CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Kinh truyền tin Lễ Hiển Linh 06/01 Như thường lệ, vào lúc 12 giờ trưa ngày 6/1, lễ Chúa Hiển Linh, từ cửa sổ Dinh Tông Tòa, Đức Thánh Cha đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu hiện diện tại Quảng trường Thánh Phêrô. Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu suy nghĩ xem mình có tìm kiếm để gặp Chúa không. Ngài nhắc rằng chúng ta có thể nhận ra Chúa Giêsu đang gần gũi với chúng ta, trong Bí tích Thánh Thể, nơi người nghèo, nơi người bị bỏ rơi, nơi tù nhân, và mời gọi dành giờ cho Chúa và tha nhân. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha bổ nhiệm Sơ Simona Brambilla làm nữ Tổng trưởng đầu tiên ở Vatican Vào ngày 6/1/2025, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Sơ Simona Brambilla, một nữ tu người Ý thuộc Dòng Truyền giáo Consolata, làm Tổng trưởng của Bộ các Tu hội Đời sống Thánh hiến và các Hiệp hội Đời sống Tông đồ. Đọc tất cả   Kinh Truyền Tin 6/1/2025: Chúng ta có lên đường tìm gặp Chúa như các Đạo sĩ không? Vào lúc 12 giờ trưa ngày 6/1/2025, lễ Chúa Hiển Linh, từ cửa sổ Dinh Tông Tòa, Đức Thánh Cha đã đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu hiện diện tại Quảng trường Thánh Phêrô. Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ngài mời gọi các tín hữu suy nghĩ xem mình có tìm kiếm để gặp Chúa không. Ngài nhắc rằng chúng ta có thể nhận ra Chúa Giêsu đang gần gũi với chúng ta, trong Bí tích Thánh Thể, nơi người nghèo, nơi người bị bỏ rơi, nơi tù nhân. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha chủ sự lễ Chúa Hiển Linh tại Đền thờ Thánh Phêrô Vào lúc 10 giờ sáng thứ Hai ngày 6/1/2025, tại Đền thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã chủ sự lễ Chúa Hiển Linh. Trong bài giảng, ngài suy tư về ba đặc tính của ngôi sao chỉ đường cho các Đạo sĩ: rực sáng, mọi người có thể nhìn thấy và chỉ đường. Ngài mời gọi các tín hữu trở thành ánh sáng đưa mọi người đến với Chúa bằng cách làm cho tâm hồn chúng ta sáng ngời trong đức tin, với ánh nhìn quảng đại khi chào đón, và bằng những cử chỉ và lời nói đầy tình huynh đệ, đầy lòng nhân hậu và nhân ái. Đọc tất cả   Kinh truyền tin 05/01: Đừng ngại bước đi! Trưa Chúa Nhật 5/1, Đức Thánh Cha đã cùng đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô. Tại Roma, lễ Hiển linh được cử hành đúng ngày 6/1, vì vậy Đức Thánh Cha đã có bài huấn dụ ngắn dựa trên đoạn Tin Mừng Chúa Nhật II Mùa Giáng Sinh. Đọc tất cả   ĐHY Giám quản Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành mở Cửa Thánh Đền thờ Sáng Chúa Nhật ngày 5/1/2025, Đức Hồng y James Harvey, Giám quản Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành, đã chủ sự nghi thức mở Cửa Thánh Đền thờ. Ngài nói rằng Năm Thánh 2025 mời gọi chúng ta trở thành những người hành hương, bước đi trên các nẻo đường thế giới loan báo về Chúa Kitô Phục Sinh. Ngài nhắc lại lời Đức Thánh Cha rằng chúng ta không được chỉ thỏa mãn với việc có niềm hy vọng, nhưng cũng cần tỏa ra hy vọng, là người gieo hy vọng, món quà đẹp nhất mà Giáo hội trao cho nhân loại. Đọc tất cả   ĐHY Chu Thủ Nhân yêu cầu ngừng lãng phí thực phẩm, ngược đãi thụ tạo Trong một bài báo đăng trên Examiner, ấn phẩm trực tuyến của giáo phận Hồng Kông vào ngày 3/1/2024, Đức Hồng y Chu Thủ Nhân của Hồng Kông đã nhấn mạnh đến việc cần chấm dứt lãng phí thực phẩm. Ngài nói rằng điều này phù hợp với việc tôn trọng nhân quyền và chăm sóc công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Đọc tất cả   Các giám mục Tây Ban Nha lên án chương trình truyền hình Tây Ban Nha chế giễu ảnh Thánh Tâm Chúa Giêsu Các giám mục Tây Ban Nha đã lên tiếng sau khi người dẫn chương trình đếm ngược năm mới trên truyền hình công cộng Tây Ban Nha chiếu trong chương trình phát sóng một bức ảnh như ảnh Thánh Tâm Chúa Giêsu truyền thống, nhưng gương mặt Chúa Giêsu bị thay bằng khuôn mặt của linh vật của một chương trình nổi tiếng. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha nói với các nữ tu Đaminh: truyền giáo bằng sự thánh thiện, chuẩn bị nghề nghiệp và vui tươi Sáng thứ Bảy ngày 4/1/2024, gặp gỡ các nữ tu tham dự tổng hội của các nữ tu Đaminh truyền giáo trong giáo dục, Đức Thánh Cha cám ơn công việc của họ đặc biệt trong lĩnh vực giới trẻ! Ngài khuyến khích họ hãy tiếp tục tiến bước với sự cởi mở và lòng can đảm, sẵn sàng đổi mới chính mình khi cần thiết, bằng đời sống thánh thiện, sự chuẩn bị và vui tươi niềm nở. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Phương pháp giáo dục của Thiên Chúa là sự gần gũi Gặp gỡ một số hiệp hội thuộc lĩnh vực giáo dục vào sáng ngày 4/1/2024, Đức Thánh Cha nhắc nhở họ rằng “phương pháp giáo dục” của Thiên Chúa là sự gần gũi. "Như người thầy bước vào thế giới học trò, Thiên Chúa chọn sống giữa loài người để giảng dạy bằng ngôn ngữ sự sống và tình yêu". Đọc tất cả  

Tin Tức

Để tránh rủi ro khi chia sẻ trên mạng xã hội

21/03/2024 - 134
Karen Hutch

Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, có lẽ, ai trong chúng ta cũng biết rằng: Một khi đăng thông tin lên mạng xã hội, thì cũng đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ mất quyền kiểm soát thông tin đó và không phải ai đọc thông tin đó cũng có ý tốt, vì vậy, có thể có những hậu quả chúng ta không lường trước được.

Ở một khía cạnh, chúng ta đều đồng ý rằng mạng xã hội tạo điều kiện giúp chúng ta liên kết và đến gần hơn với những người ở xa, và thậm chí hòa mình vào cuộc sống của những người nổi tiếng, hoặc của những người mà chúng ta ngưỡng mộ và theo dõi (follow) trên các nền tảng khác nhau.

Cũng thế, mạng xã hội cũng là phương tiện để chúng ta, qua những mối tương quan trực tuyến, chia sẻ cuộc sống của mình và cung cấp thông tin về bản thân cho công chúng. Nói cách khác, mạng xã hội là nơi mà lĩnh vực riêng tư bị phá vỡ để nhường chỗ cho lĩnh vực công cộng và cuộc sống riêng tư của chúng ta bắt đầu bị bày ra trước mặt mọi người.

Ana Serrano, một nhà nghiên cứu về việc sử dụng mạng xã hội, nói rằng TikTok và Instagram là các nền tảng chiếm ưu thế trong giới trẻ hiện nay. Serrano cho thấy, liên quan đến hành vi của người dùng các mạng xã hội, vốn có “kiến trúc thị giác cơ bản này, phơi bày trước công chúng ngày càng tăng, những khía cạnh trong cuộc sống của họ mà trong những thời điểm lịch sử khác vốn được coi là thuộc phạm vi riêng tư”.

Chúng ta rơi vào tình trạng chia sẻ nhiều hơn mức cần thiết, khiến người khác biết về thói quen thường ngày của chúng ta, về chi tiết ngôi nhà của chúng ta, về các thành viên trong gia đình và về mọi thứ hiển thị trong hình ảnh, video, hoặc live stream. Khi thói quen chia sẻ này được bình thường hóa, thì không chỉ tính bảo mật gặp rủi ro mà còn làm cho chúng ta cảm thấy như thể mình không còn tồn tại nếu không sử dụng mạng xã hội.

Những gì bạn chia sẻ trên mạng xã hội không còn thuộc về bạn nữa

Sau khi đăng nội dung nào đó trên nền tảng mạng xã hội, bạn sẽ mất quyền kiểm soát và nhiều quyền của mình đối với những gì mình đã đăng. Nội dung đó ngay lập tức có thể được lưu hành ở nhiều nơi trên thế giới và bạn không biết những ai sẽ tiếp cận nó hoặc điều này có thể ảnh hưởng đến bạn như thế nào.

Vẫn biết rằng, mặc dù bạn có thể xóa nội dung khỏi tài khoản mạng xã hội của mình nhưng nếu người khác đã lưu hình ảnh hoặc video mà bạn đã tải lên thì bạn không thể xóa nội dung đó hoàn toàn được nữa. Vì vậy, trước khi đăng tải, bạn cần tin chắc rằng nội dung đó không gây hại cho bản thân hoặc ai đó.

Cụ thể, chúng ta cần tự vấn: Liệu lợi ích của việc đăng thông tin này có lớn hơn sự rủi ro chăng?



Tránh chia sẻ địa điểm của bạn

Nghiên cứu do công ty bảo mật máy tính Kaspersky Lab thực hiện năm 2017 cho thấy 87% người dùng mạng xã hội chia sẻ video và hình ảnh về chuyến du lịch của họ. Điều này tạo điều kiện cho những kẻ xấu có thể dễ dàng theo dõi và tiến hành các hành vi bất hợp pháp, chẳng hạn như đột nhập vào nhà của họ khi họ đi vắng.

Thật kinh ngạc biết bao khi thông tin mà người khác có thể suy ra từ một bức ảnh. Josemonkey là một ví dụ điển hình cho điều này: Là một người dùng TikTok, Josemonkey trở nên nổi tiếng khi, chỉ dựa trên một đoạn video hoặc một bức ảnh gửi cho mình, anh có thể tìm ra những người theo dõi (followers) anh ở đâu trên thế giới.

Josemonkey thực hiện toàn bộ việc này trong vài phút hoặc đôi khi vài tiếng đồng hồ, dựa trên việc phân tích từng chi tiết xuất hiện trong ảnh hoặc video. Mặc dù Josemonkey chỉ làm điều này khi được yêu cầu và với mục đích giải trí nhưng không thiếu những người khác cống hiến hết mình cho việc theo dõi và tìm kiếm vị trí chính xác của người khác bằng cách sử dụng sự hiện diện của họ trên mạng xã hội cho những mục đích ít vô hại hơn.

Một vài lời khuyên thực tế

Theo kinh nghiệm, Josemonkey và những tổ chức về mạng xã hội khuyên chúng ta không nên chia sẻ nội dung về:

- Những địa điểm chúng ta thường xuyên ghé thăm và chúng ta đến đó với ai;

- Hình ảnh, tên của con cái, người thân của chúng ta vì điều này dễ dàng làm lộ danh tính của họ hơn;

- Thông tin cá nhân, địa chỉ, nơi làm việc, lịch trình sinh hoạt, v.v…

Hãy nhớ rằng bạn, gia đình bạn, và những người liên quan tham gia hoạt động thì tất cả hình ảnh, video của hoạt động ấy thuộc quyền sở hữu chung, do đó, bạn hãy đảm bảo có được sự đồng ý của họ trước khi chia sẻ về hoạt động ấy.

Bạn cũng có thể xem lại sự cài đặt quyền riêng tư của mình và chỉ đồng ý kết bạn và theo dõi (followers) những người mà bạn thực sự biết về họ.

Ngoài ra, cũng không cần thiết phải chia sẻ điều gì đó vào thời điểm chính xác nó xảy ra. Ngoài việc để bạn tập trung tận hưởng khoảnh khắc hiện tại nhiều hơn, bạn có thể tránh được việc khiến những người có ý định không tốt biết chính xác bạn đang ở đâu trong một thời điểm cụ thể.

 
***

Là Kitô hữu, chúng ta lại càng phải cẩn trọng hơn nữa, mỗi khi đăng thông tin lên mạng xã hội, vì nhiều khi thông tin ấy không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật của chúng ta, mà còn có thể ảnh hưởng đến đời sống đức tin, đức ái của chính chúng ta, của những người thân, và gây cớ vấp phạm cho người khác.

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm

Chuyển ngữ từ: aleteia.org
Nguồn: tgpsaigon.net


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.