CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Đức Thánh Cha gửi sứ điệp đến Đại hội của TGP Công giáo Byzantine của Pittsburgh Hoa Kỳ Đức Thánh Cha Lêô XIV gửi sứ điệp đến các thành viên tham dự Đại hội lần thứ ba của Tổng Giáo Phận Công giáo Byzantine tại Pittsburgh, ở Hoa Kỳ, bày tỏ lòng biết ơn chứng tá của các vị tiền bối, những người đã xây dựng nên các cộng đoàn Byzantine sống động tại Bắc Mỹ, giữa muôn vàn thử thách và bất ổn. Đọc tất cả   Bạo lực chống các Kitô hữu leo thang ở Syria Theo Tổ chức Trợ giúp các Giáo hội Đau khổ (ACN), trong những ngày gần đây, các cộng đoàn Kitô hữu ở Syria đã trở thành nạn nhân của làn sóng bạo lực mới đáng báo động. Đọc tất cả   ĐHY Parolin trả lời phỏng vấn về cuộc điện đàm giữa ĐTC Lêô và Thủ tướng Israel Trả lời phỏng vấn của chương trình truyền hình “Tg2 Post” của Ý, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh nói việc thủ tướng Israel gọi điện cho Đức Thánh Cha là đúng, bởi vì “không thể không giải thích cho Đức Thánh Cha, không thể không trực tiếp thông báo cho ngài về những gì đã xảy ra, điều đó là vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, tôi cho rằng cuộc điện đàm là tích cực”. Đọc tất cả   Tòa Thánh: Giảm nợ cho các quốc gia đang phát triển là một “trách nhiệm luân lý” Phái đoàn Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc tái khẳng định cam kết của Giáo hội trong việc giảm đói nghèo và kêu gọi các quốc gia phát triển hỗ trợ giảm nợ cho các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng toàn diện. Đọc tất cả   Năm Thánh - Năm Hồng Ân #32: Lm. Giuse Đào Nguyên Vũ, TGP Sài Gòn Chia sẻ của cha Giuse Đào Nguyên Vũ về hành trình ơn gọi và việc phục vụ với tư cách là Chánh Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam. Đọc tất cả   Một dân tộc dưới làn bom và sự toàn cầu hóa của sự thờ ơ Đề cập đến tấn công giáo vào xứ Công giáo Thánh Gia tại Dải Gaza của Israel, ngày 17/7 vừa qua, ông Andrea Tornielli, Tổng Biên tập Vatican News nói: “Cộng đồng quốc tế cần phải can đảm để can thiệp bằng mọi phương tiện mà luật quốc tế cho phép: để làm im tiếng súng, ngăn chặn những cuộc tàn sát và chấm dứt những trò chơi quyền lực mà cái giá phải trả là hàng ngàn sinh mạng vô tội”. Đọc tất cả   Carlo Acutis – chứng nhân đức tin vì đã yêu mến Chúa Giêsu Trước ngày phong thánh cho hai chân phước trẻ Pier Giorgio Frassati và Carlo Acutis vào ngày 7 tháng 9 tới đây, cha Arturo Elberti, Dòng Tên, đã chia sẻ về chứng tá đức tin của vị chân phước trẻ Carlo Acutis. Bài viết của cha Arturo Elberti được đăng trên trang web của Bộ Phong Thánh Đọc tất cả   ĐTC Lêô XIV gọi điện cho ĐHY Pizzaballa, bày tỏ sự gần gũi sau vụ tấn công giáo xứ Công giáo Gaza Thứ Sáu ngày 18/7, trong lúc đến Gaza thăm nhà thờ Công giáo bị tấn công ngày 17/7, Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, Thượng Phụ Công giáo Latinh Giêrusalem, đã được Đức Thánh Cha Lêô XIV gọi điện hỏi thăm, bày tỏ sự gần gũi và liên đới với người dân Palestine. Đọc tất cả   Lòng bác ái của Đức Thánh Cha dành cho Ucraina Trong những ngày vừa qua, qua trung gian của Đức Hồng y Konrad Krajewski, Bộ trưởng Bộ Bác Ái, Đức Thánh Cha Lêô đã gửi các chuyến hàng viện trợ nhân đạo đến các khu vực bị chiến tranh tàn phá tại Ucraina, như làng Staryi Saltiv và thành phố Shevchenkove thuộc tỉnh Kharkiv. Đọc tất cả   Đức TGM Gallagher đặt viên đá đầu tiên xây dựng Học viện Thần học của Giáo hội Công giáo nghi lễ Syro-Malankara Ngày 15 tháng Bảy, trong chuyến thăm Ấn Độ, Đức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher, Ngoại trưởng Toà Thánh, đã chủ sự nghi thức đặt viên đá đầu tiên xây dựng Học viện Thần học Malankara, trực thuộc Đại chủng viện Thánh Maria của Giáo hội Công giáo nghi lễ Syro-Malankara tại Trivandrum. Đọc tất cả  

Tin Tức

Âm Nhạc Chữa Lành Và Hòa Giải

02/02/2024 - 32
 Âm Nhạc Chữa Lành Và Hòa Giải
Tại Colombia, Dàn nhạc giao hưởng Medellín đã tập hợp các nạn nhân của xung đột vũ trang và các cựu thành viên của các nhóm vũ trang khác nhau để học nhạc, thành lập một đội hợp xướng, sáng tác ca khúc. Thông qua âm nhạc, họ đang chữa lành những vết sẹo do 50 năm chiến tranh để lại.

Luz Mery González Caicedo, qua đời vào tháng 8 năm ngoái, là một trong những phụ nữ bị tổn thương tâm hồn vì cuộc chiến ở Colombia. Bà mang trên cơ thể những vết sẹo. Nhưng tinh thần của bà vẫn mạnh mẽ. Bà là một người phụ nữ mong manh về thể chất, nhưng lại có tất cả sức mạnh của niềm tin vào Thiên Chúa sẽ mang lại hòa bình đến những nơi chiến tranh đã gieo rắc đau thương, nghèo đói và chết chóc. Tại quê nhà Medellin, bà tập hợp xung quanh mình một nhóm phụ nữ dấn thân giúp phục hồi các nạn
nhân chiến tranh.

Thông minh, nhân đạo và nhạy cảm, với ơn gọi phục vụ, bà dồn hết niềm tin và sức lực vào việc phục hồi các nạn nhân chiến tranh. Những nỗi đau lớn nhất của bà là những nỗi đau mà những người có vũ trang đã gây ra cho bà và những nỗi đau mà bà cảm thấy khi chứng kiến rất nhiều trẻ em Colombia bị chết. Hành trình của Luz Mery Caicedo từ đau đớn đến cổ xuý hòa bình bắt đầu từ lúc bà tham gia Đội hợp xướng Hòa giải và Hòa bình, bà đã hát và làm say mê người nghe.

Hòa giải, hội nhập và hòa bình
Đội hợp xướng Hòa giải và Hòa bình được thành lập vào năm 2019 theo sáng kiến của Dàn nhạc Giao hưởng Medellín (Filarmed). Đội quy tụ cả những cựu chiến binh lẫn nạn nhân của cuộc xung đột vũ trang ở Colombia. Mỗi thành viên của đội đều có một câu chuyện cuộc đời gắn liền với cuộc nội chiến ở Colombia.

Cuộc xung đột, bắt đầu từ năm 1964 và kéo dài đến năm 2016, đã bùng phát giữa chính phủ, các nhóm bán quân sự, những kẻ buôn bán ma túy và các nhóm du kích như Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC).

Nhờ Filarmed, các thành viên của Đội hợp xướng Hòa giải và Hòa bình đã bỏ lại cái mác ‘nạn nhân’ hoặc ‘cựu chiến binh’ để chỉ được biết đến bằng tên riêng của mình. Họ đã phá bỏ những gì chia rẽ họ và trở thành những người thúc đẩy sự đoàn kết trong nước, cùng nhau hát vì hòa giải, vì hòa bình. Luz Mery là một trong những ca sĩ hát bè. Trong đội hợp xướng, những nốt nhạc, những ca từ hài hoà kết hợp với giọng hát của những người trước đây là kẻ tấn công, những người trước đây là nạn nhân, những người trước đây là kẻ tấn công thì nhận được sự tha thứ còn những người trước đây là nạn nhân thì cảm thấy sự tha thứ đó trào dâng trong lòng họ.

Công chúng vẫn bị mê hoặc vì một lần nữa họ cảm nghiệm được rằng hòa bình là điều có thể xảy ra, cuối cùng thì tình yêu vẫn chiến thắng, ngay cả giữa cảnh kinh hoàng khủng khiếp nhất, những trải nghiệm và cử chỉ cứu rỗi vẫn có thể xuất hiện. Nếu những người chịu trách nhiệm về chiến tranh và những người phải chịu đau khổ vì chiến tranh giờ đây có thể ôm nhau, cùng nhau hát theo những nốt nhạc giống nhau, đó là vì sự tha thứ có sức mạnh xua tan nỗi sợ hãi và tạo nên tình huynh đệ.

Maria Catalina Prieto, giám đốc điều hành của Filarmed cho biết: “Phương châm của Dàn nhạc Giao hưởng Medellín là ‘Âm nhạc để chuyển đổi’. Đây là lý do tại sao chúng tôi tin rằng ngoài việc tạo ra cái đẹp mà chúng tôi thực hiện với các chương trình của mình, chúng tôi còn có trách nhiệm góp phần tạo nên sự biến đổi thông qua âm nhạc.”

Đội hợp xướng Hòa giải và Hòa bình giống như một gia đình trong đó không ai bị kỳ thị – mọi người đều được thừa nhận, được chấp nhận và được yêu thương – và đặc biệt là tất cả mọi người đều vượt qua khó khăn để biến nỗi đau nỗi oán giận thành một thứ nỗi đau khác, đó là nỗi đau sinh ra một nhân loại mới, những cách sống mới.

“Tôi tin rằng có thể tha thứ” Một thành viên của đội hợp xướng nhớ lại: “Tôi đến với đội hợp xướng vì lúc đó tôi thấy ca hát là rất tuyệt, nhưng tôi không tin vào sự tha thứ. Tôi đã không nghĩ rằng mình có thể tha thứ.” Ba tháng sau, cô gái đã có thể nói: “Tôi tin rằng có “Đội hợp xướng Hòa giải và Hòa bình giống như một gia đình trong đó không ai bị kỳ thị – mọi người đều được thừa nhận, được chấp nhận và được yêu thương.”

thể tha thứ, và đội hợp xướng này đã dạy tôi cách tha thứ.” Thực ra, trong đội hợp xướng, ngoài việc thực hành một số hoạt động cổ vũ cho sự hòa nhập và chung sống, cũng có các hoạt động liên quan đến cơ thể. Các kỹ thuật thở cần thiết để hát được giảng dạy, còn các kỹ thuật thở sâu làm thay đổi nhịp tim, hạ huyết áp, giảm mức độ căng thẳng, chống lo lắng, giảm cảm giác đau đớn và thay đổi thành phần hóa học trong não, từ đó thay đổi các suy nghĩ. Và điều này cũng giúp ích cho quá trình hòa giải giữa nạn nhân và kẻ tấn công. 

Các ca từ bài hát là kết quả của những cuộc trò chuyện giữa nạn nhân và kẻ tấn công. Họ nói về bản sắc, về sự hiệp nhất như một dân tộc, họ đề cập đến nhu cầu phải tha thứ cho nhau, và họ đề cao cơ hội mà họ đã được trao để có thể dấn thân phục vụ nhau. Luz Mery Caicedo đã từng nói: “Những bài hát đó mang đến cho chúng tôi niềm vui. Tôi biết chúng tôi sẽ tốt hơn từng ngày.”

Jefferson là một ví dụ điển hình về điều này. “Tôi đã chiến đấu trong chiến tranh và giờ đây tôi đã bỏ lại tất cả những điều đó phía sau. Trải nghiệm này là một điều gì đó độc đáo đối với tôi, một điều mà trước đây tôi không tưởng tượng được là mình có thể trải nghiệm. Tôi cảm thấy vui mừng.” Cùng với ông, María Isabel Palacio là một trong những nạn nhân: “Chỉ chưa đầy sáu ngày, tôi đã mất cha và anh trai, tôi cũng mất một cháu trai, tôi phải chạy trốn hai lần.

Tôi cũng bị bắt cóc. Nhưng ở đây chúng tôi đã tìm được cuộc sống mới.” Đạo diễn Maria Prieto cho biết, cũng giống như việc hòa giải phát triển nhờ chung sống vì mọi người có thể quen biết nhau hơn theo thời gian, cũng thật tuyệt vời khi thấy sự tiến bộ mà họ đạt được khi tham gia một đội hợp xướng: “Lúc đầu, họ chỉ hát một bè và lạc nhịp rất nhiều nhưng bây giờ họ hát hai ba bè và tiết mục của họ đã phong phú hơn nhiều.” Kết quả là trong các buổi diễn tập cũng như khi kết thúc các buổi biểu diễn, khi mà các thành viên của Đội hợp xướng Hòa giải và Hoà bình nhìn nhau – và nhìn vào mắt nhau – tất cả đều đồng ý rằng âm nhạc là cách mà Thiên Chúa quan phòng đã sử dụng để làm cho họ trở nên con người hơn.

Tác giả: Fernando Féliz
Nguồn: southworld.net

 
Music that Heals and Reconciles

In Colombia, the Medellín Philharmonic Orchestra has brought together the victims of armed conflict and the former members of various armed groups to learn music, create a choir and compose songs. Through music, they are healing the scars left by fifty years of war.

Luz Mery González Caicedo, who died last August, was one of the women whose soul was wounded by the war in Colombia. She bore the scars on her body. But her spirit remained strong.

She was a physically fragile woman, but she had all the strength of her faith in God to bring peace where war had sown pain, poverty, and death. In her home town of Medellin, she gathered around herself a group of women dedicated to regenerate the victims of war.

Intelligent, humane, and sensitive, with a vocation for service, she put all her faith and energy into regenerating the victims of war. Her most acute pains were those that the armed men inflicted on her and those she felt at the sight of so many Colombian children dying. Luz Mery Caicedo’s passage from pain to the promotion of peace began from the moment she joined the Reconciliation and Peace Choir, where she sang and charmed her audiences.

Reconciliation, integration, and peace
The Reconciliation and Peace Choir was founded in 2019 at the initiative of the Philharmonic Orchestra of Medellín (Filarmed). It brought together both former combatants and victims of the armed conflict in Colombia. Each of its members has a life story marked by the Colombian civil war. The conflict that began in 1964 and lasted until 2016, and flared between the government, paramilitary groups, drug traffickers and guerrillas such as the Revolutionary Armed Forces of Colombia (FARC).

Thanks to Filarmed, the members of the Reconciliation and Peace Choir have left behind the label of ‘victim’ or ‘excombatant’ to be known only by their own name. They have broken down what divided them and become promoters of unity in the country, singing together for reconciliation and peace. Luz Mery was one of the backing vocalists. In the choir, the harmonious notes and lyrics join together the voices of the former attackers and those of the victims, the former receive forgiveness and the latter feel such forgiveness welling up in their hearts.

The public remains enchanted because it experiences once again that peace is possible, that love wins in the end, that even in the midst of the worst horror, experiences and gestures of salvation can emerge. If those responsible for the war and those who suffered it can now embrace each other, sing together, follow the same notes, it is because forgiveness has the power to dispel fear and create brotherhood.
“The motto of the Medellín Philharmonic Orchestra is ‘Music for Transformation’. This is why we believe that in addition to generating beauty, which we do with our shows, we have the responsibility to contribute to transformation through music”, says Maria Catalina Prieto, executive director of Filarmed.

The Reconciliation and Peace Choir is like a family where no one is stigmatized – everyone is recognized, accepted, and loved – and where, especially, all make their way through the difficulties of transforming pain and resentment into another type of pain, that of giving birth to a new humanity and new ways of living.

“I believe forgiveness is possible” One of the choristers recalls: “I came because I think it’s beautiful to sing, but I didn’t believe in forgiveness. I didn’t think I could forgive”. Three months later, the girl was able to say: “I believe that forgiveness is possible, and this choir taught me to forgive”. In fact, within the choir, in addition to practicing some activities that favour integration and coexistence, the body is involved too. Breathing techniques necessary for singing are taught but deep breathing techniques change the heart rate, lower blood pressure, reduce “The Reconciliation and Peace Choir is like a family where no one is stigmatized – everyone is recognized, accepted, and loved”.

stress levels, fight anxiety, reduce the sensation of pain, and change brain chemistry, thus modifying thoughts. And this too helps the process of reconciliation between victims and attackers.

The lyrics of the songs are the result of conversations between victims and attackers. They talk about identity and unity as a people, they refer to the need to forgive one another, and they exalt the opportunity they have been given to be able to give themselves to each other.
Luz Mery Caicedo once said “The songs give us injections of joy. I know we will be better every day”.

Jefferson is a typical example of this. “I fought in the war and now I have left all that behind me. This experience was something unique for me, something that I didn’t imagine I could experience. I feel joy”. Together with him, María Isabel Palacio is one of the victims: “In less than six days, I lost my father and my brother, I also lost a nephew, I had to run away and hide twice. I was also kidnapped. But here we have found new life”.

Just as Reconciliation evolved through coexistence since people were able to get to know each other over time, it was also something sublime to see the progress they made as a choir, says director Maria Prieto: “At the beginning they sang just one voice and very much out of tune, but now they sing with two or three voices and their repertoire has expanded”. In turn, both during rehearsals and at the end of the concerts, when the members of the Reconciliation and Peace Choir look at each other – and gaze into each other’s eyes – they all agree that music has been the way God’s providence has used to make them more human.

Author: Fernando Féliz
Source: southworld.net

 


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.