CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển...., trang chính thức  http://www.gxthanhtamhonai.vn - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Năm Thánh - Năm Hồng Ân #1: Trò chuyện với Đức Tổng Giuse Nguyễn Năng Số đầu tiên của chương trình Năm Thánh - Năm Hồng Ân, Vatican News Tiếng Việt giới thiệu cuộc trò chuyện với Đức TGM Giuse Nguyễn Năng, TGM Sài Gòn, một cuộc trò chuyện bắt đầu bằng những câu chuyện cá nhân và kết thúc bằng những suy tư mang tính gợi hứng cho nhiều cuộc trò chuyện khác trong suốt Năm Thánh 2025 - "Những người hành hương của hy vọng". Đọc tất cả   Những cánh cửa của hy vọng Mùa Vọng 2024, điểm nhấn trong Mùa Phụng vụ, khởi đầu và mang theo nhiều hy vọng cho Năm Phụng vụ mới. Giữa rất nhiều âu lo của con người - các thảm họa thiên nhiên với sức tàn phá kinh hoàng liên tục kéo đến, chiến tranh ngày một thêm khốc liệt tại nhiều nơi trên thế giới - Mùa Vọng lại càng trở nên dấu chỉ cho sự “phục hồi” (x. Cv 3,21) bởi sự ngự đến của Ngôi Hai Thiên Chúa. Đọc tất cả   ĐHY Parolin: Đức Thánh Cha đến Ajaccio để kêu gọi cầu nguyện, công lý và trách nhiệm Đề cập đến chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Ajaccio (Đảo Corsica) vào Chúa Nhật ngày 15/12/2024, nhân kết thúc Đại hội "Lòng đạo đức bình dân ở Địa Trung Hải", Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh nhấn mạnh: “Tôi hình dung Đức Thánh Cha sẽ tái khẳng định ‘Mẹ biển của chúng ta’ không được trở thành ‘Nghĩa trang của chúng ta’ đối với những người đang tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn, phải liều mạng sống. Đọc tất cả   Hơn 15.000 người chết vì an tử ở Canada trong năm 2023 Trong năm 2023, ở Canada, luật cho phép trợ tử hay làm cho chết êm dịu, theo yêu cầu của bệnh nhân nan y hoặc vì những lý do khác, đã làm tăng số người chết. Đã có hơn 15.000 người chết vì an tử, tăng 16% so với năm trước. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Phải đặt bệnh nhân trở lại trung tâm Trong buổi tiếp Hiệp hội Ý chống bệnh bạch cầu - u lympho và u tủy vào sáng ngày 14/12, Đức Thánh Cha chia sẻ với mọi người ba cụm từ: “chiếu sáng”, “quà tặng” và “quảng trường”, nhấn mạnh các thành viên Hiệp hội là một phần của công trình xây dựng hai niềm hy vọng: hy vọng được chữa khỏi bệnh và hy vọng được điều trị bằng những phương pháp hiện đại nhất”. Đọc tất cả   Lần đầu tiên Đức Thánh Cha bổ nhiệm phụ nữ làm thành viên Hội đồng thường kỳ của Thượng Hội đồng Vào ngày 13/12/2024, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm 4 thành viên của Hội đồng thường kỳ của Ủy ban Thư ký của Thượng Hội đồng thứ 16, trong đó có hai phụ nữ là Sơ Simona Brambilla và tiến sĩ María Lía Zervino. Đây là lần đầu tiên hai phụ nữ được bổ nhiệm vào số bốn bổ nhiệm bởi Đức Thánh Cha, và do đó họ không nhất thiết phải là Giám mục. Đọc tất cả   ĐTC Phanxicô tiếp các nhà tổ chức và nghệ sĩ của buổi Hòa nhạc Giáng Sinh tại Vatican Ngỏ lời với ban tổ chức và các nghệ sĩ của buổi Hòa nhạc Giáng Sinh tại Vatican trong buổi tiếp kiến sáng thứ Bảy ngày 14/12/2024, Đức Thánh Cha mời gọi họ ca vang giai điệu hòa bình và hy vọng để trao lại cho các thế hệ tương lai một thế giới tốt đẹp hơn và giàu có hơn về lòng nhân hậu. Đọc tất cả   47,5% trẻ em sinh ra ở Tây Ban Nha vào năm 2023 được rửa tội trong Giáo hội Công giáo Trong Báo cáo Hoạt động năm 2023 của Giáo hội Công giáo ở Tây Ban Nha do Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha trình bày, tổng cộng Giáo hội đã rửa tội cho 152.426 trẻ em trong số 320.656 trẻ em chào đời trong năm 2023, chiếm 47,5%. Đọc tất cả   Thánh lễ kỷ niệm 25 năm mở cửa lại nhà thờ chính tòa Công giáo ở Moscow Chiều ngày 11/12/2024, tại Moscow, Đức Tổng Giám mục Tadeusz Kondrusiewicz, nguyên Giám mục giáo phận Minsk-Mahilëŭ, đã chủ tế Thánh lễ kỷ niệm 25 năm mở cửa lại nhà thờ chính tòa dâng kính Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội. Ngài nói: “Trong những năm này chúng ta đã cho thấy rằng nhà thờ này là dấu chỉ của Đấng Phục Sinh và là nhà của mọi người”. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe Chiều ngày 12/12/2024, Đức Thánh Cha đã cử hành Thánh lễ tại đền thờ Thánh Phêrô để kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói rằng “Trong những giây phút khó khăn của cuộc sống, trong những giây phút hạnh phúc, trong những giây phút thường ngày, chúng ta hãy nhớ những lời của Mẹ: đừng sợ hãi... Lẽ nào Mẹ là Mẹ của con, không ở đây sao? Đây là toàn bộ thông điệp của Guadalupe. Còn điều gì khác thì đó là ý thức hệ”. Đọc tất cả  

Các Thánh

29.06 Thánh Phêrô và Thánh Phaolô - Gương Sáng

29/06/2022 - 61
29.6 Thánh Phêrô và Phaolô, Tông Đồ
Am 5:14-15,21-24; Tv 50:7,8-9,10-11,12-12,16-17; Mt 8:28-34
Gương Sáng


Hôm nay Giáo Hội mừng lễ thánh Phêrô và Phaolô, hai cột trụ của Giáo Hội. Nhờ đó mà Giáo hội có thể đứng vững trong ơn thánh của Thiên Chúa. Thánh Phêrô và thánh Phaolô đã đem Tin mừng cho thành Rôma và biến nơi trung tâm ngoạI giáo này thành trung tâm Kitô giáo. Chính nơi đây, Thánh Phêrô và những người kế vị ngài sẽ thực hiện việc thánh hoá, giảng dạy và cai quản dân Chúa trên khắp địa cầu.

Thánh Phê-rô, còn gọi là Simon, là một con người ít học, sinh sống bằng nghề chài lưới. Khi được Thầy Giê-su kêu gọi làm môn đệ thì liền lập tức bỏ lại mọi sự mà đi theo Thầy,  trong quá trình theo Chúa ông tỏ ra nhiệt thành và năng nổ, bộc trực, luôn nhanh nhẹn  trả lời câu hỏi mỗi khi Thầy đưa ra, nhưng bởi vì bộc trực và năng nổ cộng với sự cậy mình: “ta đây” khiến ông hay vướng vào sai lầm; cụ thể ông đã can ngăn Thầy đừng lên Giêrusalem để chịu khổ nạn, chịu chết để chuộc tội cho thiên hạ. Trong cuộc thương khó của Thầy, vì sợ bị liên lụy nên ông đã chối Thầy ba lần…

Nhưng sau đó ông đã ăn năn than khóc, hối hận vì những việc mình đã làm đối với Thầy, từ đó ông không còn dám cậy mình, để cho cái tôi kiêu hãnh trong mình chi phối hành động nữa, ông đặt trọn niềm tin và vâng lời tuyệt đối nơi Thầy Giê-su Chí Thánh. Chính vì thế mà Đức Giê-su đã đặt ông làm đầu thay Ngài để xây dựng và bảo vệ Hội Thánh thuở sơ khai. Cuối cùng ông đã anh dũng hy sinh mạng sống để bảo vệ niềm tin vào Thầy Giê-su. Ông xin chịu đóng đanh ngược vì nghĩ không xứng đáng được như Thầy. Thánh nhân có câu nói bất hủ: “Lạy Thầy, bỏ Thầy con biết theo ai? Chỉ có Thầy mới có lời ban sự sống đời đời” (Ga 6, 68).

Ngược lại, Thánh Phao lô là một trí thức, ông trung thành với truyền thống Do-Thái giáo, ông chống đối Đức Giê-su và ra tay bắt bớ những kẻ theo Ngài. Cụ thể là ông đã ủng hộ việc người Do Thái sát hại thánh Têphanô…Nhưng về sau, chính Thầy Giê-su đã dùng biến cố ngã ngựa khi ông trên đường đi đến Đamas để thu phục ông. Kể từ đó ông đã thay đổi hoàn toàn, ông trở thành tông đồ của dân ngoại, bôn ba khắp nơi rao giảng Tin Mừng nước trời để rồi cuối cùng bị vua Nêrôn giết bằng cách chặt đầu vào khoảng năm 67. Thánh nhân có những câu nói rất hay:  “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi”. (Gl 3, 20). “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô ? Phải chăng là gian truân,  khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo?” (Rm 8, 35).

 Sau khi Phêrô thay mặt các tông đồ tuyên xưng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, chính Đức Giêsu đã nói với Phêrô : Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng Đá này, Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy và cửa địa ngục sẽ không thắng được. Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá nước trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng cầm buộc như vậy; dưới đất anh tháo cởi điều gì , trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy. Đức Giêsu đã đặt Phêrô làm Đá Tảng xây Hội Thánh Chúa và trao quyền cầm buộc tháo cởi (vốn là đặc quyền của thiên Chúa) cho Phêrô.

Phêrô là trưởng nhóm 12 và là đại diện của Chúa ở trần gian. Ông đã chối Chúa nhưng đã ăn năn thật lòng. Trước khi về trời, Ngài không nhắc lại lỗi lầm của Phêrô, để ông khỏi hổ thẹn về quá khứ nhưng giao cho Phêrô công việc coi sóc đoàn chiên Chúa: Nếu con yêu mến Thầy, con hãy chăm sóc các chiên của Thầy, yêu mến các chiên của Thầy và đưa về đàn những chiên chưa thuộc đàn này. Sự sống mà Phêrô sẵn sàng hiến dâng cho Thầy thì hãy hiến dâng cho chiên của Thầy.

Điều này cho thấy Chúa Giêsu quan tâm chăm sóc chúng ta tới mức độ nào. Việc phục vụ anh em là bằng chứng tình yêu lớn nhất của Phêrô đối với Đức Giêsu. Ngày nay Chúa Giêsu cũng ngỏ lời với mỗi người chúng ta như thế, những gì chúng ta muốn phục vụ cho Chúa để tỏ lòng biết ơn Ngài thì chúng ta hãy làm cho anh em mình. Chúng ta đừng bao giờ trả lời với Chúa như những ngừơi trong Mt 24 : chúng tôi đâu có thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống… những người không biết tỏ lòng yêu thương anh em thì Chúa cũng không thể tỏ lòng thương xót họ trong ngày sau hết!

Chúa Giêsu muốn Phêrô nói rõ rằng Phêrô yêu mến Ngài. Quả vậy, Phêrô hết lòng yêu mến Chúa Giêsu. Phêrô đã tận tâm tận lực rao giảng Tin Mừng, không sợ gì đòn vọt hy sinh; tất cả vì Giáo Hội của Ngài, cho đoàn chiên của Ngài. Phêrô lấy làm vinh hạnh khi được chịu khổ vì Đức Kitô. Mỗi khi bị đánh đòn trước công chúng, các ngài không tức giận những người đánh mình. Trái lại còn hân hoan bởi được chịu khổ nhục vì danh Đức Kitô (Cv 5, 41). Cuối cùng, Phêrô chết trên thập giá để làm chứng về tình yêu của Ngài đốiI với nhân loại.

Chúa Giêsu cũng thích chúng con nói với Ngài rằng chúng con yêu mến Ngài. Nhờ đó, Ngài có thể dạy dỗ chúng con, giúp chúng con mỗi ngày một trưởng thành hơn, luôn theo sát bên Ngài và cộng tác với Ngài trong công trình cứu độ loài người. vấn đề là bây giờ con có dám nói với Chúa là “con yêu mến Chúa” hay không? Nếu Ngài đòi con tỏ tình yêu bằng những việc hy sinh, con có vui lòng chịu hay không ? Yêu mến Chúa là làm theo ý Chúa, cụ thể trong việc hăng hái làm việc bổn phận hiện tại, kế đó là phục vụ những người nghèo về tinh thần hoặc vật chất. Phục vụ đòi hỏi nhiều hy sinh, chịu cực, mất mát thời giờ, tiền bạc, sức khoẻ… mà không đòi phải được đáp trả. Chính Chúa sẽ trả cho chúng ta trong ngày sau hết. Điều này đòi hỏi phải có lòng Tin, Cậy, Mến và tinh thần quảng đại phó thác.

Phêrô và những người kế vị ngài có nhiệm vụ giữ gìn đức tin của Giáo hội toàn cầu theo đúng mạc khải của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu Kitô. Phần chúng ta hãy hiệp một lòng một ý cùng Hội Thánh Chúa và góp phần của mình vào để Hội Thánh ngày một phát triển và đem ơn cứu độ đến cho mọi người .

Mừng kính hai vị thánh cả hôm nay. Trước hết chúng ta cảm tạ và ngợi ca Thiên Chúa. Vì biết bao hồng ân Chúa đã ban cho hai vị thánh cũng như đã ban cho mỗi người chúng ta. Đấng đã biến đổi hai vị thánh thành rường cột của Giáo Hội. Sau là chúng ta nhìn lên hai vị thánh nhân mà học tập, bắt chước các nhân đức nơi các Ngài để rồi cuộc đời chúng ta luôn biết cậy trông, tín thác vào sự quan phòng và tình yêu vô biên của Thiên Chúa.


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.