CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Thánh tích hai Chân phước Frassati và Acutis được đưa về Roma trong Ngày Năm Thánh Giới trẻ Theo thông tin từ trang worldyouthday.com, thánh tích của hai Chân phước trẻ sắp được tuyên thánh vào ngày 7/9/2025 - Pier Giorgio Frassati và Carlo Acutis - sẽ được đưa về Roma để các bạn trẻ kính viếng trong Ngày Năm Thánh Giới Trẻ từ 28/7 đến 3/8/2025. Đọc tất cả   Giáo lý viên Andrew Goh 88 tuổi phục vụ người già bị bỏ rơi ở Singapore Trong Giáo hội Công giáo ở Singapore, ông Andrew Goh, giáo lý viên 88 tuổi không chỉ được biết đến là người có khả năng nói nhiều ngôn ngữ, nhưng còn là người đã dấn thân trong 34 năm loan truyền Lời Chúa cho những người già và những ai không thể đến nhà thờ. Đọc tất cả   Các giáo xứ Công giáo ở Áo rung chuông nhắc mọi người về nạn đói trên thế giới Nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về nạn đói trên toàn cầu, chuông nhà thờ tại các giáo xứ Công giáo trên khắp nước Áo sẽ vang lên trong vòng năm phút vào lúc 15 giờ chiều thứ Sáu, ngày 25/7, theo truyền thống giờ tưởng niệm cái chết của Chúa Giêsu Kitô. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô XIV mời gọi các tu sĩ Dòng Đa Minh lắng nghe Thánh Thần Trong thư gửi đến các tu sĩ Đa Minh đang tham dự Tổng Tu nghị tại thành phố Cracovia bên Ba Lan, từ ngày 19/7 đến 08/8, Đức Thánh Cha Lêô XIV mời gọi các tu sĩ lắng nghe Chúa Thánh Thần, và trong hoạt động giảng thuyết cần quan tâm đến: những người vẫn chưa biết Chúa Giêsu, các tín Kitô hữu, những người xa Giáo hội và những người trẻ. Đọc tất cả   HĐGM Haiti kêu gọi chính phủ giải quyết khủng hoảng an ninh quốc gia Các Giám mục Haiti gửi thư cho các tín hữu và những người thiện chí, bày tỏ lập trường của Hội đồng Giám mục Haiti về cuộc khủng hoảng an ninh quốc gia và Dự thảo Hiến pháp năm 2025. Đọc tất cả   Điểm qua một số nhóm bạn trẻ các nước tham dự Ngày Năm Thánh Giới trẻ Cho đến nay, nhiều nhóm bạn trẻ thuộc các giáo phận của Ý cũng như từ nhiều quốc gia khác nhau đã chuẩn bị hoặc đã lên đường tham dự Ngày Năm Thánh Giới trẻ, được tổ chức tại Roma từ ngày 28/7 đến 3/8/2025, với cao điểm là hai sự kiện do Đức Thánh Cha Lêô XIV chủ sự tại khu vực Tor Vergata: đêm canh thức vào tối ngày 2/8, và Thánh lễ vào sáng ngày 3/8. Đọc tất cả   Tổng giáo phận Köln không thực hành việc chúc lành cho các cặp đôi ngoài hôn nhân Công giáo Tổng giáo phận Köln ở Đức đã thông báo sẽ không thực hiện chỉ thị có tên “Chúc lành cho các cặp đôi yêu nhau”, những người sống trong tình trạng “bất thường”, bao gồm cả những người ly dị tái hôn và các cặp đồng tính. Chỉ thị được Hội đồng Giám mục Đức mới ban hành. Tổng giáo phận giải thích rằng sẽ thi hành các hướng dẫn của Tòa Thánh, bao gồm cả tài liệu “Fiducia supplicans”. Đọc tất cả   Năm Thánh Giới trẻ, thế giới quy tụ về Roma cho “khoảnh khắc được mong đợi nhất” của Năm Thánh “Khoảnh khắc được mong đợi nhất” của Năm Thánh sẽ chứng kiến Roma mở ra “với thế giới”, gồm cả những khu vực đang chịu tổn thương nặng nề vì xung đột. Để qua việc gặp gỡ và chia sẻ với những người đồng tuổi, mỗi bạn trẻ có thể cảm nhận được “một cái ôm” và trung thành với lời mời gọi trở thành những “lính canh buổi sáng” mà Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh cách đây 25 năm. Đọc tất cả   “Pétros ení”: Trải nghiệm kỹ thuật số độc đáo tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô Triển lãm mang tên “Pétros ení” – “Phêrô ở đây”, được khai mạc vào ngày 22/7 tại Đền thờ Thánh Phêrô, giới thiệu về vị Tông đồ trưởng trong ánh sáng đức tin, nghệ thuật và công nghệ hiện đại. Đây là một trải nghiệm nhập vai được thực hiện bởi Cơ quan bảo trì và quản trị Đền thờ Thánh Phêrô phối hợp với Microsoft và các đối tác quốc tế. Đọc tất cả   ĐHY Pizzaballa: Giáo hội sẽ không bao giờ bỏ rơi người dân Gaza đau khổ Tại buổi họp báo sau chuyến viếng thăm mục vụ Gaza, Đức Hồng y Pierbattista Pizzaballa nói rằng Chúa Kitô hiện diện ở Faza nói những người bị thương, nơi những hành động thương xót, trong từng bàn tay đón nhận người đau khổ. Giáo hội không bao giờ bỏ rơi người dân Gaza khốn khổ. Đọc tất cả  

Tin Tức

Đức Maria Trong Tân Ước V

27/05/2023 - 71
             ĐỨC MARIA TRONG TÂN ƯỚC V
            TRINH NỮ MARIA VÀ NGUỒN GỐC ĐỨC GIÊSU


 
Các bạn thân mến,
Mẹ Maria là nhân vật có thật trong lịch sử. Cả bốn tác giả Tin Mừng đều nói đến Mẹ. Lạ lùng hơn nữa, chính thánh Phaolô, vị Tông đồ dân ngoại người chưa từng gặp Chúa Giêsu khi Người còn tại thế, lại đề cập sớm nhất vai trò độc nhất vô nhị của Mẹ Maria, dù thánh nhân không nêu đích danh Mẹ.
 
Công Đồng Vaticanô II, trong Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội Ánh sáng Muôn Dân, chương 8, khi trình bày về Trinh Nữ Maria trong mầu nhiệm của Đức Kitô và của Giáo Hội, đã bắt đầu bằng trích đoạn thư Ga-lát 4:4-5 của thánh Phaolô : “Thiên Chúa là Đấng vô cùng nhân hậu và khôn ngoan đã muốn hoàn tất việc cứu chuộc thế giới, nên “khi đến thời viên mãn, Người đã sai Con Mình đến, sinh bởi người nữ...để chúng ta được nhận làm nghĩa tử”. Rõ ràng các nghị phụ đã tin chắc chỉ câu này thôi cũng đủ để khẳng định tất cả những gì liên quan đến nhân tính của Chúa Giêsu, và vai trò không thể phủ nhận của Trinh Nữ Maria trong lịch sử cứu độ.
 
Cha Stefano De Fiores, nhà Thánh Mẫu Học đương đại, trong cuốn Maria Nuovissimo dizionario, đã chú giải thư Galát 4:4 như sau :
“Thánh Phaolô đã phá vỡ sự thinh lặng về Mẹ Maria khi đưa ra Thư Galát 4:4 như văn bản đầu tiên về Mẹ Maria của Tân Ước...Mẹ Maria là người phụ nữ đưa Con Thiên Chúa vào lịch sử nhân loại, trong một hoàn cảnh khiêm hạ, thấp hèn, nhưng Mẹ cũng đã tham dự vào thời viên mãn và trong lịch sử của kế hoạch cứu độ, biến đổi nhân loại thành con cái Thiên Chúa”
 
Điều thú vị là khi nói đến sự sinh hạ của Chúa Giêsu, thánh Phaolô không dùng từ ngữ thông thường để diễn tả sự sinh hạ của con người bình  thường, đến từ sự kết hợp phu phụ. Từ ngữ Hy lạp “gennáo” (sinh ra hoặc tạo thành), thường được sử dụng sự sinh ra bình thường của mọi con  người, cho bạn và tôi chẳng hạn; nhưng khi nói đến sự sinh ra của Chúa Giêsu vào thế gian này, thánh Phaolô lại dùng một từ ngữ khác:“gínomai”, đến từ động từ gennáo. Trong thư gởi tín hữu Galát, thánh Phaolô ba lần dùng chữ gennao để diễn tả sự sinh ra của Ishmael và của Giacóp, nhưng cả bốn lần, khi diễn tả về sự sinh ra Chúa Giêsu, ngài không dùng chữ gennáo, mà dùng chữ gínomai, có nghĩa là trở thành (“to come into existence, hay là “to become”), bởi vì sự sinh ra của Chúa là sự hạ sinh trinh khiết (“virgin birth”) có một không hai trên thế gian này.
 
Thánh Phaolô đã không dùng nhóm từ “sinh bởi một trinh nữ, nhưng lại dùng “sinh bởi người nữ”, bởi vì ngài muốn triển khai qua lối “phát triển song đối” trong tương quan Chúa Cha/Chúa Con và tiếp tục với  tương quan Chúa Con/người nữ. Từ “người nữ” (woman) là danh xưng  được dùng nhiều lần để ám chỉ Mẹ Maria trong cả Cựu lẫn Tân Ước: lần đầu ở trong vườn địa đàng, khi Evà phạm tội (St 3:15); tại tiệc cưới Cana (Ga 2:4) ; dưới chân Thập Giá (Ga 19:26) ; và trong sách Khải Huyền,  chương 12. Hơn nữa, việc sử dụng đại từ nhân xưng "người nữ" là yêu cầu của bối cảnh luận chứng. Nó không chỉ là biểu hiện nhằm truyền đạt thông tin, nhưng là để khẳng định một thực tế đã được biết đến, và cũng bởi vì nó có một nội dung đạo lý. Dĩ nhiên, đức tin của Giáo Hội đối với sự thụ thai Đấng Cứu Thế (cách hoàn toàn trinh khiết của Mẹ Maria), không chỉ dựa vào cách trình bày của thánh Phaolô trong thư Galát 4:4. Giáo Hội còn dựa vào những trình thuật rõ ràng hơn của hai thánh sử Mát-thêu và Luca.
 
Các bạn thân mến,
Trở lại vai trò của Mẹ Maria trong lịch sử cứu độ mà thư Galát 4:4 trình bày, chúng ta thấy dù vẫn tồn tại những giải thích tối thiểu, vẫn luôn có những bằng chứng mạnh mẽ về tương quan Chúa Cha/Chúa Con, Chúa Con/người nữ và cuối cùng là những nghĩa tử/Chúa Cha. Nếu cách thức thụ thai và hạ sinh Chúa Kitô đã không được biểu lộ cách rõ ràng, thì ít ra nó cũng nói lên một sự thật quan trọng: chúng ta trở nên nghĩa tử Thiên Chúa là nhờ sự ra đời của Con Thiên Chúa từ “người nữ”. Điều này kéo theo sự can dự của người phụ nữ vào kế hoạch cứu độ được thực hiện bởi Thiên Chúa để cứu thoát nhân loại tội lỗi. Chúng ta có được ơn làm nghĩa tử là nhờ hệ quả của việc Chúa Con được sinh ra bởi người nữ.
 
Nếu lưu ý, chúng ta sẽ nhận ra cấu trúc trái ngược của đoạn Thánh Kinh này. “Sinh làm con một người đàn bà” liên hệ đến câu “hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử”; trong lúc “sinh dưới Lề Luật” thì liên quan đến “để chuộc những ai sống dưới Lề Luật”. Vậy chúng ta là “con” Thiên Chúa và gọi Thiên Chúa là “Cha” vì Chúa Con đã được sinh ra bởi người phụ nữ. Như thế, việc làm mẹ của Đức Maria, không chỉ được nhìn thấy ở mức độ tự nhiên, mà còn ở mức độ siêu nhiên, bởi vì trong thực tế vai trò mẹ “tự nhiên” của Đức Maria trong tương quan với Chúa Giêsu, cũng là nguồn gốc ơn làm nghĩa tử của tất cả nhân loại trong mọi thời.
 
Qua những phân tích trên, chúng ta thấy rõ vai trò của Mẹ Maria trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa: Chúa Cha là căn nguyên của kế hoạch cứu độ, Chúa Kitô là trung tâm, còn Mẹ Maria được gọi dự phần. Mẹ là người đầu tiên tham gia vào sứ vụ của Chúa Kitô. Căn cứ vào sự khẳng định rõ ràng của thư Galát 4:4, chúng ta không thấy có điều gì vô lý khi đứng trước cách trình bày của thánh Phaolô trong các thư của ngài, thí dụ Ephêsô 1:3; 5:21-32; Roma 5:12-21; 8:28-30; Philiphê 2:5-11; Do thái10:5-10 và Titô 3:4-7. Cũng không phải là bất hợp lý để nói rằng chính tiên đề tín lý về Thánh Mẫu học của thánh Phaolô có liên hệ đến thời ấu thơ của Chúa Giêsu. Và ai cũng biết, người y sĩ Luca, tác giả Tin mừng thời thơ ấu, vừa là môn đệ, vừa là bạn thân của thánh Phaolô.
 
Tóm lại, mặc dù thánh Phaolô chỉ viết một câu đơn giản thôi (Gl 4:4), nhưng cũng đủ để giới thiệu Đức Maria cách rõ ràng trong mầu nhiệm Nhập Thể. Thực vậy, Mẹ Maria đã hạ sinh Chúa Giêsu khi đến “thời viên mãn”, và “thời viên mãn” đã được Chúa Cha định từ trước muôn đời để cứu độ nhân loại. Và sự cứu độ được bắt đầu bằng việc Con Thiên Chúa Nhập Thể, theo đúng kế hoạch của Chúa Cha. Trong kế hoạch này, Mẹ Maria tỏ ra hết sức gắn bó vừa với Con Thiên Chúa theo bản tính, và với những người con Thiên Chúa đuợc Người nhận làm nghĩa tử, vừa với Đấng Cứu Thế và với nhân loại đã được cứu độ, và cuối cùng vừa với Chúa Kitô và với Giáo Hội”. Chúng ta có thể thấy nơi thần học thánh Phaolô “một cái khung tham chiếu để hiểu đúng kế hoạch của Thiên Chúa và vị trí của Đức Maria trong lịch sử cứu độ”. Một từ ngữ khác được dành cho Đức Maria : “Đấng Trung Gian” (Mediatrix) – một lối nói của Truyền thống Giáo hội.
 
Cuối cùng, bên cạnh sự sinh ra bằng huyết nhục, chúng ta còn thấy nơi Mẹ Maria, sự sinh ra Con Thiên Chúa bởi đức tin và tình yêu. Nhờ lòng tin kiên vững và tình mến nồng nàn, Mẹ đã là thành viên đầu tiên và đặc biệt của Giáo Hội mà Chúa Kitô là Đầu; và như thế, Mẹ trở nên Mẹ của tất cả chúng ta, của mọi nghĩa tử của Thiên Chúa.
Mời nghe tiếp bài VI


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.