CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Huấn quyền truyền giáo của Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô Ngay từ những tháng đầu tiên của triều Giáo hoàng, Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô đã trao cho Giáo hội một huấn quyền về tình yêu Tin Mừng và khích lệ một “Giáo hội đi ra”, tái khám phá lòng can đảm để làm chứng cho niềm vui đến từ tình yêu Chúa và tha nhân. Đọc tất cả   Một số điều liên quan đến Mật nghị Hồng y (conclave) Đọc tất cả   Sau 3 lần bỏ phiếu, các Hồng y vẫn chưa bầu chọn được Giáo hoàng mới Vào lúc 11:51 trưa ngày 8/5/2025, một luồng khói đen lại bốc lên từ ống khói trên mái Nhà nguyện Sistine. Giáo hội vẫn chưa có vị Giáo hoàng thứ 267. Đọc tất cả   Đền thánh Đức Mẹ Fatima cầu nguyện cho Mật nghị và sẵn sàng đổ chuông mừng Giáo hoàng mới Cha Carlos Manuel Pedrosa Cabecinhas, Giám đốc Đền thánh Đức Mẹ Fatima, cho biết trong những ngày này, trong mỗi Thánh lễ tại Đền thánh đều có ý cầu nguyện xin “Chúa Thánh Thần soi sáng và hướng dẫn các Hồng y cử tri”. Cha nói thêm: “Như chúng tôi đã rung chuông báo tử khi Đức Giáo hoàng Phanxicô qua đời, chúng tôi cũng sẽ rung chuông vui mừng khi nhận được tin về cuộc bầu cử Đức Giáo hoàng mới”. Đọc tất cả   Ý nghĩa lễ phục của tân Giáo hoàng trong lần xuất hiện đầu tiên Khi xuất hiện lần đầu tiên tại ban công chính Đền thờ Thánh Phêrô để chào dân chúng và ban phép lành "Urbi et Orbi", tân Giáo hoàng sẽ mặc lễ phục với chiếc mũ sọ trắng, áo dòng trắng, đai thắt lưng trắng, áo choàng vai trắng, áo choàng vai đỏ, Thánh Giá đeo trước ngực, nhẫn ngư phủ, vv. Tất cả những lễ phục này đều có ý nghĩa thiêng liêng. Đọc tất cả   Trực tiếp theo dõi Mật nghị qua ống khói nhà nguyện Sistine Đọc tất cả   Lần bỏ phiếu đầu tiên: khói đen - các Hồng y chưa bầu được Giáo hoàng Lúc 9 giờ tối ngày 7/5/2025, khói đen từ ống khói trên mái Nhà nguyện Sistine bay lên, báo hiệu 133 Hồng y vẫn chưa bầu được Giáo hoàng sau lần bỏ phiếu đầu tiên. Đọc tất cả   Các tín hữu Thái Lan và Philippines cầu nguyện cho Mật nghị Hội đồng Giám mục Thái Lan cũng như các Giám mục Philippines kêu gọi các giáo xứ, dòng tu và tín hữu trên toàn quốc hiệp nhất trong lời cầu nguyện và hy vọng khi Giáo hội bước vào tiến trình thiêng liêng bầu chọn một Giáo hoàng mới. Đọc tất cả   Hàng ngàn tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô chờ đợi làn khói đầu tiên Chiều thứ Tư ngày 7/5/2025, khi Mật nghị Hồng y bầu Giáo hoàng mới bắt đầu, hàng ngàn tín hữu đã chờ đợi ở Quảng trường Thánh Phêrô với ánh mắt hướng về phía ống khói của Nhà nguyện Sistine để chờ đợi luồng khói đầu tiên báo kết quả của lần bỏ phiếu đầu tiên. Đọc tất cả   Bắt đầu Mật nghị bầu vị Giáo hoàng thứ 267 của Giáo hội Chiều ngày 7/5/2025, 133 Hồng y cử tri từ Nhà nguyện Paolina đã tiến vào Nhà nguyện Sistine, sau đó đặt tay trên Phúc Âm và tuyên thệ. Sau khi Trưởng ban nghi lễ phụng vụ Giáo hoàng, Tổng giám mục Ravelli, tuyên bố "Extra omnes", chỉ còn các Hồng y cử tri ở lại nghe bài suy niệm của Đức Hồng y Cantalamessa và sau đó bắt đầu bỏ phiếu lần thứ nhất bầu chọn Giáo hoàng mới. Đọc tất cả  

Suy Niệm Lời Chúa

5 phút Lời Chúa - Thứ Ba Tuần XXIII TN

05/09/2022 - 54
06/09/22 THỨ BA TUẦN 23 TN
Lc 6,12-19
ĐƯỢC CHỌN ĐỂ NÊN MỘT


 
Đức Giê-su đi ra núi cầu nguyện, và Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Đến sáng, Người kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là Tông Đồ. (Lc 6,12-13)
 
Suy niệm: Đức Giê-su chọn các tông đồ nhưng không cất khỏi họ những yếu tố con người, cả những yếu đuối. Điều lạ lùng, dẫu có nhiều khác biệt, thậm chí trái nghịch nhau nữa, các tông đồ vẫn sống chung được với nhau và cùng thi hành sứ mệnh truyền giáo. Chẳng hạn, giữa Mát-thêu và Si-mon “nhiệt thành”: Mát-thêu làm nghề thu thuế, tiếp tay với người Rô-ma đô hộ; Si-mon chủ trương đối đầu với quân Rô-ma và những người làm tay sai. Ấy thế mà khi thuộc về Nhóm Mười Hai của Đức Giê-su, họ sống với nhau trong hòa bình và cùng chung lo công việc Chúa. Đúng như cha Teilhard de Chardin nói: “Đăng giả hội”, càng lên cao càng hội tụ lại. Các tông đồ càng vươn lên tới Đức Giê-su thì họ càng hiệp nhất với nhau trong Ngài. Và chính đời sống hiệp nhất ấy đã là một bài rao giảng sống động về một Thiên Chúa duy nhất là Cha mọi người.
 
Mời Bạn: Trong gia đình, trong nhóm hay trong cộng đoàn, bạn là tác nhân của sự hiệp nhất hay của sự chia rẽ?
 
Chia sẻ: Khi có những mâu thuẫn trong nhóm/cộng đoàn của bạn, bạn có tìm nguyên nhân và phương thế sửa chữa?
 
Sống Lời Chúa: Bạn gia nhập một nhóm hoạt động tông đồ giáo dân trong giáo xứ và cùng làm việc với anh chị em.
 
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, chúng con muốn được cùng với Chúa mà thân thưa với Chúa Cha : “Lạy Cha, xin cho chúng con hiệp nhất nên một”, hầu giáo xứ chúng con trở nên cộng đoàn yêu thương, lánh xa những mưu mô chia rẽ, bè phái, hờn căm, để thế gian tin rằng chúng con thuộc về Chúa.
 


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.