CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Đức Thánh Cha Lêô XIV viếng mộ Đức cố Giáo hoàng Phanxicô Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết vào chiều thứ Bảy ngày 10/5/2025, trên đường trở về Vatican sau khi viếng Đền thánh Đức Mẹ Chỉ bảo Đàng lành ở Genazzano, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã đến Đền thờ Đức Bà Cả và cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ Salus Populi Romani và tại lăng mộ của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô XIV viếng Đền thánh Đức Mẹ Chỉ bảo đàng lành ở Genazzano Chiều thứ Bảy ngày 10/5/2025, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã viếng thăm Đền thánh Đức Mẹ Chỉ bảo đàng lành ở Genazzano, cách Roma khoảng 60 km. Ngài nói rằng ngài "rất muốn đến đây trong những ngày đầu tiên của Sứ vụ mới ... mà Giáo hội đã giao phó cho tôi". Đọc tất cả   Châm ngôn và Huy hiệu của Đức Giáo Hoàng Lêô XVI Châm ngôn "In Illo uno unum" (Trong Đấng duy nhất, chúng ta là một) là câu trích từ bài giảng của Thánh Augustinô mà Đức Giáo hoàng đã chọn làm khẩu hiệu giám mục của ngài. Trên huy hiệu, hình ảnh cuốn sách đóng, có trái tim bị mũi tên đâm xuyên qua cũng là một cách nhắc nhớ đến vị Giám mục thành Hippo. Đọc tất cả   Thánh Giá của Đức Lêô XIV có thánh tích của hai Thánh Augustinô và Monica Vào ngày được bầu chọn, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã đeo một Thánh Giá đeo ngực có thánh tích của các vị thánh có liên quan đến dòng Augustinô: thánh tích của Thánh Augustinô và Thánh Monica. Đọc tất cả   Ảnh chính thức của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV Văn phòng Cử hành Phụng vụ Giáo Hoàng đã công bố bức ảnh chính thức của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV, kèm theo chữ ký của ngài và ngày ngài được bầu chọn. Như thường lệ, hình ảnh này sẽ được gửi đến tất cả các văn phòng và cơ quan của Tòa Thánh. Đọc tất cả   Giáo hội Ấn Độ và Pakistan cầu nguyện cho hoà bình Các Giám mục Ấn Độ và Pakistan cùng lên tiếng kêu gọi các tín hữu cầu nguyện cho hoà bình, khẳng định rằng chiến tranh luôn là một thất bại và không phục vụ cho bất kỳ ai. Mọi vấn đề, ngay cả giữa các quốc gia, đều có thể được giải quyết, không cần bạo lực. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô XIV gặp gỡ Hồng y đoàn Sáng thứ Bảy, ngày 10/5/2025, trong cuộc gặp gỡ với Hồng y đoàn, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã nhấn mạnh rằng ngài tiếp tục con đường mà Giáo hội hoàn vũ đã thực hiện trong nhiều thập kỷ sau Công đồng Vatican II, và giải thích tại sao lấy tên Lêô XIV. Đọc tất cả   Các lãnh đạo các Giáo hội Kitô trên thế giới chào mừng Đức Thanh Cha Lêô XIV Sau khi Đức Hồng y Robert Francis Prevost được bầu chọn làm Giáo hoàng, nhiều vị lãnh đạo của các cộng đồng Anh giáo, Chính Thống giáo và Tin Lành trên thế giới đã gửi thông điệp và tuyên bố nhấn mạnh cam kết chung về sự hiệp nhất, hòa bình và chứng tá hợp tác theo tinh thần đối thoại. Đọc tất cả   Các tu sĩ Dòng Augustinô: Đức Lêô XIV là một món quà cho toàn thế giới Mặc dù hết sức ngạc nhiên khi đón nhận tin Đức Hồng y Robert Francis Prevost, một người anh em cùng dòng được bầu chọn làm Giáo hoàng, các tu sĩ Dòng Augustinô cũng nhận định rằng Đức tân Giáo hoàng là một món quà cho toàn thể Giáo hội. Đọc tất cả   ĐTC Lêô XIV tạm thời xác nhận các vị trí lãnh đạo và các thành viên của Giáo triều Roma Đức Thánh Cha Lêô XIV bày tỏ mong muốn "dành một khoảng thời gian nhất định để suy tư, cầu nguyện và đối thoại, trước khi đề cử hoặc xác nhận chính thức" các lãnh đạo và các thành viên của các cơ quan Giáo triều Roma. Đọc tất cả  

Tin Tức

Đức Maria Trong Cựu Ước Bài XIV

01/01/2023 - 39
   ĐỨC MARIA TRONG CỰU ƯỚC BÀI XIV
               HÌNH TƯỢNG ĐỨC MA-RI-A


 
10. Người tiếp theo mang hình tượng Mẹ Ma-ri-a trong Cựu Ước đó là bà mẹ của bảy anh em nhà Ma-ca-bê - một người mẹ can trường chưa từng thấy trong thời Cựu Ước. Bà là niềm tự hào cho những ai có niềm tin vào Thiên Chúa. Chính người mẹ này cũng bị bắt và ở bên cạnh bảy người con mình đang trong cơn thử thách. Thay vì cam lòng để các con phạm luật hầu được sống, bà đã khuyên nhủ họ hãy can đảm lãnh phúc tử đạo, chấp nhận cái chết chứ không chối bỏ luật Chúa. Bà khuyên các con hãy đặt niềm tin vào Thiên Chúa Cứu Độ và làm chứng cho Người, Đấng sẽ cho tất cả sống lại ngày sau hết.
 
An-ti-ô-khô -tên vua độc ác tàn bạo, kẻ ghét cay ghét đắng người Do Thái – đã dùng bạo lực đánh chiếm thành Giê-ru-sa-lem. Hắn ra lệnh cho binh sĩ dưới quyền hể gặp ai là cứ thẳng tay tàn sát: bất kể già trẻ, lớn bé, thiếu nữ, hài nhi đều bị cắt cổ…đến độ, chỉ trong ba ngày mà 80 ngàn người đã bị tiêu vong: 40 ngàn phải chết, số còn lại bị đem bán làm nô lệ. Khi bắt được người Do Thái nào, nhà vua đều bắt họ ăn thịt heo, là thức ăn mà luật Mô-sê cấm. Kể cả Ê-la-đa, một kinh sư đáng kính đã chín mươi tuổi, vì từ chối ăn thị heo nên cũng bị giết chết. Bảy anh em nhà Ma-ca-bê cùng bà mẹ đã kiên quyết thà chết vì nhục hình chứ nhất định không vi phạm Lề Luật. Thấy bảy người con trai phải chết nội trong có một ngày thế mà bà vẫn can đảm chịu đựng, nhờ niềm trông cậy đặt nơi Đức Chúa. Bà dùng tiếng mẹ đẻ mà khuyến khích từng người con một. Lòng bà đầy tâm tình cao thượng. Tuy đó là lời lẽ của một người phụ nữ, nhưng lại sôi sục một chí khí nam nhi. Bà nói với các con: "Mẹ không rõ các con đã thành hình trong lòng mẹ thế nào. Không phải mẹ ban cho các con hơi thở và sự sống. Cũng không phải mẹ sắp đặt các phần cơ thể cho mỗi người trong các con. Chính Đấng Tạo Hoá càn khôn đã nắn đúc nên loài người, và đã sáng tạo nguồn gốc muôn loài. Chính Người do lòng thương xót, cũng sẽ trả lại cho các con hơi thở và sự sống, bởi vì bây giờ các con trọng Luật Lệ của Người hơn bản thân mình." (Ma-ca-bê 2 : chương 7 câu 22-23)
 
Sau khi người con thứ sáu bị giết chết, vì sợ người con út ngã lòng, không chiụ đựng nỗi thử thách quá khủng khiếp, nên bà giả vờ ưng thuận -theo ý muốn của nhà vua-, khuyên nhủ con út đừng cứng lòng. Thế nhưng, khi đến bên con, thay vì khuyên can con thì bà lại nhắc nhở con: "Con ơi, con hãy thương mẹ: chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm, mẹ đã nuôi nấng dạy dỗ con đến ngần này tuổi đầu. Mẹ xin con hãy nhìn xem trời đất và muôn loài trong đó, mà nhận biết rằng Thiên Chúa đã làm nên tất cả từ hư vô, và loài người cũng được tạo thành như vậy. Con đừng sợ tên đao phủ này; nhưng hãy tỏ ra xứng đáng với các anh con, mà chấp nhận cái chết, để đến ngày Chúa thương xót, Người sẽ trả con và các anh con cho mẹ." (Ma-ca-bê 2 : chương 7 câu 27-29). Đứa con út đã can  trường chịu chết, và cuối cùng, bà mẹ cũng cùng chung số phận với bảy người con anh dũng của mình. Những lời khuyên nhủ con trên đây cho thấy ngưới phụ nữ này quả là một bà mẹ rất mực khôn ngoan, dũng cảm, đáng cho ta khâm phục và kính cẩn ghi nhớ.
 
Các bạn thân mến,
-Sự biểu hiện trước biến cố quá ấn tượng này (sự quả cảm của người mẹ bảy anh em Ma-ca-bê) đã cung cấp cho chúng ta hình tượng Mẹ Ma-ri-a chí thánh, người Nữ Hiệp Công Cứu Chuộc, vì Mẹ đã hiện diện bên cạnh con Mẹ -Đấng Cứu Chuộc. Việc Đức Giê-su chịu khổ nạn, hiến dâng thân xác trên đồi Can-vê đã làm sáng tỏ lòng quả cảm của Mẹ cách đặc biệt. Quả vậy, Mẹ Ma-ri-a đã kết hiệp cách mật thiết với Con, là Chúa Giê-su (Ánh Sáng Muôn Dân 53), và Mẹ đã hiến dâng trọn thân xác, cuộc đời mình cho Thiên Chúa, như lời dạy của Công Đồng Va-ti-ca-nô II:
 
“Đức Ma-ri-a đã muốn nên như người nữ tỳ của Chúa để hoàn toàn hiến mình cho ngôi vị và công trình của Con ngài, đồng thời nhờ ân sủng của Thiên Chúa toàn năng, ngài tùy thuộc vào Con và cùng với Con để phục vụ mầu nhiệm cứu chuộc” (Ánh Sáng Muôn Dân 56).
 
Thánh Giáo Hoàng Gio-an-Phao-lô II đã thấy nơi người mẹ của 7 anh em nhà Ma-ca-bê hình tượng của Đức Ma-ri-a, Người Mẹ Sầu Bi. Theo Thánh Giáo Hoàng, Mẹ đã chia sẻ cuộc khổ nạn của con mình, đã hiến dâng con mình như của lễ đền tội lên Thiên Chúa Cha để chuộc tội cho nhân loại. Mẹ vửa cộng tác, vừa hiến dâng chính bản thân mình cho công cuộc cứu chuộc nhân loại, Thánh Giáo Hoàng đã trả lời khi được báo chí phỏng vấn như sau: “với một đức tin không lay chuyển, một niềm cậy trông không giới hạn và một lòng dũng cảm anh hùng”. Như thế Mẹ thật sự là người “Nữ Hiệp Công Cứu Chuộc của nhân loại”.
 
Các bạn thân mến,
Trên đây là 10 phụ nữ tiêu biểu, mang hình tượng của Đức Ma-ri-a trong Cựu Ước. Dĩ nhiên phía nam giới cũng có những con người phản ánh hình tượng của Mẹ, thậm chí còn rõ nét hơn cả nữ giới, đó là Áp-ra-ham và I-xa-ác (Sáng Thế chương 22 câu 1-18). Theo Linh mục Stê-pha-nô M. Ma-nel-li, nhà thần học được nhiều người biết đến, thì trong Lễ Quy Rô-ma, phần kinh tiền tụng thường nhắc đến ba nhân vật trong Cựu Ước. Ba nhân vật này phản ánh trước, tiêu biểu cách nào đó Chúa Ki-tô và Hy Lễ Cứu Độ của Người: A-ben người công chính; Tổ phụ Áp-ra-ham; và Men-ki-xê-đê, linh mục thượng phẩm. A-ben, người ngay chính bị giết chết, đã tiêu biểu cách rõ ràng cho Chúa Ki-tô bị hy sinh. Men-ki-xê-đê tiêu biểu cho Chúa Ki-tô Linh mục. Còn Áp-ra-ham không tiêu biểu cho Chúa Ki-tô, nhưng tiêu biểu cho Đức Ma-ri-a Mẹ Người, Đấng đã tin và đã hiến tế Con mình giống như Áp-ra-ham đã hiến tế I-xa-ác vậy. Sách Sáng Thế thuật lại: Chúa phán với Áp-ra-ham "Hãy đem con của ngươi, đứa con một yêu dấu của ngươi là I-xa-ác, hãy đi đến xứ Mô-ri-gia mà dâng nó làm lễ toàn thiêu ở đấy, trên một ngọn núi Ta sẽ chỉ cho." (Sáng Thế chương 22 câu 2).
Mời nghe tiếp bài XV


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.