CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Thánh tích hai Chân phước Frassati và Acutis được đưa về Roma trong Ngày Năm Thánh Giới trẻ Theo thông tin từ trang worldyouthday.com, thánh tích của hai Chân phước trẻ sắp được tuyên thánh vào ngày 7/9/2025 - Pier Giorgio Frassati và Carlo Acutis - sẽ được đưa về Roma để các bạn trẻ kính viếng trong Ngày Năm Thánh Giới Trẻ từ 28/7 đến 3/8/2025. Đọc tất cả   Giáo lý viên Andrew Goh 88 tuổi phục vụ người già bị bỏ rơi ở Singapore Trong Giáo hội Công giáo ở Singapore, ông Andrew Goh, giáo lý viên 88 tuổi không chỉ được biết đến là người có khả năng nói nhiều ngôn ngữ, nhưng còn là người đã dấn thân trong 34 năm loan truyền Lời Chúa cho những người già và những ai không thể đến nhà thờ. Đọc tất cả   Các giáo xứ Công giáo ở Áo rung chuông nhắc mọi người về nạn đói trên thế giới Nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về nạn đói trên toàn cầu, chuông nhà thờ tại các giáo xứ Công giáo trên khắp nước Áo sẽ vang lên trong vòng năm phút vào lúc 15 giờ chiều thứ Sáu, ngày 25/7, theo truyền thống giờ tưởng niệm cái chết của Chúa Giêsu Kitô. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô XIV mời gọi các tu sĩ Dòng Đa Minh lắng nghe Thánh Thần Trong thư gửi đến các tu sĩ Đa Minh đang tham dự Tổng Tu nghị tại thành phố Cracovia bên Ba Lan, từ ngày 19/7 đến 08/8, Đức Thánh Cha Lêô XIV mời gọi các tu sĩ lắng nghe Chúa Thánh Thần, và trong hoạt động giảng thuyết cần quan tâm đến: những người vẫn chưa biết Chúa Giêsu, các tín Kitô hữu, những người xa Giáo hội và những người trẻ. Đọc tất cả   HĐGM Haiti kêu gọi chính phủ giải quyết khủng hoảng an ninh quốc gia Các Giám mục Haiti gửi thư cho các tín hữu và những người thiện chí, bày tỏ lập trường của Hội đồng Giám mục Haiti về cuộc khủng hoảng an ninh quốc gia và Dự thảo Hiến pháp năm 2025. Đọc tất cả   Điểm qua một số nhóm bạn trẻ các nước tham dự Ngày Năm Thánh Giới trẻ Cho đến nay, nhiều nhóm bạn trẻ thuộc các giáo phận của Ý cũng như từ nhiều quốc gia khác nhau đã chuẩn bị hoặc đã lên đường tham dự Ngày Năm Thánh Giới trẻ, được tổ chức tại Roma từ ngày 28/7 đến 3/8/2025, với cao điểm là hai sự kiện do Đức Thánh Cha Lêô XIV chủ sự tại khu vực Tor Vergata: đêm canh thức vào tối ngày 2/8, và Thánh lễ vào sáng ngày 3/8. Đọc tất cả   Tổng giáo phận Köln không thực hành việc chúc lành cho các cặp đôi ngoài hôn nhân Công giáo Tổng giáo phận Köln ở Đức đã thông báo sẽ không thực hiện chỉ thị có tên “Chúc lành cho các cặp đôi yêu nhau”, những người sống trong tình trạng “bất thường”, bao gồm cả những người ly dị tái hôn và các cặp đồng tính. Chỉ thị được Hội đồng Giám mục Đức mới ban hành. Tổng giáo phận giải thích rằng sẽ thi hành các hướng dẫn của Tòa Thánh, bao gồm cả tài liệu “Fiducia supplicans”. Đọc tất cả   Năm Thánh Giới trẻ, thế giới quy tụ về Roma cho “khoảnh khắc được mong đợi nhất” của Năm Thánh “Khoảnh khắc được mong đợi nhất” của Năm Thánh sẽ chứng kiến Roma mở ra “với thế giới”, gồm cả những khu vực đang chịu tổn thương nặng nề vì xung đột. Để qua việc gặp gỡ và chia sẻ với những người đồng tuổi, mỗi bạn trẻ có thể cảm nhận được “một cái ôm” và trung thành với lời mời gọi trở thành những “lính canh buổi sáng” mà Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh cách đây 25 năm. Đọc tất cả   “Pétros ení”: Trải nghiệm kỹ thuật số độc đáo tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô Triển lãm mang tên “Pétros ení” – “Phêrô ở đây”, được khai mạc vào ngày 22/7 tại Đền thờ Thánh Phêrô, giới thiệu về vị Tông đồ trưởng trong ánh sáng đức tin, nghệ thuật và công nghệ hiện đại. Đây là một trải nghiệm nhập vai được thực hiện bởi Cơ quan bảo trì và quản trị Đền thờ Thánh Phêrô phối hợp với Microsoft và các đối tác quốc tế. Đọc tất cả   ĐHY Pizzaballa: Giáo hội sẽ không bao giờ bỏ rơi người dân Gaza đau khổ Tại buổi họp báo sau chuyến viếng thăm mục vụ Gaza, Đức Hồng y Pierbattista Pizzaballa nói rằng Chúa Kitô hiện diện ở Faza nói những người bị thương, nơi những hành động thương xót, trong từng bàn tay đón nhận người đau khổ. Giáo hội không bao giờ bỏ rơi người dân Gaza khốn khổ. Đọc tất cả  

Tin Tức

Cách Phân Chia Các Bài Đọc Trong Thánh Lễ

01/06/2023 - 103
Cách Phân Chia Các Bài Đọc Trong Thánh Lễ

Công Đồng Vatican II làm phong phú bàn tiệc Lời Chúa.
Công đồng Vatican II đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Lời Chúa trong phụng vụ, cách đặc biệt phụng vụ Lời Chúa trong Thánh Lễ. “Trong các việc cử hành thánh, cần phải tu chỉnh việc đọc Kinh Thánh cho dồi dào hơn, thay đổi hơn và thích hợp hơn.” (PV 35,1). “ Để bàn tiệc lời Chúa được phong phú hơn cho các tín hữu, phải mở rộng kho tàng Thánh Kinh hơn để trong một số năm ấn định đọc cho dân chúng nghe phần quan trọng của Thánh Kinh.”( PV 51). Ghi nhận ở khía cạnh thực hành: Bộ Phụng Tự đã dọn lại bộ sách các bài đọc trong thánh lễ và các bài đọc trong các nghi thức bí tích rất phong phú từ Cựu Ước đến Tân Ước. Mục đích: Khi công bố Cựu Ước và Tân Ước trong các cử hành phụng vụ, Hội Thánh loan báo cùng một mầu nhiệm của Chúa Ki-tô (Dẫn nhập các sách bài đọc, số 5).

Hiện nay, các bài đọc Thánh Kinh trong thánh lễ khá phong phú. Do đó, việc hiểu biết căn bản về cách sắp xếp các bài đọc trong: Lễ Chúa Nhật, Lễ Trọng, Lễ Kính và các ngày lễ thường trong tuần cũng là điều hợp lý.

Bộ sách các bài đọc trong Thánh Lễ gồm có:
Sách bài đọc Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh
Sách bài đọc Mủa Chay và Mùa Phục Sinh
Sách bài đọc Mùa Thường Niên (I và II)
Sách bài đọc Ngoại Lịch gồm (1) các lễ chung như: Cung hiến nhà thờ, chung về Đức Mẹ, các thánh…(2) các lễ có nghi thức riêng (các bí tích hay á bí tích); (3) các lễ tùy hoàn cảnh (cầu cho Hội Thánh, cầu cho công ích…), các thánh lễ ngoại lịch (lễ Chúa Ba Ngôi, lễ Mình Máu Thánh Chúa, lễ Thánh Tâm…) (4) phần riêng lễ các Thánh theo lịch phụng vụ trong năm.

Sách các bài đọc Tin Mừng (sách này chỉ có các bài Tin Mừng trong các thánh lễ). Sách này được sử dụng khi có đoàn rước vào thánh lễ và công bố Tin Mừng. 
Các sách Nghi Thức Bí Tích: Rửa Tội, Hôn Phối, Phong Chức, An Táng…

Cách sắp xếp các bài đọc trong thánh lễ
Các bài đọc Chúa nhật, lễ trọng có những đặc điểm chung như sau: Mỗi lễ đều có 3 bài đọc. Bài 1 trích từ Cựu Ước, Bài đọc II từ các Tông Đồ (Các Thư, Công Vụ Tông Đồ hay Khải Huyền theo thời gian khác nhau trong năm phụng vụ), bài III là bài Tin Mừng.
Các bài đọc Chúa Nhật được phân chia theo chu kỳ 3 năm A,B,C.
Các bài đọc lễ Trọng, lễ Kính và lễ Nhớ, đặc biệt nếu có những bản văn riêng cho từng vị. Tuy nhiên, nếu thấy có bản văn nào thích hợp hơn trong phần lễ chung. Các lễ này, các bài đọc được soạn theo quy luật riêng phù hợp với nhu cầu mục vụ của lễ cử hành.
Các ngày thường trong tuần Thường Niên được chia theo Năm chẵn, năm lẽ (theo số chẵn – lẽ của niên lịch) các bài đọc 1. Riêng bài Tin Mừng thì đọc theo trật tự: Mác-cô từ tuần 1 đến tuần 9; Mat-thêu từ tuần 10 đến tuần 21; Luca từ 22 đến 34. Ngày thường trong các mùa đặc biệt: Mùa Chay, Mùa Phục Sinh, Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh, việc lựa chọn và sắp xếp các bài đọc giúp người giáo dân nhận thức sâu xa hơn về đức tin và lịch sử cứu độ, được lập lại mỗi năm.
Nếu người giáo dân siêng năng tham dự thánh lễ Chúa nhật suốt ba năm, họ sẽ nghe và đọc phần lớn bộ Thánh Kinh. Nếu họ tham dự thánh lễ ngày thường trong tuần, họ cũng nghe và đọc phần lớn bộ Thánh Kinh, trong một năm. Nhất là bốn quyển Tin Mừng, Sách Tông Đồ Công Vụ…

Cách tính các năm A,B,C và năm lẻ, chẵn của các bài đọc.

Cách tính các năm A,B,C như sau: lấy các số của năm niên lịch cộng lại và chia cho 3, nếu số dư là 1 thì là năm A, số dư là 2 thì là năm B và chia chẵn thì là năm C. Thí dụ: năm 2021 (2+0+2+1 = 5); lấy 5:3 dư 2 như vậy năm 2021 là năm B; Năm 2022 cộng lại là 6; lấy 6 : 3 chẵn, vậy năm 2022 là năm C.
Ngày thường trong tuần Thường Niên các bài đọc 1 được tính theo năm lẻ năm chẵn. Thí dụ: năm 2021 (số đuôi lẻ (21) nên là năm lẻ. Người chuẩn bị đọc sách, cần lưu ý cách chia này để đọc cho đúng bài !

Cách đọc sách thánh trong phụng vụ Lời Chúa

Người đọc sách cần chuẩn bị trước bài sẽ đọc trong thánh lễ, nên xem bài đọc nằm ở trang nào trong sách để khỏi nhầm lẫn.
Người đọc chỉ rời vị trí để tiến lên giảng đài khi chủ sự thánh lễ kết thúc Lời Nguyện Nhập Lễ, hay ít ra khi chủ tế đọc câu kết lời nguyện (chúng con cầu xin…)
Người đọc sách đến giảng đài, nhìn xem trang sách bài đọc có đúng chưa, xem micro đã được mở chưa, ngước nhìn cộng đoàn đã ngồi và ổn định chưa. Tiếp đến, người đọc sách bắt đầu với câu: Bài trích sách…, đọc khoan thai chậm rãi với cung giọng đọc phù hợp với địa phương. Kết thúc bài đọc, ngưng lại một khoảnh khắc rồi đọc: Đó là Lời Chúa.
 

Lưu ý người đọc sách:
KHÔNG NGƯỚC NHÌN “giao lưu” với cộng đoàn khi đang đọc sách. Vì đây là Lời của Chúa chứ không phải của bản thân !
KHÔNG ĐỌC các chữ: Bài đọc 1 hay Bài đọc 2 và câu trích được in nghiêng trong sách ở đầu bài đọc. Vì đây là các chữ được dự trù, để khi chuẩn bị, người đọc phân biệt bài đọc này với bài đọc khác, cũng như nội dung bài đọc cần nhấn mạnh được gợi ý từ câu in nghiêng.
Lm. Gs. Lê Ngọc Ngà
Nguồn:https://gpcantho.com/cach-phan-chia-cac-bai-doc-trong-thanh-le/


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.