CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển...., trang chính thức  http://www.gxthanhtamhonai.vn - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA CHO NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI LẦN THỨ 39 Ngày 17/9, Phòng báo chí Toà thánh đã công bố Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 39 với chủ đề: “Những người cậy trông Đức Chúa thì được thêm sức mạnh (Is 40, 31). Năm nay, ngày Giới trẻ Thế giới sẽ được cử hành theo cấp giáo phận vào Chúa nhật ngày 24/11/2024, lễ Chúa Kitô Vua Vũ trụ. Sau đây là nội dung Sứ điệp của Đức Thánh Cha: Đọc tất cả   Nhiều linh mục được nhớ đến trong “Ngày Thế giới những người bị lưu đày đến Siberia” 85 năm trước, vào ngày 17/9/1939, Hồng quân Liên Xô đã phá vỡ hiệp ước không xâm lược Ba Lan và tiến vào lãnh thổ Cộng hòa Ba Lan. Ngày 17/9 được Ba Lan kỷ niệm như “Ngày Thế giới những người bị lưu đày đến Siberia” để tưởng nhớ số phận bi thảm của những người Ba Lan bị Liên Xô đày đến Siberia; trong số này có các giáo sĩ Ba Lan. Đọc tất cả   “Lễ hội Phép lạ” thu hút hơn nửa triệu tín hữu hành hương ở Argentina Ngày 15/9 vừa qua, hơn 650 ngàn tín hữu hành hương đã quy tụ về thành phố Salta của Argentina để cử hành Lễ Chúa và Đức Trinh nữ Phép lạ. Trong bài giảng, Đức Tổng Giám mục Jorge García Cuerva của Buenos Aires nói rằng “Chúng ta muốn để mình được Chúa nhìn thấy bằng ánh mắt thương xót của Người, ánh mắt chữa lành vết thương của tâm hồn...”. Đọc tất cả   ĐHY Gracias: ĐTC Phanxicô muốn thay đổi vai trò của các Sứ thần Tòa Thánh Đức Hồng y Oswald Gracias, Tổng giám mục Bombay ở Ấn Độ, đã được bổ nhiệm làm điều phối viên của nhóm nghiên cứu sẽ đánh giá hoạt động và vai trò của các Sứ thần Tòa Thánh. Ngài chia sẻ rằng Đức Thánh Cha muốn nhấn mạnh vai trò của các Sứ thần là giúp đỡ các giám mục địa phương. Đọc tất cả   Toà Thánh tiếp tục hướng đến thế giới không vũ khí hạt nhân Phát biểu tại phiên họp thứ 68 của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Ngoại trưởng Toà Thánh, ủng hộ cam kết của tổ chức này đối với việc không phổ biến vũ khí hạt nhân và đảm bảo sự an toàn của các nhà máy điện hạt nhân Đọc tất cả   Đức Thánh Cha gởi đại diện đến các cử hành mừng 350 thiết lập TGP Quebec Tổng Giáo Phận Quebec của Canada mừng 350 năm thiết lập, Đức Thánh Cha bổ nhiệm Đức Hồng Y Jean-Marc Aveline, Tổng Giám Mục Marseille của Pháp, làm đặc sứ của ngài cho các hoạt động cử hành Năm Thánh của Tổng Giáo Phận, từ ngày 20 đến 22/9. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Năm Thánh 2025, hành hương, không du lịch Trong sứ điệp cho Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 39 với chủ đề: “Những người cậy trông Đức Chúa thì được thêm sức mạnh (Is 40, 31), Đức Thánh Cha khuyến khích những người trẻ đón nhận những thách đố cuộc sống với hy vọng và sự kiên trì. Đọc tất cả   Tiếp kiến chung 18/09/2024 - ĐTC Phanxicô: Tôi nhìn thấy một Giáo hội sống động tại Á Châu và Châu Đại dương Trở về sau chuyến tông du thứ 45 tại nước ngoài, viếng thăm 4 nước Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore, tại buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư ngày 18/9/2024, Đức Thánh Cha đã chia sẻ với các tín hữu hiện diện tại quảng trường Thánh Phêrô về những trải nghiệm tuyệt vời ngài đã có tại các nước này. Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến sự sinh động của các Giáo hội ở những nước mà các tín hữu chỉ là một thiểu số, và Giáo hội phát triển bởi sự hấp dẫn chứ không nhờ chiêu dụ tín đồ. Đọc tất cả   Cuộc đối thoại Trung Quốc-Tòa Thánh và "chủ nghĩa thực tế" của ĐTC Phanxicô Trong cuộc gặp gỡ với giới truyền thông trên chuyến bay từ Singapore về Roma, ĐTC Phanxicô đã xác định kết quả của các cuộc đối thoại với chính phủ Bắc Kinh là “tốt” và nói rằng “ngay cả đối với việc bổ nhiệm các giám mục, chúng tôi cũng đang làm việc với thiện chí”. Ngay cả khi cuộc đối thoại này và Thỏa thuận tạm thời không tránh khỏi những lời chỉ trích trên báo chí quốc tế, quan điểm của ĐTC Phanxicô vẫn được chứng minh bằng dữ liệu tích cực mới nhất. Đọc tất cả   Tổng Giám mục Tokyo cảnh báo chống lại việc gạt người già ra ngoài lề Trong bài giảng Thánh lễ Chúa Nhật ngày 15/9/2024, ngày Giáo hội Nhật Bản cử hành Ngày Thế giới ông bà và người cao tuổi, Đức Tổng giám mục Isao Kikuchi của Tokyo đã kêu gọi “tương tác nhiều hơn giữa thế hệ trẻ và thế hệ già”, đồng thời cảnh báo chống lại việc gạt người già ra bên lề ngày càng tăng khi Nhật Bản đang phải vật lộn với tỷ lệ sinh giảm nhanh chóng và dân số già đi. Đọc tất cả  

Tin Tức

Chúa Nhật XIII TN - Từ Bỏ Để Theo Chúa

20/06/2022 - 23
Chúa Nhật XIII TN C
TỪ BỎ ĐỂ THEO CHÚA
Lc 9,51-62



“Đang khi Thầy trò đi đường thì có kẻ thưa Người rằng: "Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo." Người trả lời: "Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu." (Lc 9,57-58)

Mở đầu Tin mừng hôm nay là cảnh Chúa Giêsu sai các sứ giả đi trước để dọn đường chuẩn bị cho Ngài đến Giêrusalem, nhưng dân làng Samari không đón tiếp họ. Hai môn đệ Giacôbê và Gioan nói với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu huỷ chúng nó không?” (Lc 9,55) nhưng Chúa Giêsu quay lại quở mắng các ông, rồi Thầy trò đi sang làng khác. Chúa Giêsu chống lại phản ứng bạo lực đối với người Samari. Ngài chấp nhận bị khước từ và cho các môn đệ hiểu rằng theo Ngài là hy sinh, đón nhận cái giá của việc theo Thầy. Dù vậy Ngài không hề dừng lại hay do dự trì hoãn trước quyết định hoàn tất sứ vụ của mình. 

Bài Tin mừng còn thuật lại việc ba người muốn theo Chúa Giêsu làm môn đệ. Ngài đòi hỏi những ai muốn theo Ngài phải có thái độ từ bỏ dứt khoát. Trường hợp thứ nhất một người xin đi theo Chúa Giêsu nhưng Ngài nói: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu” (Lc 9,58). Chính Chúa Giêsu đã sống nghèo từ lúc sinh đến lúc chết. Ngài sinh ra trong cảnh nghèo, khi đi rao giảng nay đây mai đó, không có một nơi ở cố định và trên thập giá Ngài bị đóng đinh trần trụi. Liệu chúng ta có can đảm thanh thoát với những của cải vật chất để theo Chúa trong cuộc sống thanh đạm như thế không? 

Trường hợp thứ hai Chúa Giêsu mời gọi một người khác “Anh hãy theo tôi!” (Lc 9,59). Anh ta sẵn sàng đi theo Chúa nhưng xin về chôn cất cha rồi mới theo. Anh muốn chu toàn bổn phận thiêng liêng của người làm con theo luật Chúa: “Ngươi hãy thờ cha kính mẹ” (Mt 15,4). Việc báo hiếu cha mẹ là quan trọng vì nghĩa tử nghĩa tận, thế mà Chúa Giêsu muốn anh ưu tiên việc rao giảng Nước Thiên Chúa trước. Hẳn chúng ta cũng nặng tình cảm với cha mẹ và gia đình, Chúa Giêsu muốn chúng ta kính trọng và yêu thương những người trong gia đình mình. Nhưng Ngài nêu bật rằng việc đi theo Ngài đòi hỏi một sự đoạn tuyệt với các tương quan, để tận tâm cho việc nước Chúa.

Trường hợp thứ ba cũng tương tự như vậy, có người xin đi theo Chúa Giêsu nhưng xin về từ giã gia đình mình trước đã. Ngài muốn anh ta dứt khoát lựa chọn, thoát ly khỏi tình cảm gia đình: “Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đàng sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa” (Lc 9,62). Vì nếu theo Chúa mà còn bị ràng buộc bởi những tình cảm gia đình, hay những kỷ niệm của quá khứ thì làm sao tận tâm tận lực lo cho Nước Thiên Chúa được? Ngài còn nhấn mạnh: “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được” (Lc 14,26). Chúa Giêsu không dạy chúng ta sống vô cảm hay bất hiếu nhưng Ngài muốn chúng ta can đảm tìm kiếm Nước Thiên Chúa trước, còn những sự khác Chúa sẽ lo cho sau. Liệu chúng ta có đáp ứng được đòi hỏi của Chúa để từ bỏ gia đình mà bước theo Ngài không?

Chúng ta tự hỏi, những đòi hỏi của Chúa có vẻ gay gắt quá, thế những người đã theo Chúa có thanh thoát ngay từ đầu không? Chắc là không, nhưng Chúa huấn luyện dần dần theo thời gian. Chúng ta thấy hai tông đồ Giacôbê và Gioan cũng mong được địa vị chức quyền nên nài nỉ mẹ mình đến gặp Chúa Giêsu: “Xin Thầy truyền cho hai con tôi đây, một người ngồi bên hữu, một người bên tả Thầy trong Nước Thầy.” (Mt 20,20). Có thể ban đầu chúng ta muốn theo Chúa để được thứ này thứ kia, nhưng dần dần Chúa thanh lọc ý muốn của chúng ta, để chúng ta nhận ra không thể đi khác con đường Chúa đã đi là phải qua đau khổ rồi mới đến vinh quang được. Khi theo Chúa, chúng ta chấp nhận những thiệt thòi, hy sinh, từ bỏ ý riêng để thánh ý Chúa được thể hiện nơi chúng ta. Chỉ khi chúng ta dứt khoát với những gì còn cản lối bước, chúng ta mới thanh thoát để theo Chúa được. 

Theo Chúa đòi hỏi chúng ta từ bỏ những gì dù gắn bó thân thiết với chúng ta nhưng cản đường không cho chúng ta kết hiệp với Chúa cách thâm sâu được. Chỉ khi chúng ta không còn gì cản trở, chúng ta mới sống trọn vẹn cho Chúa. Từ đó, chúng ta sẵn sàng theo Chúa trên con đường hẹp, chấp nhận cuộc sống bấp bênh nay đây mai đó và có nguy cơ bị bách hại. Như Thánh Phaolô cảm nghiệm: “Những gì xưa kia tôi cho là có lợi, thì nay, vì Đức Ki-tô, tôi cho là thiệt thòi. Hơn nữa, tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Ki-tô Giê-su, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Ki-tô và được kết hợp với Người.” (Pl 3,7-8).

Khi từ bỏ mọi sự để theo Chúa, chúng ta sẽ sống thanh thoát nhẹ nhàng chỉ bận tâm loan truyền Triều Đại Nước Thiên Chúa. Thật vậy, khi không có một sự ràng buộc nào về tình cảm gia đình, của cải vật chất, địa vị… chúng ta chỉ lo phụng sự Chúa, yêu thương quên mình và quảng đại phục vụ tha nhân. Đúng như Chúa nói: “Ai muốn theo Thầy phải bỏ mình, vác thập giá hàng ngày mà đi theo Thầy” (Lc 9,23). Từ bỏ mọi sự cũng có nghĩa là chúng ta tín thác cậy trông vào Chúa, không quá bận tâm lo lắng đến những nhu cầu của gia đình mình, không quá bám víu vào sự an toàn, những tình cảm con người hoặc quá khứ, để cuộc đời chúng ta chỉ thuộc về một mình Chúa mà thôi. 

Lạy Chúa, Chúa mời gọi chúng con dứt khoát từ bỏ những gì hấp dẫn đời sống chúng con như giàu có, danh vọng, địa vị, khoái lạc... để theo Chúa sống hướng thượng, yêu thương phục vụ. Xin Chúa giúp chúng con thanh thoát để đáp trả lời mời gọi của Chúa, không ngại lên đường dù có nhiều bất ổn phía trước. Với lòng tín thác vào Chúa, chúng con nguyện theo Chúa cách tự do, thanh thoát, nhẹ nhàng để tìm kiếm phụng sự Chúa trong mọi người. Chúng con biết còn nhiều điều hấp dẫn chi phối đời sống chúng con, làm chúng con chùng bước trên đường theo Chúa. Xin Chúa giải phóng chúng con khỏi những vướng bận đó để chúng con sống cho những giá trị tốt đẹp hơn và nhất là trở nên giống Chúa mỗi ngày một hơn. Amen.

Sr. Maria Kim Yến, MRP


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.