CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Đức Thánh Cha Lêô XIV viếng mộ Đức cố Giáo hoàng Phanxicô Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết vào chiều thứ Bảy ngày 10/5/2025, trên đường trở về Vatican sau khi viếng Đền thánh Đức Mẹ Chỉ bảo Đàng lành ở Genazzano, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã đến Đền thờ Đức Bà Cả và cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ Salus Populi Romani và tại lăng mộ của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô XIV viếng Đền thánh Đức Mẹ Chỉ bảo đàng lành ở Genazzano Chiều thứ Bảy ngày 10/5/2025, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã viếng thăm Đền thánh Đức Mẹ Chỉ bảo đàng lành ở Genazzano, cách Roma khoảng 60 km. Ngài nói rằng ngài "rất muốn đến đây trong những ngày đầu tiên của Sứ vụ mới ... mà Giáo hội đã giao phó cho tôi". Đọc tất cả   Châm ngôn và Huy hiệu của Đức Giáo Hoàng Lêô XVI Châm ngôn "In Illo uno unum" (Trong Đấng duy nhất, chúng ta là một) là câu trích từ bài giảng của Thánh Augustinô mà Đức Giáo hoàng đã chọn làm khẩu hiệu giám mục của ngài. Trên huy hiệu, hình ảnh cuốn sách đóng, có trái tim bị mũi tên đâm xuyên qua cũng là một cách nhắc nhớ đến vị Giám mục thành Hippo. Đọc tất cả   Thánh Giá của Đức Lêô XIV có thánh tích của hai Thánh Augustinô và Monica Vào ngày được bầu chọn, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã đeo một Thánh Giá đeo ngực có thánh tích của các vị thánh có liên quan đến dòng Augustinô: thánh tích của Thánh Augustinô và Thánh Monica. Đọc tất cả   Ảnh chính thức của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV Văn phòng Cử hành Phụng vụ Giáo Hoàng đã công bố bức ảnh chính thức của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV, kèm theo chữ ký của ngài và ngày ngài được bầu chọn. Như thường lệ, hình ảnh này sẽ được gửi đến tất cả các văn phòng và cơ quan của Tòa Thánh. Đọc tất cả   Giáo hội Ấn Độ và Pakistan cầu nguyện cho hoà bình Các Giám mục Ấn Độ và Pakistan cùng lên tiếng kêu gọi các tín hữu cầu nguyện cho hoà bình, khẳng định rằng chiến tranh luôn là một thất bại và không phục vụ cho bất kỳ ai. Mọi vấn đề, ngay cả giữa các quốc gia, đều có thể được giải quyết, không cần bạo lực. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô XIV gặp gỡ Hồng y đoàn Sáng thứ Bảy, ngày 10/5/2025, trong cuộc gặp gỡ với Hồng y đoàn, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã nhấn mạnh rằng ngài tiếp tục con đường mà Giáo hội hoàn vũ đã thực hiện trong nhiều thập kỷ sau Công đồng Vatican II, và giải thích tại sao lấy tên Lêô XIV. Đọc tất cả   Các lãnh đạo các Giáo hội Kitô trên thế giới chào mừng Đức Thanh Cha Lêô XIV Sau khi Đức Hồng y Robert Francis Prevost được bầu chọn làm Giáo hoàng, nhiều vị lãnh đạo của các cộng đồng Anh giáo, Chính Thống giáo và Tin Lành trên thế giới đã gửi thông điệp và tuyên bố nhấn mạnh cam kết chung về sự hiệp nhất, hòa bình và chứng tá hợp tác theo tinh thần đối thoại. Đọc tất cả   Các tu sĩ Dòng Augustinô: Đức Lêô XIV là một món quà cho toàn thế giới Mặc dù hết sức ngạc nhiên khi đón nhận tin Đức Hồng y Robert Francis Prevost, một người anh em cùng dòng được bầu chọn làm Giáo hoàng, các tu sĩ Dòng Augustinô cũng nhận định rằng Đức tân Giáo hoàng là một món quà cho toàn thể Giáo hội. Đọc tất cả   ĐTC Lêô XIV tạm thời xác nhận các vị trí lãnh đạo và các thành viên của Giáo triều Roma Đức Thánh Cha Lêô XIV bày tỏ mong muốn "dành một khoảng thời gian nhất định để suy tư, cầu nguyện và đối thoại, trước khi đề cử hoặc xác nhận chính thức" các lãnh đạo và các thành viên của các cơ quan Giáo triều Roma. Đọc tất cả  

Tin Tức

Chúa Nhật II MC Năm A - Chiêm Ngắm Vinh Quang Chúa

27/02/2023 - 36
Chúa Nhật II Mùa Chay A
Mt 17,1-9
Chiêm Ngắm Vinh Quang Chúa



“Có tiếng từ đám mây phán rằng: "Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người!”  (Mt 17,5)

Chúa nhật thứ II Mùa Chay, thánh sử Matthêu cho chúng ta chiêm ngắm vẻ huy hoàng của Chúa Giêsu khi Ngài hiển dung trên núi. Chúa biến đổi hình dạng trước mắt ba môn đệ và cho các ông được thấy trước vinh quang Nước Trời. Đó cũng là mạc khải để chúng ta nhận biết Thiên Chúa sẽ ban vinh quang cho tất cả những ai tin tưởng vào Ngài và tham gia vào chương trình cứu chuộc nhân loại của Ngài. Đang khi cầu nguyện, y phục Người trở nên trắng tinh chói loà vinh quang ánh sáng. Cả Môsê và Êlia cũng được biến đổi nên sáng láng rực rỡ khi đàm đạo với Chúa. Môsê đại diện cho Lề luật, đã đưa dân Chúa ra khỏi ách nô lệ Ai Cập và Êlia đại diện cho ngôn sứ lớn trong Cựu ước. 

Sự hiện diện của Môsê và Êlia trong cuộc biến hình nhằm loan báo vinh quang tương lai của Chúa Kitô. Khi chứng kiến quang cảnh đó, ông Phêrô mong muốn được ở lại trên núi để chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời này: “Lạy Ngài, chúng con ở đây, thật là hay! Nếu Ngài muốn, con xin dựng tại đây ba cái lều, một cho Ngài, một cho ông Mô-sê, và một cho ông Ê-li-a.” (Mt 17,4). Cùng lúc đó lời Chúa Cha chứng thực: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người!” (Mt 17,5). Nhờ kết hiệp thân tình với Chúa Cha mà Chúa Giêsu vâng phục đón nhận kế hoạch cứu độ của Cha đến hy sinh mạng sống mình. Thế nên, cuộc biến hình vinh quang này tỏ lộ Chúa Giêsu vâng phục Cha và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người như một phương thế tuyệt hảo. Chúng ta noi gương Ngài, vâng theo thánh ý Chúa Cha qua việc lắng nghe và thực hành lời Chúa mỗi ngày, để mưu ích cho chính mình và nhiều người khác.

Nhiều lần Chúa Giêsu loan báo cuộc khổ nạn cho các môn đệ nhưng các ông không hiểu và cũng chẳng chấp nhận. Ông Phêrô còn kéo riêng Ngài ra để ngăn cản Ngài đừng chấp nhận con đường đau thương đó (Mc 8, 32). Vì thế, Chúa củng cố niềm tin cho các ông qua cuộc hiển dung trên núi Tabor này. Ngài giúp cho các ông nhận biết giá trị của mầu nhiệm thập giá, là phải trải qua thập giá và cái chết đau khổ mới sống lại vinh quang và đem lại ơn cứu độ cho muôn người. 

Chính Chúa Giêsu đã trải qua nhiều đau khổ mới tiến vào vinh quang phục sinh, thì chúng ta cũng phải “chịu nhiều gian khổ mới được vào Nước Thiên Chúa” (Cv 14,21). Có theo Ngài trên con đường thập giá thì chúng ta mới có thể bước vào ánh sáng vinh quang của Ngài được: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” (Lc 9,23). Trong chương trình cứu độ của Chúa, thập giá và vinh quang là hai mặt không thể tách rời. Như Chúa Giêsu phải qua cái chết, để sống lại vinh quang và lên trời ngự bên hữu Thiên Chúa, thì chúng ta cũng phải từ bỏ mình, vác thập giá hằng ngày mới có thể theo Ngài được. Cuộc Hiển Dung liên kết một cách mầu nhiệm trong thân phận con người và vinh quang của cuộc sống mai sau. Chúng ta sẽ tiến vào quê trời và được thông phần vinh quang với Chúa, sau khi chịu đau khổ và chết. Chúng ta khát vọng về cuộc sống mai sau của mình và từng ngày hướng về quê hương đích thực: “Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giê-su Ki-tô từ trời đến cứu chúng ta.” (Pl 3, 20) 

Mùa Chay là dịp thuận tiện để chúng ta trở về bên Chúa, lắng nghe Lời Ngài, để được thanh luyện và biến đổi. Chúa đã quả quyết: “Ơn của Thầy đã đủ cho con, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối.” (2Cr 12,9) Chúa đang đồng hành để giúp chúng ta vượt thắng những cám dỗ của ma quỉ, thế gian và xác thịt. Xác tín được như thế, chúng ta can đảm chiến đấu với những khó khăn thử thách và đứng lên sau những vấp ngã để làm lại cuộc đời. Ngài đã nói: “Can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16,33). Chúng ta vững tin, can đảm chiến đấu hầu chiến thắng, không chỉ chính mình mà còn giúp những người khác tìm đến với Chúa để được biến đổi.

Suốt hành trình Mùa Chay, chúng ta trung thành bước theo Chúa trên con đường khổ nạn, thanh luyện mình trong những thử thách, để trở nên vững mạnh trong ơn sủng và tình yêu của Chúa. Kinh nghiệm của Thánh Phaolô cũng là kinh nghiệm của chúng ta: “Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn thì tôi lại cứ làm” (Rm 7,19). Thế nên, chúng ta cần có những giờ cầu nguyện gặp gỡ thân tình với Chúa để có thêm sức mạnh trước mọi thách đố và bền đỗ đến cùng: “Anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện” (Ep 4,23-24). Gắn bó chặt chẽ với Chúa Giêsu qua cái chết và sự Phục sinh của Ngài, chúng ta chết đi cho con người tội lỗi hầu được sống lại vinh quang: “Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người.” (Pl 3, 21)

Cuộc sống hằng ngày của chúng ta luôn cần được đổi mới, từ cơ thể vật chất cho đến đời sống thiêng liêng. Chúng ta không ngừng đổi mới bằng cách uốn nắn sửa đổi những thói hư tật xấu để trở nên tốt hơn. Nhìn lại những vấp váp lỗi lầm của mình, chúng ta thấy mình có những bài học và kinh nghiệm để lớn lên. Đó là những cơ hội giúp chúng ta mạnh mẽ vác thánh giá theo Chúa để được biến đổi nên giống Ngài hơn. Như thánh Phaolô, từ một người bắt đạo, đã trở thành người nhiệt thành rao giảng Tin Mừng của Chúa qua biến cố ngã ngựa trên đường đi Đamas. Chúng ta không chỉ chờ đến ngày Phục sinh mới được biến đổi, nhưng chúng ta đang được biến đổi từng ngày qua những chọn lựa sống của mình, hy sinh, cầu nguyện và làm cho cuộc sống này thêm tốt đẹp hơn. 

Lạy Chúa Giêsu, qua biến cố Hiển Dung của Chúa, chúng con nhận ra đàng sau dung mạo bình thường của Chúa ẩn giấu thực tại thần thiêng. Xin cho chúng con không ngừng tìm kiếm dung nhan hiền hậu bao dung và yêu thương của Chúa để trở nên giống Chúa hơn. Dù cuộc sống của chúng con còn nhiều khó khăn thử thách, đôi khi làm chúng con mệt mõi muốn bỏ cuộc, xin Chúa giúp chúng con vững tin vào Chúa và can đảm bước theo Chúa trên con đường Thập giá, để được chiến thắng vinh quang với Chúa. Mùa Chay là dịp chúng con trở về bên Chúa, sám hối lỗi lầm để được Chúa biến đổi. Xin cho chúng con đón nhận những gì Chúa cho xảy đến trong đời với tâm hồn bình an, yêu mến để mọi sự đều được thánh hoá trong tình Chúa tình người. Amen. 

Sr. Maria Kim Yến, MRP


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.