CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Kinh Truyền Tin (20/7): Mùa hè là cơ hội để "giảm tốc" và trở nên giống Maria Trưa Chúa Nhật ngày 20/7, sau khi dâng Thánh Lễ tại nhà thờ chính toà Albano. Đức Thánh Cha đã trở lại Castel Gandolfo và đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu tại Quảng trường Tự Do. Ngài đã có một bài huấn dụ ngắn về Tin Mừng Chúa Nhật XVI thường niên. Đọc tất cả   Giáo hội Nam Ả Rập gửi 90 bạn trẻ đến Roma tham dự Năm Thánh Giới trẻ Hạt Đại diện Tông tòa Nam Ả Rập đã gửi một phái đoàn 90 bạn trẻ đến Roma tham dự Năm Thánh giới trẻ. Nhóm hành hương khởi hành vào thứ Hai, ngày 21/7 được một số linh mục và tu sĩ đang hoạt động trong mục vụ giới trẻ và ơn gọi đồng hành trong chuyến hành hương kéo dài hai tuần. Đọc tất cả   Cha sở giáo xứ Công giáo ở Gaza: Đức tin của các tín hữu vẫn toả sáng giữa bóng tối chiến tranh Trong một cuộc phỏng vấn dành cho trang mạng Sir của Hội đồng Giám mục Ý, cha Gabriel Romanelli, cha sở giáo xứ Công giáo ở Gaza nhấn mạnh, cuộc sống ở đây bị gián đoạn, tình hình rất nghiêm trọng. Thế nhưng giữa bóng tối chiến tranh, ánh sáng đức tin của các tín hữu vẫn toả sáng. Đọc tất cả   “Dự án 1004” của Giáo hội Hàn Quốc cho Năm Thánh Giới trẻ tại Roma Vào thứ Bảy, ngày 19/7, Tổng Giáo Phận Seoul đã tổ chức một buổi lễ tiễn trang trọng và đầy niềm vui dành cho hơn 1.000 bạn trẻ Công giáo tham gia “Dự án 1004”, một sáng kiến hành hương lớn hướng đến Năm Thánh Giới trẻ tại Roma. Đọc tất cả   Hội đồng Giám mục Liên minh Châu Âu thăm và bày tỏ sự liên đới với Ucraina Từ ngày 16 đến 18/7/2025, phái đoàn của Hội đồng Giám mục Liên minh Châu Âu đã đến thăm thành phố Lviv của Ucraina. Đức Cha Chủ tịch Mariano Crociata nhấn mạnh rằng sứ mạng của Hội đồng là thể hiện dấu chỉ rõ ràng và cụ thể về tình liên đới của các Giám mục Châu Âu với một dân tộc mà theo ngài, “không cho phép mình nản lòng hay mất tinh thần, nhưng vẫn kiên trì muốn tiếp tục cuộc sống của mình”. Đọc tất cả   Quỹ Ambrosoli sát cánh cùng những người rốt cùng ở Uganda Chủ tịch Quỹ Ambrosoli, bà Giovanna Ambrosoli, cháu của chân phước Giuseppe Ambrosoli - bác sĩ truyền giáo ở Uganda, cho biết, tổ chức dấn thân xoá bỏ định kiến về khuyết tật và thúc đẩy một cuộc sống xứng nhân phẩm, trong đó không ai bị bỏ rơi. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô: lắng nghe và phục vụ là hai thái độ bổ trợ cho nhau Sáng Chúa Nhật ngày 20/7, Đức Thánh Cha đã dâng Thánh Lễ tại nhà thờ chính toà Albano, địa phận nơi ngài đang trải qua những ngày hè tại Castel Gandolfo. Đọc tất cả   Tổng Thư ký Caritas Quốc tế kêu gọi chấm dứt những hành động tàn bạo ở Gaza Trả lời phỏng vấn của Vatican News, ông Alistair Dutton đã kêu gọi chấm dứt ngay lập tức “các cuộc ném bom và những hành động tàn bạo” ở Dải Gaza và thúc đẩy việc tiếp cận các khoản viện trợ rất cần thiết cho hai triệu người đang phải đối mặt với nạn đói nghiêm trọng. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô thăm Đài thiên văn Vatican nhân 56 năm ngày con người đặt chân lên Mặt trăng Qua kênh Telegram, Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết vào trưa ngày 20/7/2025, ngày tròn 56 năm hai phi hành gia người Mỹ đặt chân lên bề mặt Mặt Trăng, sau giờ đọc Kinh Truyền Tin tại Castel Gandolfo, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã đến thăm các kính viễn vọng và các thiết bị của đài quan sát thiên văn Vatican ở Castel Gandolfo. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha gửi sứ điệp đến Đại hội của TGP Công giáo Byzantine của Pittsburgh Hoa Kỳ Đức Thánh Cha Lêô XIV gửi sứ điệp đến các thành viên tham dự Đại hội lần thứ ba của Tổng Giáo Phận Công giáo Byzantine tại Pittsburgh, ở Hoa Kỳ, bày tỏ lòng biết ơn chứng tá của các vị tiền bối, những người đã xây dựng nên các cộng đoàn Byzantine sống động tại Bắc Mỹ, giữa muôn vàn thử thách và bất ổn. Đọc tất cả  

Tin Tức

Cái Bên Trong Và Cái Bên Ngoài

07/02/2023 - 45
8.2 Thứ Tư Thứ Tư trong tuần thứ Năm Mùa Quanh Năm
St 2:5-9,15-17; Tv 104:1-2,27-28,29-30; Mc 7:14-23

CÁI BÊN TRONG VÀ CÁI BÊN NGOÀI


         
Sau những tranh luận khá gay gắt với những người Pharisêu và một số kinh sư về vấn đề sạch dơ trong trình thuật Tin Mừng hôm qua. Lời Chúa hôm nay tiếp tục đề cập đến cái sạcha dơ như một nối tiếp của bản văn Tin mừng hôm qua nhưng theo một chiều hướng khác, đó là cái bên trong và cái bên ngoài.
          
Trước hết, phải nhìn nhận rằng cả Chúa Giêsu lẫn người Do thái đều không đứng trên bình diện sinh học để cứu xét thức ăn sạch hay dơ, tốt hay xấu, nhưng cả hai phê phán giá trị thức ăn theo quan điểm luân lý. Người Do thái qui định một số thức ăn không được phép dùng, ban đầu có thể là do yếu tố vệ sinh, y học, nhưng về sau họ đánh giá theo một góc độ khác.
          
Chẳng hạn người Do thái không ăn máu và những thú vật bị chết ngạt, vì họ cho rằng máu tượng trưng cho sự sống, mà sự sống là độc quyền của Thiên Chúa, do đó con người không được phép đụng tới. Quan niệm này tiếp tục tồn tại trong Giáo Hội Kitô tiên khởi và các tín hữu gốc ngoại giáo được yêu cầu nhượng bộ các Kitô hữu gốc Do thái ở điểm này.
          
Thắc mắc của các môn đệ và giải đáp của Chúa Giêsu được tác giả Marcô ghi lại ở đây, có lẽ phản ánh bầu khí tranh luận của Giáo Hội tiên khởi lúc ấy và hướng giải quyết vấn đề mà Giáo Hội dần dần phải theo, đó là mọi thức ăn đều thanh sạch; điều quan trọng hơn chính là tâm hồn con người, bởi vì thức ăn sạch, chén đĩa sạch, tay chân sạch có ích gì cho việc mưu cầu ơn cứu độ, nếu con người còn có tâm hồn lừa dối Thiên Chúa và phỉnh gạt người khác.
          
Có một lần Phêrô đã phản ứng như mọi người Do thái. Trong một thị kiến, Phêrô được lệnh phải giết và ăn các thú vật nằm trên tấm khăn lớn từ trời buông xuống, nhưng Phêrô lập tức từ chối vì cho đó là thức ăn dơ. Tuy nhiên, Thiên Chúa đã sửa sai quan niệm của ông: những gì Thiên Chúa tuyên bố là thanh sạch, thì con người chớ gọi là ô uế. Thật ra, thị kiến này chỉ có ý nghĩa tượng trưng: Phêrô được lệnh phải tiếp đón lương dân vào Giáo Hội, những người mà Do thái giáo cho là nhơ uế.
          
Như vậy, khi trả lời cho câu hỏi về vấn đề sạch, dơ ở đây, Chúa Giêsu muốn nói rằng người ta không thể đánh giá người khác dựa trên mầu da, chủng tộc, văn hóa, ngôn ngữ, giai cấp, vì tất cả những điều ấy chỉ là những hình thức phụ thuộc; mỗi người sẽ bị Thiên Chúa đánh giá dựa vào tâm địa tốt hay xấu của mình và những hành vi xuất tự tâm địa ấy.
          
Từ chỗ không kỳ thị về các sự vật, Kitô giáo tiến tới chỗ không kỳ thị về con người. Bằng chứng là trong giáo lý Công giáo hiện nay, không hề có dị ứng trước các thực tế của nhân loại, cũng không đặt bảng phân loại con người để tiếp nhận và Giáo Hội hay lập thang giá trị để đáng giá các phần tử trong Giáo Hội. Trái lại Kitô giáo mang tinh thần đại đồng và phổ quát, xứng đáng được gọi là đạo Công Giáo.
          
Trong đời sống thường ngày, chúng ta chỉ quan sát được cái bên ngoài, còn cái bên trong thì ta không thể quan sát hay cảm nhận được bằng các giác quan. Vì vậy, cái bên ngoài và cái bên trong có nhiều điều để nói. Chúa Giêsu nói với đám đông dân chúng: “Không có cái gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được; nhưng chính cái từ trong con người xuất ra, là cái làm cho con người ra ô uế”. Sau đó Chúa Giêsu còn giải thích cho các môn đệ hiểu rõ những lời dạy của Ngài. Thật vậy, cái có thể làm cho con người ra ô uế không phải cái từ bên ngoài mà chính là những cái phát xuất từ bên trong như ghen ghét, lười biếng, trộm cắp, gian dâm, xảo trá, kiêu ngạo… Đó là những cái từ trong lòng xuất phát ra. Nó làm cho con người ta ra dơ bẩn.
          
Tội lỗi thường phát xuất từ lòng con người, nó làm cho con người mất ân nghĩa với Chúa, mất tương quan tốt đẹp với tha nhân. Bởi vậy, người ta thường nói: “Tư tưởng của bạn thế nào thì hành động của bạn như vậy”, khi chúng ta nghĩ điều gì, ấp ủ điều gì trong lòng chúng ta dễ dàng hành động theo cái chúng ta suy nghĩ. Khi mình yêu mến ai, nghĩ tốt cho ai mình thường đối xử với người đó một cách dễ dãi, xuề xoà hay có một tương quan khá dễ chịu. Ngược lại, khi ta ác cảm với ai ta thường hay bắt bẻ, so đo, tính toán với người đó.
          
Vì vậy, tội lỗi thường xuất phát từ lòng người, đó là cái bên trong làm cho con người ra dơ bẩn. Đó cũng là cái bên trong mà Đức Giêsu muốn nói đến, cái bên trong hay chúng ta còn gọi là “cái tâm”. Cái tâm tốt thì con người tốt và ngược lại cái tâm xấu làm cho con người cũng có những hành động xấu. Là những người Kitô hữu, chúng ta cần phải “tu tâm dưỡng tính” để ta luôn xuất ra bên ngoài những hành động tốt, đầy tình yêu thương. Cái dơ bẩn bên ngoài thì dễ tẩy rửa, nhưng nếu tâm hồn ta hoen ố vì tội lỗi, vì những đó kỵ, những tị hiềm thì ta khó có thể sửa đổi ngay được.
          
Đôi khi chúng ta chỉ vì những cái lợi nho nhỏ mà làm mất chính mình, làm mất những tương quan tốt đẹp trong đời sống của mình. Sống trong nền kinh tế thị trường hôm nay, người ta thường đặt lợi nhuận lên hang đầu. người ta tìm mọi cách để trục lợi, bất chấp những luân thường đạo lý. Vì thế người ta thường sống trong nghi kỵ, không còn tin vào người khác
           
Nhóm biệt phái thời Đức Giêsu là nhóm chuyên để ý soi mói, lên án và trách móc người khác. Trong khi chính họ lại không quy hướng cuộc sống mình về Thiên Chúa mà luôn ảo tưởng, tự mãn với cái đạo đức giả hình của mình. Vì vậy họ thường tìm cách bắt bẻ người khác, chú tâm đến những luật lệ bên ngoài còn chính họ, họ lại không “tu tâm” để chính họ được sạch và bình an. Lời Chúa hôm nay cảnh cáo chúng ta về những ảnh hưởng của thế gian. Chúng ta phải làm chứng cho Chúa bằng chính cái tâm trong sáng của mình để tất cả những hành động, lời nói của chúng ta là những điều tích cực, mang lại niềm vui và bình an cho người khác.
            
Chúng ta thường đánh giá con người qua những gì quan sát được bên ngoài. Đôi khi cái bên ngoài trông rất tầm thường nhưng bên trong lại chứa đựng cả một kho tang vô giá ta không thấy được bằng quan sát bên ngoài mà ta chỉ có thể thấy được bằng cái tâm của mình. Do đó chúng ta cần phải điều chỉnh lại bằng cách xin Chúa giúp cho chúng ta có được cái nhìn thiện cảm về tha nhân để chúng ta biết nhìn sự thật nơi chính mình và luôn thể hiện những điều tốt đẹp qua cuộc sống của mình như những gì Chúa muốn dạy chúng ta.
          
Mang danh là Kitô hữu, từ khi lãnh nhận bí tích Rửa tội, chúng ta thuộc về Chúa Kitô vì vậy chúng ta phải nên gương mẫu về đời sống đạo đức, sống thật với con người của mình từ bên trong lẫn bên ngoài. Chúng ta cần quy hướng về Chúa để mọi hành động và lời nói của ta luôn xuất phát từ một cái tâm ngay thẳng chứ không phải là những lời nói, hành động gây đau khổ cho người khác.


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.