CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển...., trang chính thức  http://www.gxthanhtamhonai.vn - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Trung Tâm Thánh Mẫu Tà Pao: Đc. Giuse Đỗ Mạnh Hùng "khoe" về Mẹ Trước thềm cuộc họp của HĐGM Việt Nam tại Trung Tâm Thánh Mẫu Tà Pao, từ 16-20/09/2024, Vatican News Tiếng Việt có cuộc phỏng vấn với Đức Cha cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng. Đọc tất cả   Lần đầu tiên các Kitô hữu Iraq cùng cử hành lễ Thánh Giá chung Một khoảnh khắc lịch sử ở Erbil, miền bắc Iraq. Tại Ankawa, một vùng ngoại ô của thủ phủ của người Kurd Iraq nằm ở phía bắc đất nước, hàng trăm Kitô hữu Iraq đã cùng nhau cử hành Lễ Thánh giá, bắt đầu từ ngày 9/9 và kéo dài đến ngày 14/9/2024. Sự kiện vui mừng này được đánh dấu bằng những hy vọng lớn lao khi các Kitô hữu thuộc Công giáo, Chính Thống giáo và Assyria lần đầu tiên cùng nhau cử hành lễ tìm thấy Thánh Giá Chúa Giêsu. Đọc tất cả   Vatican phát hành tem kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Hoa Kỳ Vào sáng ngày 16/9/2024, tại Phòng Hội nghị của Bảo tàng Vatican, Đức Hồng y Fernando Vérgez Alzaga, Chủ tịch Phủ Thống đốc Thành Vatican, sẽ giới thiệu một con tem kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Hoa Kỳ. Đọc tất cả   ĐTC Phanxicô: Những ý định tốt sẽ trở nên vô ích nếu chúng ta không phục vụ nhau cách cụ thể Gặp gỡ 1500 tham dự viên cuộc hành hương do các giáo sĩ dòng Teatini tổ chức nhân kỷ niệm 500 năm thành lập dòng, Đức Thánh Cha mời gọi các tu sĩ của dòng tiếp tục hành trình canh tân, hiệp thông và phục vụ. Đọc tất cả   Giới trẻ Công giáo Hàn Quốc hành hương và dâng Thánh lễ với người tị nạn Triều Tiên Lần đầu tiên Uỷ ban Hoà giải của Tổng Giáo Phận Seoul, Suwon và Uijeongbu, cùng tổ chức cuộc hành hương hoà bình đến khu vực phi quân sự, vùng đất phân chia Bắc Hàn và Nam Hàn, và dâng Thánh lễ để cầu nguyện cho ý chỉ trên. Đọc tất cả   ĐHY Goh: ĐTC Phanxicô là đại sứ tình yêu của Chúa Kitô cho Singapore Singapore: Đức Hồng Y William Goh, Tổng Giám Mục Singapore, đánh giá cao sự gần gũi và quan tâm mà Đức Thánh Cha đã dành cho người dân Singapore, và mời gọi Giáo hội hoàn vũ học từ kinh nghiệm đức tin của Giáo hội Á châu. Đọc tất cả   Phỏng vấn ĐTC Phanxicô trên chuyến bay từ Singapore trở về Roma Ngày 13/9/2024, trên chuyến bay từ Singapore trở về Roma, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trả lời các câu hỏi của một số nhà báo đi cùng chuyến bay với ngài. Ngài đã nói về thảm kịch những thường dân bị sát hại. Về cuộc bầu cử Mỹ, ngài nói rằng việc một tín hữu Công giáo lựa chọn ứng cử viên là một khó khăn; giữa bà Harris và ông Trump, ai cũng phải lựa chọn theo lương tâm. Ngài lên án mạnh mẽ cả việc phá thai lẫn việc từ chối người di cư. Và ngài cũng nhận định tích cực về thỏa thuận với Trung Quốc. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc chuyến tông du dài nhất Sau khi gặp gỡ liên tôn với các bạn trẻ, Đức Thánh Cha đã ra sân bay để trở về Roma. Chuyến bay của Singapore Airlines cất cánh lúc 12h25 trưa giờ địa phương, kết thúc chuyến tông du thứ 45 của Đức Thánh Cha Phanxicô, chuyến tông du dài nhất kể từ đầu Triều đại Giáo hoàng của ngài. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha thăm người già và bệnh ở Singapore, xin họ cầu nguyện cho Giáo hội và nhân loại Sáng thứ Sáu, 13/9, ngày cuối cùng trong chuyến tông du tại Singapore, khoảng 9 giờ 30, Đức Thánh Cha đến thăm Nhà Thánh Têrêsa, một cơ sở chăm sóc và tiếp đón ở vùng ngoại ô, đã phục vụ từ 90 năm qua cho những người già hoặc bị bệnh hiểm nghèo. Ngài cảm ơn vì sự kiên nhẫn của họ. Đọc tất cả   ĐTC Phanxicô gặp gỡ liên tôn với người trẻ Singapore Sáng thứ Sáu ngày 13/9, ngày thứ ba cũng là ngày cuối cùng chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Singapore. Sự kiện nổi bật trong ngày là cuộc gặp gỡ liên tôn với người trẻ Singapore. Cuộc gặp gỡ đánh dấu sự kiện cuối cùng của Đức Thánh Cha Phanxicô trước khi ngài rời châu Á trở về Roma, sau chuyến tông du nước ngoài lần thứ 45, trong đó ngài cũng đã đến Indonesia, Papua New Guinea và Đông Timor. Đọc tất cả  

Tin Tức

Chiếc nhẫn giao ước trong nghi thức khấn trọn đời

01/09/2024 - 5


Chiếc nhẫn giao ước trong nghi thức khấn trọn đời

 
Nhẫn là một trong những món đồ trang sức, làm đẹp không thể thiếu đối với con người. Nó có thể làm làm bằng những chất liệu đơn giản trong tự nhiên như cỏ cây, sợi cói, gai dầu hoặc lau sậy xoắn vào nhau ; hay bằng chất liệu được chế tác từ da, gỗ, ngà voi, đồng, bạc, vàng, đá quý, kim cương. Dầu làm bằng chất liệu nào, khi được làm phép, chiếc nhẫn trở thành vật dụng thiêng liêng và mang một ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghi thức cử hành hôn nhân, nhẫn được đeo vào tay biểu tượng cho sự gắn kết và tình yêu trường tồn vĩnh cửu ; bảo chứng cho sự ràng buộc và gắn bó thiêng liêng giữa vợ chồng. Trong nghi thức khấn trọn đời, chiếc nhẫn-nhẫn giao ước- được người đại diện trao cho ứng sinh biểu tượng cho điều gì và mời gọi họ sống như thế nào?

Chiếc nhẫn giao ước - Biểu tượng của tình yêu hoàn toàn thuộc về Đức Kitô

Qua lời tuyên khấn trọn đời, người tu sĩ cam kết chọn Đức Kitô làm bạn trăm năm duy nhất, ký kết một giao ước thánh thiêng vĩnh viễn với Tân Lang là Đức Kitô.

Chiếc nhẫn giao ước là ấn tín lời hứa của người tu sĩ với Đức Kitô, là dấu chỉ hữu hình của tình yêu Đức Kitô luôn hiện diện không thể phai nhòa. Nó nhắc nhở người tu sĩ luôn luôn khắc cốt ghi tâm mình hoàn toàn thuộc trọn về Đức Kitô cả hồn lẫn xác (x.1 Cr 7,34). Hoàn toàn thuộc trọn về Đức Kitô với tình yêu trung tín thủy chung dầu cuộc đời nhiều sóng gió gian truân trắc trở. Người tu sĩ yêu Đức Kitô đến nỗi như sách Diễm ca diễn tả : « nước lũ không dập tắt nổi tình yêu, sóng cồn chẳng tài nào vùi lấp » (Dc 8,7). Đây là tình yêu biểu lộ tính thánh thiện và thuần khiết nhất, như tình yêu của Đức Kitô đã trao hiến cho Hội thánh.

Chiếc nhẫn giao ước gắn kết người tu sĩ với Đức Kitô bằng một tình yêu trọn vẹn sâu đậm nhất đến nỗi họ cảm nhận và thân thưa rằng: “Lạy Đấng Tình Quân con tôn thờ. Con nay thuộc về Chúa, Chúa nay thuộc về con. Mũi tên nào say đắm bắn trúng con tim hồng. Để từ nay con sống là sống cho, cho tình yêu. Và dầu cho con chết là chết cho, cho tình yêu.” (Linh mục Ân Đức) Vậy, tự chiếc nhẫn không phải là tình yêu, mà là dấu chỉ biểu lộ tình yêu- một tình yêu hoàn toàn thuộc về người mình yêu. Vì xác tín hoàn toàn thuộc về Chúa Giêsu Kitô, nên người tu sĩ dâng hiến con tim, cống hiến thân xác và cuộc đời cho Người, để nên đồng hình đồng dạng với Người.

Chiếc nhẫn giao ước- Biểu tượng của tình yêu thuộc về Hội dòng

Trong nghi thức cử hành hôn nhân, hai người trao cho nhau chiếc nhẫn cưới là biểu lộ sự tuỳ thuộc lẫn nhau. Họ không thuộc về mình nữa mà thuộc về nhau, và hành trình của họ trở thành một vòng tròn hạnh phúc như vòng tròn của chiếc nhẫn. Trong nghi thức khấn trọn đời, khi người tu sĩ mang vào tay chiếc nhẫn giao ước ngoài việc họ thuộc trọn về Đức Kitô cả thần trí, tâm hồn và thân xác, thiết nghĩ họ còn thuộc về Hội dòng. Thuộc về Đức Kitô và thuộc về Hội dòng thôi thúc người tu sĩ sống trọn vẹn cho Đức Kitô và sống sung mãn với lời mình thề hứa bằng cả con người và cuộc sống, với ý thức và tự do, trong niềm vui và hạnh phúc. Vì thế, trước khi nghi thức tuyên khấn trọn đời kết thúc, người đại diện Hội dòng đón nhận ứng sinh là thành viên chính thức với mọi quyền lợi và nghĩa vụ ; mời gọi họ góp sức xây dựng, giúp Hội dòng chu toàn sứ mạng đối với Giáo hội và xã hội. Như vậy, chiếc nhẫn giao ước vừa biểu tượng cho lời cam kết trung tín, vừa biểu lộ một lời mời gọi- sống lối sống thuộc về bằng hành động cụ thể. Thuộc về Đức Kitô, tôi cần sống như thế nào ? Thuộc về Hội dòng, tôi cần sống như thế nào ? Thuộc về một ai đó là bắt chước giống người đó. Thuộc về Đức Kitô, người tu sĩ bắt chước giống Đức Kitô, mặc lấy chính Đức Kitô : bước theo sát dấu chân Người trên đường Thánh giá và say mê sống như Đức Kitô- đã chết và sống lại vì người mình yêu. Thuộc về Hội dòng, người tu sĩ sống họa lại rõ nét căn tính của Dòng. Căn tính ấy được thể hiện qua bản chất, đặc sủng, linh đạo, đặc tính, mục đích và sứ mạng của Dòng.

Chiếc nhẫn giao ước tình yêu mà người tu sĩ mang khi khấn vĩnh viễn ghi dấu ấn từ nay họ trung tín với Đức Kitô suốt đời và nhắc nhở họ tuân giữ những điều đã khấn hứa. Đồng thời, họ cũng cũng có trách nhiệm làm cho giao ước ấy được triển nở, bằng đời sống luôn gắn bó khăng khít với Chúa Giêsu và đi sâu hơn vào mối tương quan mật thiết với Người, bằng thông truyền tình yêu Đức Kitô cho mọi người ngang qua việc tuân giữ trọn vẹn ba lời khuyên Phúc âm và đời sống dấn thân phục vụ vì Nước Trời. Như thế, người tu sĩ trở thành chứng từ của Giáo hội, một lời chứng hùng hồn và lời công bố của Giáo hội giữa thế giới về giá trị của Tin Mừng. Vậy chiếc nhẫn không làm cho con người nên tu sĩ, nhưng người tu sĩ có thể làm cho chiếc nhẫn mà họ mang bên mình nên giá trị như một ngôi vị, vì nhẫn biểu tượng cho tình yêu hoàn toàn thuộc về Đức Kitô và thuộc về Hội dòng.

Nguồn: gpquinhon.org


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.