CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển...., trang chính thức  http://www.gxthanhtamhonai.vn - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Những ký ức về Năm Thánh đầu tiên do Đức Bônifaciô VIII công bố Năm 1300 Đức Giáo hoàng Bônifaciô VIII đã công bố Năm Thánh đầu tiên trong lịch sử Giáo hội Kitô giáo. Qua các tài liệu được ghi lại, đặc biệt của Đức Hồng y Jacopo Caetani degli Stefaneschi, giáo sư Agostino Paravicini Bagliani, nhà sử học và nhân chủng học văn hóa, giúp chúng ta hiểu về các quá trình văn hóa và xã hội đã quyết định sự ra đời của Năm Thánh. Đọc tất cả   Ngày 9/5 ĐTC Phanxicô sẽ công bố Sắc chỉ Năm Thánh 2025 Như Văn phòng nghi lễ phụng vụ của Đức Thánh Cha đã thông báo, vào lúc 5 giờ rưỡi chiều ngày 9/5/2024, tại Đền thờ Thánh Phêrô, trong buổi cử hành Kinh Chiều II Lễ Chúa Lên trời, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự nghi thức trao và đọc Sắc chỉ triệu tập Năm Thánh 2025. Đọc tất cả   Hội nghị tại Vatican về sự nguy hiểm của Trí tuệ nhân tạo và khiêu dâm trẻ em Trí tuệ nhân tạo (AI) gây nguy hiểm gì cho sự an toàn của trẻ em trong môi trường kỹ thuật số? Đây là ý tưởng trung tâm của hội nghị có chủ đề “Phẩm giá của trẻ em trong thế giới kỹ thuật số”, được tổ chức bởi Quỹ S.O.S Il Telefono Azzurro và Đại sứ quán Ý cạnh Tòa Thánh, trong khuôn khổ Ngày Quốc gia chống lại nạn ấu dâm và khiêu dâm trẻ em. Ngày này được tổ chức tại Ý vào ngày 5/5 hàng năm. Đọc tất cả   Khảo sát cho thấy ĐTC Phanxicô được người dân Philippines rất tin tưởng Trong cuộc khảo sát mới đây do Oculum Research and Analytics thực hiện, với 3.000 cá nhân được chọn ngẫu nhiên từ 18 tuổi trở lên, Đức Thánh Cha Phanxicô nổi lên như một trong những nhân vật đáng tin cậy nhất của người dân Philippines; ngài nhận được sự ủng hộ từ 71% dân số. Đọc tất cả   Toà Thánh mời gọi các Kitô hữu và Phật tử cùng làm việc cho hoà bình Nhân lễ Phật Đản, ngày 06/5/2024, Bộ Đối thoại Liên tôn gửi sứ điệp đến các cộng đồng Phật giáo trên toàn thế giới, mời gọi các Kitô hữu và các Phật tử cùng làm việc cho hoà bình. Đọc tất cả   Ra mắt mạng lưới Phan sinh vì hoà bình và sinh thái ở châu Á Theo tinh thần của thông điệp Laudato si’ và sự hỗ trợ của Dòng Anh em Hèn mọn ở châu Á, mạng lưới Phan sinh vì hoà bình và sinh thái châu Á vừa được ra mắt trong những ngày vừa qua. Đọc tất cả   Sáng kiến đến với các gia đình để cổ võ ơn gọi của Giáo hội Indonesia Với ước muốn loan báo Tin Mừng và làm chứng cho vẻ đẹp đời sống thánh hiến, trong thời gian qua, tại một số khu vực ở Indonesia, các linh mục và tu sĩ đã đến thăm và ở lại vài ngày với các gia đình Công giáo, để bày tỏ cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt các bạn trẻ niềm vui trong việc lựa chọn đời sống thánh hiến của mình. Đọc tất cả   Nữ Kitô hữu Ả Rập đầu tiên làm viện trưởng một đại học của Israel Ngày 11/4/2024, trong bối cảnh căng thẳng với Iran và trong khi các cuộc biểu tình chống Israel đang gia tăng tại các trường đại học trên khắp thế giới, Đại học Haifa của Israel đã thông báo giáo sư Mouna Maroun, một nữ Kitô hữu người Ả Rập thuộc nghi lễ Maronite ở Israel, đã được bầu làm viện trưởng của đại học. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha tiếp Đội Vệ binh Thuỵ Sĩ Trong buổi tiếp kiến Đội Vệ binh Thuỵ Sĩ và gia đình họ, sáng thứ Hai 06/5, Đức Thánh Cha mời gọi những người trẻ tiếp tục phục vụ Giáo hoàng và đón tiếp những khách đến Vatican với niềm vui phục vụ xuất phát từ tương quan tình yêu với Chúa Kitô. Đọc tất cả   ĐTC trở lại cử hành lễ Mình và Máu Chúa tại Đền thờ Latêranô Sau một thời gian cử hành ở một số nơi khác, năm nay, Đức Thánh Cha sẽ trở lại cử hành lễ Mình và Máu Chúa tại Đền thờ Latêranô, và sau đó rước kiệu Thánh Thể đến Đền thờ Đức Bà Cả. Đọc tất cả  

Tin Tức

Bước Vào Một Kinh Nghiệm Sống Mới

02/04/2023 - 17
BƯỚC VÀO MỘT KINH NGHIỆM SỐNG MỚI
“Chúa ơi, Chúa ơi, sao Chúa bỏ rơi con?”



Richard L. Evans nói, “Bi kịch của cuộc đời không phải là nó kết thúc quá sớm, mà là chúng ta chờ đợi quá lâu để bắt đầu nó!”. Một nhà giáo dục khác lại nói, “Cuộc sống là một quá trình liên tục làm quen với những điều chúng ta không ngờ tới. Mỗi ngày sống là một ngày bạn ‘bước vào một kinh nghiệm sống mới!’”.

Kính thưa Anh Chị em,
Cử hành phụng vụ Tuần Thánh, chúng ta không chỉ tưởng niệm một biến cố, dâng lời tạ ơn; nhưng cùng Chúa Giêsu, chúng ta ‘bước vào một kinh nghiệm sống mới!’. Đây là một câu chuyện có thật, không đơn thuần là những tình cảm tôn giáo đạo đức, ngoan nguỳ và sùng mộ. 

Phụng vụ Chúa Nhật Lễ Lá cho thấy những gì Chúa Giêsu đã trải qua biểu hiện rõ nhất tình yêu bao la của Thiên Chúa dành cho mỗi người. Vì thế, bằng cách đồng hoá mình với mầu nhiệm khổ đau, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu, chúng ta cảm nghiệm một sự giải thoát vĩ đại, một ‘cuộc vượt qua’ khỏi tội lỗi và sự nô lệ để ‘bước vào một kinh nghiệm sống mới’, một cuộc sống vui tươi, tự do. Phụng vụ hôm nay kết hợp cả cảm giác chiến thắng và bi kịch. Sẽ rất khó để nhận ra Vua Giêsu trong tàn dư của một con người bị hành hạ, đánh đòn, đội mão gai, đóng đinh. Tại sao Ngài chịu như thế? Trước hết, vì vấn đề chính trị, Ngài trở nên đối tượng bị ghét bỏ bởi những ai coi Ngài là mối đe doạ đối với quyền lực tôn giáo và vị thế của họ. Ngài phải bị loại bất cứ giá nào! Thứ đến, những gì đã xảy ra cho Ngài đều phù hợp với ý muốn của Chúa Cha. 

Đúng thế, Chúa Cha muốn! Ngài chuốc lấy khổ đau của Người Tôi Tớ, vốn được tiên báo hàng trăm năm trước; bài đọc Isaia hôm nay cho biết, “Tôi đã đưa lưng cho kẻ đánh tôi, đã đưa má cho kẻ giật râu”; như bị Chúa Cha bỏ rơi, Thánh Vịnh đáp ca thổn thức, “Ôi Thiên Chúa! Sao Chúa đã bỏ con?”. Và Phaolô, qua thư Philipphê hôm nay, kết luận, “Ngài đã tự hạ mình mà vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá!”. Thế nhưng, từ góc độ thần thánh, những gì Chúa Giêsu gánh chịu là khởi đầu của một hành động vinh quang nhất chưa từng được biết đến! Bởi lẽ, thập giá là ‘ngai ân sủng mới’ của Ngài, và vinh quang Ngài nhận được hôm nay khi vào thành thánh sẽ được thực hiện trọn vẹn lúc Ngài chịu treo lên trên nó, để chiếm lấy Vương Quyền vĩnh cửu.

Khi làm thế, Chúa Giêsu đã đồng cảm với ý muốn của Cha, để mọi người nhận biết tình yêu vô điều kiện Chúa Cha dành cho họ. Như vậy, cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu, cuối cùng, không phải là dấu của thất bại; đó là khoảnh khắc khải hoàn của Ngài. Điều tương tự cũng có thể nói về hàng dài các vị tử đạo và nhân chứng của Ngài thuộc mọi thời hơn 2.000 năm qua.

Anh Chị em,
“Chúa ơi, Chúa ơi, sao Chúa bỏ rơi con?”. Tham dự phụng vụ Tuần Thánh, chúng ta đừng chỉ tập trung vào sự bị bỏ rơi, hoặc những đau khổ Chúa Giêsu chịu như thể đau khổ có điều gì đó tốt đẹp; đau khổ của Chúa Giêsu chỉ có ý nghĩa vì chúng dẫn đến sự sống lại, sức sống mới và niềm vui mới. Cũng thế, đau đớn và thống khổ trong cuộc đời chúng ta không phải là sự trừng phạt của Chúa, càng không phải là sự trừng phạt của chính mình. Đau khổ, bệnh tật tự nó không được mong muốn; tuy nhiên, chúng vẫn có thể trở thành nguồn thiện ích khi nhờ đó, chúng ta trưởng thành hơn, yêu thương hơn, quan tâm hơn, cảm thông hơn. Nói cách khác, khi chúng dẫn chúng ta trở nên giống Chúa Giêsu hơn; dẫn chúng ta ‘bước vào một kinh nghiệm sống mới’ với Ngài. Từ đó, chúng dẫn chúng ta đến sự giải thoát chính mình và giải thoát người khác. 

Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Chúa đã trải qua giây phút bị bỏ rơi hoàn toàn để ‘nên một với con’ trong mọi sự. Cho con nhớ rằng, con không đơn độc mỗi khi thấy mình đi vào ngõ cụt, không ánh sáng và không lối thoát, khi mà dường như chính Thiên Chúa cũng lãng quên con!”, Amen.
(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế) 


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.