trang, xây dựng cầu nối và khởi động lại đối thoại. Đọc tất cả   ĐTC Lêô XIV tiếp kiến Phó Chủ tịch nước Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân Sáng thứ Hai, ngày 30 tháng 6 năm 2025, tại Dinh Tông Tòa, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã tiếp kiến Bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đọc tất cả  

Suy Niệm Lời Chúa

Giờ của Người chưa đến (01.4.2022 – Thứ Sáu Tuần 4 Mùa Chay)

31/03/2022 - 109
Lời Chúa: Ga 7, 1-2.10.25-30

Khi ấy, Ðức Giêsu thường đi lại trong miền Galilê; Người không muốn đi lại trong miền Giuđê, vì người Do Thái tìm giết Người. Lễ Lều của người Do Thái gần tới, tuy nhiên, khi anh em Người đã lên dự lễ, thì chính Người cũng lên, nhưng không công khai và hầu như bí mật.
Bấy giờ có những người ở Giêrusalem nói: “Ông này không phải là người họ đang tìm giết đó sao? Kìa, ông ta ăn nói công khai mà họ chẳng bảo gì cả. Phải chăng các nhà hữu trách đã thực sự nhìn nhận ông là Ðấng Kitô? Ông ấy, chúng ta biết ông đến từ đâu rồi; còn Ðấng Kitô, khi Người đến thì chẳng ai biết Người đến từ đâu cả.”
Lúc giảng dạy trong Ðền Thờ, Ðức Giêsu nói lớn tiếng rằng: “Các ông biết tôi ư? Các ông biết tôi đến từ đâu ư? Tôi đâu có tự mình mà đến. Ðấng đã sai tôi là Ðấng chân thật. Các ông, các ông không biết Người. Phần tôi, tôi biết Người, bởi vì tôi từ nơi Người mà đến và chính Người đã sai tôi.” Bấy giờ họ tìm cách bắt Người, nhưng chẳng có ai tra tay bắt, vì giờ của Người chưa đến.
Suy nim:
Lễ Lều là một đại lễ hàng năm qui tụ đông đảo dân chúng lên Đền thờ.
Đây là một lễ rất vui, kéo dài cả tuần (Lv 23, 34-36).
Mục đích chính là để tạ ơn Chúa vì hoa trái mùa màng Ngài ban,
và còn để nhớ lại tình thương Chúa trong thời gian 40 năm đi trong hoang địa.
Lễ Lều là một lễ hội tưng bừng và long trọng bậc nhất.
Những người tham dự cắm trại trong các lều làm bằng cành lá,
được dựng trên mái nhà, gần nhà hay ngoài đồng.
Mỗi buổi sáng có lễ rước nước từ hồ Silôam để rưới lên bàn thờ.
Mỗi tối, tiền đình phụ nữ nơi Đền thờ rực rỡ ánh nến và vang tiếng múa hát.
Đức Giêsu đã không muốn bỏ qua lễ hội này,
dù lên Đền thờ Giêrusalem bây giờ thật là nguy hiểm đến tính mạng,
vì người Do thái, nghĩa là giới lãnh đạo Do thái giáo, đang tìm cách giết Ngài.
Đức Giêsu đã chọn giải pháp lên Đền thờ một cách kín đáo (c.10).
Nhưng vào giữa kỳ lễ, Ngài đã giảng dạy công khai, không chút sợ hãi (c. 14).
Đức Giêsu dám đối mặt với thế lực đang đe dọa Ngài.
Ngài bình tĩnh giảng ngay nơi Đền thờ,
trước những thượng tế, những người Pharisêu, và dân cư ngụ ở Giêrusalem.
Họ chẳng dám làm gì Ngài, vì giờ của ngài chưa đến (c. 30).
Xảy ra cuộc tranh luận giữa Ngài với dân cư ngụ ở Giêrusalem.
Chẳng có chút thiện cảm nào với Ngài, họ chỉ muốn làm hại Ngài.
Họ tin vào điều này một cách vững chắc :
“Khi Đấng Kitô đến, chẳng ai biết Người đến từ đâu” (c. 27).
Nguồn gốc của Đấng Kitô, đối với họ, phải là một điều bí ẩn.
Họ không tin Đức Giêsu là Kitô, bởi lẽ họ “biết ông này đến từ đâu.”
Chắc họ đã nghĩ Đức Giêsu là dân vùng Nazareth,
làm nghề thợ mộc, sống với cha mẹ là Giuse và Maria.
Tự hào về cái biết đúng nhưng không đủ ấy của họ,
đã khiến họ ngừng lại nơi nguồn gốc trần thế của Đức Giêsu.
Đức Giêsu thật là Đấng Kitô.
Và đúng như dân Giêrusalem đã tin, nguồn gốc của Ngài thật không dễ biết.
Đức Giêsu biết nguồn gốc của mình.
Ngoài gốc nhân loại, Ngài còn gốc thần linh, gốc từ trời.
Ngài không tự mình mà đến, nhưng từ Thiên Chúa chân thật mà đến.
Ngài xuất thân từ Thiên Chúa và được Thiên Chúa sai đi (cc. 28-29).
Dân Giêrusalem không thấy được trọn vẹn con người Đức Giêsu.
Họ đã giết Đấng Kitô đang ở gần bên họ, vì họ mơ một Đấng Kitô bí ẩn khác.
Làm sao tôi có thể nhận ra Đức Kitô cao cả
đang ở bên những người tầm thường tôi gặp mỗi ngày ?
Cầu nguyn:
Xin hãy dẫn dắt con
đi từ cõi chết đến sự sống,
từ lầm lạc đến chân lý.
Xin hãy dẫn dắt con
đi từ thất vọng đến hy vọng,
từ sợ hãi đến tín thác.
Xin hãy dẫn dắt con
đi từ ghen ghét đến yêu thương,
từ chiến tranh đến hòa bình.
Xin hãy đổ đầy bình an
trong trái tim chúng con,
trong thế giới chúng con,
trong vũ trụ chúng con.
(Chân phước Têrêxa Calcutta)
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.