CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Thánh tích hai Chân phước Frassati và Acutis được đưa về Roma trong Ngày Năm Thánh Giới trẻ Theo thông tin từ trang worldyouthday.com, thánh tích của hai Chân phước trẻ sắp được tuyên thánh vào ngày 7/9/2025 - Pier Giorgio Frassati và Carlo Acutis - sẽ được đưa về Roma để các bạn trẻ kính viếng trong Ngày Năm Thánh Giới Trẻ từ 28/7 đến 3/8/2025. Đọc tất cả   Giáo lý viên Andrew Goh 88 tuổi phục vụ người già bị bỏ rơi ở Singapore Trong Giáo hội Công giáo ở Singapore, ông Andrew Goh, giáo lý viên 88 tuổi không chỉ được biết đến là người có khả năng nói nhiều ngôn ngữ, nhưng còn là người đã dấn thân trong 34 năm loan truyền Lời Chúa cho những người già và những ai không thể đến nhà thờ. Đọc tất cả   Các giáo xứ Công giáo ở Áo rung chuông nhắc mọi người về nạn đói trên thế giới Nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về nạn đói trên toàn cầu, chuông nhà thờ tại các giáo xứ Công giáo trên khắp nước Áo sẽ vang lên trong vòng năm phút vào lúc 15 giờ chiều thứ Sáu, ngày 25/7, theo truyền thống giờ tưởng niệm cái chết của Chúa Giêsu Kitô. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô XIV mời gọi các tu sĩ Dòng Đa Minh lắng nghe Thánh Thần Trong thư gửi đến các tu sĩ Đa Minh đang tham dự Tổng Tu nghị tại thành phố Cracovia bên Ba Lan, từ ngày 19/7 đến 08/8, Đức Thánh Cha Lêô XIV mời gọi các tu sĩ lắng nghe Chúa Thánh Thần, và trong hoạt động giảng thuyết cần quan tâm đến: những người vẫn chưa biết Chúa Giêsu, các tín Kitô hữu, những người xa Giáo hội và những người trẻ. Đọc tất cả   HĐGM Haiti kêu gọi chính phủ giải quyết khủng hoảng an ninh quốc gia Các Giám mục Haiti gửi thư cho các tín hữu và những người thiện chí, bày tỏ lập trường của Hội đồng Giám mục Haiti về cuộc khủng hoảng an ninh quốc gia và Dự thảo Hiến pháp năm 2025. Đọc tất cả   Điểm qua một số nhóm bạn trẻ các nước tham dự Ngày Năm Thánh Giới trẻ Cho đến nay, nhiều nhóm bạn trẻ thuộc các giáo phận của Ý cũng như từ nhiều quốc gia khác nhau đã chuẩn bị hoặc đã lên đường tham dự Ngày Năm Thánh Giới trẻ, được tổ chức tại Roma từ ngày 28/7 đến 3/8/2025, với cao điểm là hai sự kiện do Đức Thánh Cha Lêô XIV chủ sự tại khu vực Tor Vergata: đêm canh thức vào tối ngày 2/8, và Thánh lễ vào sáng ngày 3/8. Đọc tất cả   Tổng giáo phận Köln không thực hành việc chúc lành cho các cặp đôi ngoài hôn nhân Công giáo Tổng giáo phận Köln ở Đức đã thông báo sẽ không thực hiện chỉ thị có tên “Chúc lành cho các cặp đôi yêu nhau”, những người sống trong tình trạng “bất thường”, bao gồm cả những người ly dị tái hôn và các cặp đồng tính. Chỉ thị được Hội đồng Giám mục Đức mới ban hành. Tổng giáo phận giải thích rằng sẽ thi hành các hướng dẫn của Tòa Thánh, bao gồm cả tài liệu “Fiducia supplicans”. Đọc tất cả   Năm Thánh Giới trẻ, thế giới quy tụ về Roma cho “khoảnh khắc được mong đợi nhất” của Năm Thánh “Khoảnh khắc được mong đợi nhất” của Năm Thánh sẽ chứng kiến Roma mở ra “với thế giới”, gồm cả những khu vực đang chịu tổn thương nặng nề vì xung đột. Để qua việc gặp gỡ và chia sẻ với những người đồng tuổi, mỗi bạn trẻ có thể cảm nhận được “một cái ôm” và trung thành với lời mời gọi trở thành những “lính canh buổi sáng” mà Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh cách đây 25 năm. Đọc tất cả   “Pétros ení”: Trải nghiệm kỹ thuật số độc đáo tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô Triển lãm mang tên “Pétros ení” – “Phêrô ở đây”, được khai mạc vào ngày 22/7 tại Đền thờ Thánh Phêrô, giới thiệu về vị Tông đồ trưởng trong ánh sáng đức tin, nghệ thuật và công nghệ hiện đại. Đây là một trải nghiệm nhập vai được thực hiện bởi Cơ quan bảo trì và quản trị Đền thờ Thánh Phêrô phối hợp với Microsoft và các đối tác quốc tế. Đọc tất cả   ĐHY Pizzaballa: Giáo hội sẽ không bao giờ bỏ rơi người dân Gaza đau khổ Tại buổi họp báo sau chuyến viếng thăm mục vụ Gaza, Đức Hồng y Pierbattista Pizzaballa nói rằng Chúa Kitô hiện diện ở Faza nói những người bị thương, nơi những hành động thương xót, trong từng bàn tay đón nhận người đau khổ. Giáo hội không bao giờ bỏ rơi người dân Gaza khốn khổ. Đọc tất cả  

Tin Tức

Chúa Nhật XXIII TN A - Sửa Lỗi Cho Nhau

04/09/2023 - 26
Chúa Nhật XXIII TN A
(Mt 18,15-20)
Sửa Lỗi Cho Nhau


“Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã chinh phục được người anh em.” (Mt 18,15) 

Lời Chúa hôm nay nói lên mối tương quan giữa người với người trong cuộc sống chung. Nhân vô thập toàn, mỗi người đều có những sai lỗi khuyết điểm của mình. Chúa Giêsu muốn chúng ta sửa lỗi cho nhau để cuộc sống mỗi ngày nên hoàn thiện hơn. Điều quan trọng là sửa lỗi trong sự tôn trọng, ban đầu là nhắc nhở riêng cá nhân người đó, nếu vẫn còn lỗi phạm mới đưa thêm một hay hai người nữa và nếu chưa có kết quả, sau đó mới đưa đến cộng đoàn. Chúa Giêsu còn nhấn mạnh đến mối hiệp thông với nhau trong cầu nguyện vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Chúa, thì có Chúa hiện diện. 

Chúng ta ý thức rằng đã là người ai cũng sai lỗi. Thánh Gioan viết: “Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình và sự thật không ở trong chúng ta. Nếu chúng ta thú nhận tội lỗi, Thiên Chúa là Đấng trung thành và công chính sẽ tha tội cho chúng ta, và sẽ thanh tẩy chúng ta sạch mọi điều bất chính.” (1Ga 1,8-9). Điều quan trọng là chúng ta nhận ra mình sai lỗi để khiêm tốn và thông cảm trước những lỗi phạm của người khác. Hơn nữa, chúng ta tạ ơn Chúa Giêsu vì Ngài bầu cử cho chúng ta trước tòa Chúa: “Nếu ai phạm tội, thì chúng ta có một Đấng Bảo Trợ trước mặt Chúa Cha: đó là Đức Giêsu Kitô, Đấng Công Chính” (1Ga 2,1b). 

Chúng ta liên đới với tha nhân và có trách nhiệm xây dựng cuộc sống ngày càng trong sạch lành mạnh. Do đó, chúng ta không dửng dưng làm ngơ trước lầm lỗi của anh chị em xung quanh, nhất là những lầm lỗi gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội. Chúng ta cảm thông với yếu đuối của tha nhân, nhưng không bỏ qua sự xấu trong cộng đoàn. Sách luật viết: “Ngươi không được để lòng ghét người anh em, nhưng phải mạnh dạn quở trách người đồng bào, như thế, ngươi sẽ khỏi mang tội vì nó. Ngươi không được trả thù, không được oán hận những người thuộc về dân ngươi. Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình.” (Lv 19,17-18) 

Chúng ta ý thức mình còn nhiều thiếu sót để nhường nhịn tha thứ cho người khác như Chúa mời gọi: “Dù nó xúc phạm đến anh một ngày bảy lần, rồi bảy lần trở lại nói với anh: “Tôi hối hận” thì anh cũng phải tha cho nó.” (Lc 17,4). Nhưng nếu người đó vẫn sai lỗi ảnh hưởng đến cộng đoàn, chúng ta nhắc bảo để họ sửa đổi thăng tiến. Thay vì bực bội, buồn phiền và nói sau lưng, chúng ta gặp gỡ trực tiếp, đúng nơi đúng lúc để góp ý chân thành. Những lời nói nhã nhặn, ôn tồn, đối thoại trong yêu thương, xây dựng sẽ đổi mới cuộc đời. Tránh những la lối, va chạm hay lên mặt dạy đời làm người khác phản kháng mất bầu khí an hoà cảm thông. Chúng ta can đảm nói cho nhau sự thật để giúp nhau sửa đổi “cho đến khi tất cả chúng ta đạt tới sự hiệp nhất trong đức tin và trong sự nhận biết Con Thiên Chúa, tới tình trạng con người trưởng thành, tới tầm vóc viên mãn của Đức Ki-tô.” (Ep 4,13) 

Đặt mình vào vị trí của người được nhắc bảo, chúng ta khiêm tốn đón nhận góp ý xây dựng của người khác để chỉnh đốn bản thân. Nhất là chúng ta nhận ra mình sai lỗi để xin lỗi và cố gắng uốn nắn sửa đổi nên tốt hơn. Có can đảm nhận lỗi chúng ta mới sửa đổi được. Nếu những lời nhắc bảo của người khác chưa đúng, chúng ta lắng nghe, đối thoại và lấy đó làm kinh nghiệm cho mình. Còn nếu lời góp ý đúng, chúng ta cảm ơn họ vì nhờ họ mà chúng ta nên người. Nhà hiền triết Tuân Tử nói rằng: “Kẻ khen ta mà khen thật là bạn ta, kẻ chê ta mà chê thật là thầy ta, còn kẻ nịnh hót tâng bốc ta chỉ làm hại ta mà thôi.”

Những hành vi sai trái thường gây gương mù gương xấu cho người khác. Đôi khi những người đó nói hay làm những hành vi sai trái không nghĩ những điều đó xúc phạm đến người khác. Chúng ta là những người có trách nhiệm như cha mẹ, thầy cô, anh chị, Giáo lý viên... có bổn phận sửa lỗi để người vi phạm ý thức chỉnh đốn lại lối sống cho phù hợp. Điều cần thiết là sửa lỗi thế nào và với cách thế nào để người nghe đón nhận. Nếu thiếu tôn trọng và tế nhị đôi khi còn tạo khoảng cách giữa người gây lỗi và người sửa lỗi. Thật không dễ để một người nhận mình có lỗi vì họ thường tìm lý do để biện minh cho lời nói và việc làm sai trái của mình. 

Trong bài đọc một trích sách ngôn sứ Edêkiel, Chúa nói chúng ta phải có trách nhiệm cảnh cáo người gian ác từ bỏ con đường xấu xa, nếu không thì chúng ta phải trả lẽ về điều đó. Ngược lại: “Nếu ngươi đã báo cho kẻ gian ác phải từ bỏ con đường của nó mà trở lại, nhưng nó không trở lại, thì nó sẽ phải chết vì tội của nó; còn ngươi, ngươi sẽ cứu được mạng sống mình.” (Edêkien 33,9). Trong thư gửi giáo đoàn Rôma, Thánh Phaolô nhắn nhủ: “Anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân tương ái; vì ai yêu người, thì đã chu toàn Lề Luật.” (Rm 13,8). Thật thế, khi yêu thương, chúng ta luôn muốn điều tốt cho người khác: không ngoại tình, không giết người, không trộm cắp, không ham muốn điều bất chính. Khi yêu thương anh em, chúng ta sẽ có sáng kiến để nhắc nhở sửa lỗi cho nhau trong Chúa cách chân thành mà không tự ái hay ghen ghét. 

Sau cùng, chúng ta cùng hợp nhau cầu nguyện để xin ơn Chúa biến đổi chúng ta và anh chị em xung quanh như Chúa mời gọi: “Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ.” (Mt 18,20). Xin Chúa hiện diện, thánh hóa và biến đổi những yếu hèn sai lỗi của chúng ta nên tốt lành thánh thiện. Việc sửa lỗi huynh đệ này đem lại lợi ích cho họ và cho chính mình, như Thánh Giacôbê viết: “Kẻ nào làm cho một tội nhân bỏ đường lầm lạc mà trở về, thì cứu được linh hồn ấy khỏi chết và che lấp được muôn vàn tội lỗi của mình.” (Gc 5,20)

Lạy Chúa, Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng con can đảm và kiên nhẫn sửa lỗi để giúp nhau sống đúng phẩm giá làm người và làm con Chúa. Xin cho chúng con trước tiên khiêm tốn nhận ra những yếu đuối lỗi lầm của mình và sửa đổi. Sau đó mới chân thành góp ý sửa sai người khác cách khôn ngoan, kín đáo và tế nhị, hầu giúp họ thay đổi đời sống nên hoàn thiện hơn. Với tình yêu thương, xin cho chúng con ý thức rằng ai cũng có khiếm khuyết lỗi lầm để thông cảm bỏ qua cho nhau. Ước mong sao qua cầu nguyện, kiên trì đối thoại và góp ý chân tình, nhiều người hoán cải trở về với Chúa. Xin Chúa hiện diện giữa chúng con khi chúng con cầu nguyện nhân danh Chúa trong niềm tin và tình yêu để giúp nhau thăng tiến và trưởng thành hơn. Amen.
Sr. Maria Kim Yến, MRP


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.