CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Đức Hồng y Parolin chủ sự Thánh lễ kỷ niệm 20 năm ngày Thánh Gioan Phaolô II về Nhà Cha Vào lúc 3 giờ chiều ngày 2/4/2025, tại Đền thờ Thánh Phêrô, Đức Hồng y Pietro Parolin đã chủ sự Thánh lễ kỷ niệm 20 năm ngày Thánh Gioan Phaolô II về Nhà Cha trên trời. Ngài cầu xin Thánh Giáo hoàng chúc lành cho Giáo hội để Giáo hội là người hành hương hy vọng; xin chúc lành cho nhân loại để biết được sự phong phú của tình yêu thương xót của Thiên Chúa. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Đừng mất hy vọng ngay cả khi chúng ta thấy mình không thể thay đổi cuộc sống Trong bài giáo lý được chuẩn bị cho buổi Tiếp kiến chung ngày 2/4/2025, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu “hãy học từ ông Dakêu để không mất hy vọng, ngay cả khi chúng ta cảm thấy bị bỏ rơi hoặc không có khả năng thay đổi. Chúng ta hãy vun trồng ước muốn được nhìn thấy Chúa Giêsu, và trên hết hãy để lòng thương xót của Thiên Chúa tìm gặp chúng ta, Đấng luôn đến tìm kiếm chúng ta, trong bất kỳ hoàn cảnh nào khi chúng ta lạc lối”. Đọc tất cả   Các Giám mục Ý phân bổ 500 ngàn euro để cứu trợ ban đầu cho nạn nhân động đất ở Myanmar Đức Hồng y Matteo Zuppi, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý, đã bày tỏ “lời chia buồn” và “sự gần gũi” với người dân bị ảnh hưởng bởi trận động đất tại Myanmar, khiến hơn 2.000 người thiệt mạng, phá hủy nhà cửa và cơ sở hạ tầng. Các quỹ được phân bổ cho trường hợp khẩn cấp sẽ được điều phối bởi Caritas Ý. Đọc tất cả   Tình trạng sức khỏe của Đức Thánh Cha ổn định; tiếng nói và khả năng di chuyển khá hơn Theo thông cáo được ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh trình bày vào ngày 1/4/2025, liên quan đến tình trạng sức khỏe của Đức Thánh Cha, các xét nghiệm máu và chụp X-quang lồng ngực cho thấy tình trạng nhiễm trùng phổi của Đức Thánh Cha đã cải thiện; giọng nói, đường thở và khả năng di chuyển của ngài cũng có tiến triển. Đọc tất cả   Nuôi dưỡng trí tưởng tượng tôn giáo Báo Quan sát viên Roma của Toà Thánh có cuộc phỏng vấn dành cho linh mục James Walters của Anh giáo, đang giảng dạy tại Trường Kinh tế London và là người đã thành lập Trung tâm Đức tin tại trường. Cuộc trò chuyện đã cho thấy vai trò của trí tưởng tượng tôn giáo, của thần học trong tư tưởng chính trị và kinh tế, là một yếu tố có thể biến đổi trong thế giới kinh tế và lãnh đạo. Đọc tất cả   Cha Antonio Polo và sáng kiến giúp người dân Ecuador làm chủ cuộc sống Cha Antonio Polo, linh mục dòng Salêdiêng đang ở Ecuador, với 54 năm phục vụ trong một giáo xứ nông thôn thuộc giáo phận Guaranda, đã biến đổi cả khu vực không chỉ qua công việc mục vụ và tinh thần, mà còn bằng cách thúc đẩy sự tự quản của người dân địa phương, qua các sáng kiến như “Queso Salinerito”, một loại phô mai nổi tiếng ở khu vực Salinas của đất nước. Đọc tất cả   HĐGM Tây Ban Nha nhóm họp thường niên lần thứ 127 Ngày 31/3, Hội đồng Giám Mục Tây Ban Nha khai mạc Hội nghị thường niên lần thứ 127. Cuộc họp nhấn mạnh những vấn đề trọng tâm đối với Giáo hội Tây Ban Nha và mối quan hệ của Giáo hội với xã hội. Đọc tất cả   Hơn 100 vụ bạo lực chống Kitô hữu ở Thánh Địa trong năm 2024 Trong năm 2024, có 111 vụ tấn công hoặc bạo lực nhắm vào các Kitô hữu ở Israel và Giêrusalem. Trong số này, 35 vụ liên quan đến hành vi phá hoại nhà thờ, tu viện và các biểu tượng tôn giáo công cộng. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha mời gọi tạp chí Văn minh Công giáo luôn đứng về phía Tin Mừng Tạp chí La Civiltà Cattolica - Văn minh Công giáo - kỷ niệm 175 năm thành lập, Đức Thánh Cha gửi thư chúc mừng, mời gọi các nhân viên của Tạp chí trong khi làm việc không đứng về phía nào ngoài Tin Mừng, lắng nghe mọi tiếng nói và thể hiện sự hiền lành khiêm tốn mang lại sự ấm áp cho tâm hồn. Đọc tất cả   Ý cầu nguyện của ĐTC trong tháng 4: Cầu cho việc sử dụng công nghệ mới Trong video ý cầu nguyện trong tháng 4, được công bố ngày 1/4/2025, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu cầu nguyện “để việc sử dụng công nghệ mới không thay thế các mối tương quan giữa con người với nhau, nhưng tôn trọng phẩm giá của mỗi người và giúp chúng ta đối diện với những khủng hoảng của thời đại”. Đọc tất cả  

Các Thánh

01.01 Đức Maria Mẹ Thiên Chúa - Nữ Vương Hòa Bình

31/12/2023 - 100
1.1 Đức Maria Mẹ Thiên Chúa
Ds 6:22-27; Gl 4:4-7; Tv 67:2-3,5,6,8; Lc 2:16-21
 Nữ Vương Hoà Bình

Có thể nói, mùa Giáng Sinh cũng là mùa kính Đức Mẹ. Đặc biệt ngày đầu năm Dương lịch hôm nay, phụng vụ muốn tôn kính Đức Maria với tước hiệu là Mẹ Thiên Chúa. Và từ năm 1968 Đức Giáo Hoàng Phaolô VI lại dành ngày 1 tháng Giêng nầy để cầu nguyện cho hoà bình thế giới.

Hoà bình là xây dựng bình đẳng, ấm no, thịnh vượng, hạnh phúc nữa. Phần tích cực có thể nói gồm nhiều mặt hơn phần tiêu cực. Vả lại, hết chiến tranh cũng chưa phải là đã hết những hậu quả của chiến tranh là những thương tích, những đổ vỡ về vật chất và tinh thần. Chúng ta phải cải tạo cái cũ, xây dựng cái mới. Hoà bình hạnh phúc phải là hơi thở của mọi người trên thế giới. Vậy chúng ta đóng góp được gì?

Hãy suy nghĩ về hoà bình như Đức Maria hằng suy đi nghĩ lại trong lòng. Ngài suy nghĩ về danh “Giêsu”, có nghĩa là cứu thế. Danh đó phải được kêu cầu trên con cái loài người, để phúc lộc được đổ xuống trên các dân và phước lộc phong phú cụ thể là chính Thánh Thần mà Thiên Chúa muốn đổ xuống lòng mọi người, để khi chúng ta gọi Chúa là Cha thì chúng ta Thấy mình là anh em với nhau, để sống hòa thuận yêu thương nhau, sống vì hạnh phúc của anh em mình.

Yêu hòa bình thì phải xây dựng công bằng, bác ái, phải kiến tạo bình đẳng, ấm no, thịnh vượng, hạnh phúc. hòa bình đòi hỏi phải phấn đấu, phải đấu tranh, để tiêu diệt cái xấu và phát triển cái tốt. Rất nhiều công tác cụ thể đang ở tầm tay mỗi người chúng ta. Hết thảy chúng ta hãy tích cực, để không chỉ nói hoà bình, nhưng muốn xây dựng hoà bình. Trong ngày cấu nguyện cho Hoà Bình Thế Giới hôm nay và cũng là ngày lễ kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, chúng ta xin Đức Maria là Nữ Vương Hoà Bình ban cho bản thân chúng ta, cho gia đình chúng ta, cũng như cho cộng đoàn giáo xứ, nền hoà bình của Chúa Kitô – Hoà bình mà Đấng Cứu Thế, Con của Mẹ Maria đã đem xuống trần gian cho loài người trong đêm Giáng Sinh, để chúng ta biết sống hoà thuận yêu thương nhau, đoàn kết xây dựng hoà bình trên quê hương đất nước và trên toàn thế giới.

Hòa bình là một hồng ân của Thiên Chúa, chúng ta hãy hiệp ý cầu nguyện cho yêu thương được ngự trị, cho oán thù được tiêu tan, cho mọi người biết tha thứ và yêu thương nhau như chính bản thân mình. Tất cả những ý nguyện ấy như một âm vang của lời kinh hòa bình: Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa, để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm.

Lời kinh này là của thánh Phanxicô Assie, một người được cả thế giới chọn làm biểu tượng của hòa bình, bởi vì ngài là một người nghèo khó đích thực của Thiên Chúa. Có lẽ ai trong chúng ta cũng còn nhớ cái giai thoại sau đây:

Vì đã đem hết gia tài phân phát cho kẻ nghèo đói, nên ngài đã bị người cha đem ra tòa, đòi phải từ bỏ mọi tài sản mà gia đình muốn để lại. Không một chút do dự, Phanxicô đã trút bỏ áo quần để trả lại cho người cha như một biểu tượng của tài sản cuối cùng mà ngài nhận được từ gia đình. Và cũng từ đó, Phanxicô đã trở thành người nghèo khó đích thực của Thiên Chúa.

Thế nhưng, ngài có tất cả mọi sự, bởi vì ngài có Thiên Chúa làm gia nghiệp. Một khi đã có Thiên Chúa thì ngài cũng có được niềm vui trọn vẹn. Cho nên, ngài không những có sự bình thản trong tâm hồn mà còn có sự hòa hợp với người khác và ngay cả với thiên nhiên. Hòa bình trong chính bản thân, hòa bình với tha nhân đó chính là cái lý tưởng mà ngài đã để lại cho thế giới.

Chúng ta cũng hãy chiêm ngưỡng Mẹ Maria, Nữ Vương Hòa Bình. Giáo hội có thói quen cử hành ngày hòa bình thế giới vào ngày đầu năm dương lịch kính Mẹ Thiên Chúa. Sở dĩ chúng ta gọi Mẹ là Nữ Vương Hòa Bình, bởi vì Mẹ là người nữ tì khiêm hạ và khó nghèo của Thiên Chúa. Mẹ đã trút bỏ mọi sự để trở thành trống rỗng và rồi được chính Thiên Chúa lấp đầy.

Như thế, người xây dựng hòa bình là người được Thiên Chúa lấp đầy tâm hồn mình. Cũng như Mẹ Maria và thánh Phanxicô, chúng ta cũng được mời gọi trút bỏ mọi sự. Tinh thần nghèo khó đích thực cũng chính là một thể hiện của tinh thần hòa bình. Bởi vì, khi con người không còn màng đến bất cứ một thứ riêng tư nào, khi con người không còn muốn chiếm hữu bất cứ một thứ của cải nào, thì lúc đó con người có thể bình thản đến với Chúa và với anh em.

Ta hãy chiêm ngắm tấm gương của các mục đồng. Các mục đồng đã biết lắng nghe sứ điệp hòa bình dù giữa đêm hôm mùa đông đang say ngủ. Nghe biết sứ điệp hòa bình rồi, các mục đồng vội vã đi tìm Chúa Giêsu là nguồn mạch hòa bình, dù phải bỏ giấc ngủ, dù phải đi ngoài trời lạnh giá. Sau khi gặp Chúa, các mục đồng ra đi loan truyền sứ địêp hòa bình cho mọi người. Đó chính là những phấn đấu không ngừng cho hòa bình.

Chúng ta đặt năm mới này vào tay Đức Mẹ. Xưa Đức Mẹ đã sinh ra Đấng Cứu Thế mở đầu một nhân loại mới, nay xin Đức Mẹ cũng cho năm mới này được chúc phúc, được cứu độ và được hòa bình. Chúng ta cũng cầu nguyện cho mọi người biết noi gương mục đồng, luôn lắng nghe sứ điệp hòa bình, luôn phấn đấu đi tìm đến nguồn mạch hòa bình và luôn phấn khởi loan tin mừng hòa bình.
 


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.