Bài Ðọc I: Cv 4, 13-21
“Chúng tôi không thể nào không nói lên những điều mắt thấy tai nghe”.
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, các thủ lãnh, kỳ lão và luật sĩ nhận thấy Phêrô và Gioan kiên quyết, và biết hai ngài là những kẻ thất học và dốt nát, nên lấy làm lạ; và còn biết rằng hai ngài đã ở cùng Ðức Giêsu; họ thấy kẻ được chữa lành đứng ở đó với hai ngài, nên họ không thể nói gì nghịch lại được. Họ mới truyền lệnh cho hai ngài ra khỏi hội nghị, rồi thảo luận với nhau rằng: “Chúng ta phải làm gì đối với những người này? Vì toàn dân cư ngụ ở Giêrusalem đều hay biết, phép lạ hai ông đã làm rõ ràng quá chúng ta không thể chối được. Nhưng để sự việc không còn loan truyền trong dân nữa, chúng ta hãy đe doạ, cấm hai ông không được lấy danh ấy mà giảng cho ai nữa”. Họ liền gọi hai ngài vào và cấm nhặt không được nhân danh Ðức Giêsu mà nói và giảng dạy nữa. Nhưng Phêrô và Gioan trả lời họ rằng: “Trước mặt Chúa, các ngài hãy xét coi: nghe các ngài hơn nghe Chúa, có phải lẽ không? Vì chúng tôi không thể nào không nói lên những điều mắt thấy tai nghe”. Nhưng họ lại đe doạ hai ngài, rồi thả về, vì không tìm được cách nào trừng phạt hai ngài, họ lại còn sợ dân chúng, vì mọi người đều ca tụng Thiên Chúa về việc đã xảy ra.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp ca: Tv 117, 1 và 14-15. 16ab-18. 19-21
Ðáp: Tôi cảm tạ Chúa vì Chúa đã nhậm lời tôi.
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng: 1) Hãy cảm tạ Chúa, vì Chúa hảo tâm, vì đức từ bi của Người muôn thuở. Chúa là sức mạnh, là dũng lực của tôi, và Người trở nên Ðấng cứu độ tôi. Tiếng reo mừng và chiến thắng vang lên trong cư xá những kẻ hiền nhân:Tay hữu Chúa đã hành động mãnh liệt.
Ðáp: Tôi cảm tạ Chúa vì Chúa đã nhậm lời tôi.
2) Tay hữu Chúa đã cất nhắc tôi lên, tay hữu Chúa đã hành động mãnh liệt. Tôi không chết, nhưng tôi sẽ sống, và tôi sẽ loan truyền công cuộc của Chúa. Chúa sửa trị, Chúa sửa trị tôi, nhưng Người đã không nạp tôi cho tử thần.
Ðáp: Tôi cảm tạ Chúa vì Chúa đã nhậm lời tôi.
3) Xin mở cho tôi các cửa công minh, để tôi vào và cảm tạ ơn Chúa. Ðây là ngọ môn của Chúa, những người hiền đức qua đó tiến vào. Tôi cảm tạ Chúa vì Chúa đã nhậm lời tôi, và đã trở nên Ðấng cứu độ tôi.
Ðáp: Tôi cảm tạ Chúa vì Chúa đã nhậm lời tôi.
Alleluia: Mc 16, 9-15
Alleluia, alleluia! - Ðây là ngày Chúa đã thực hiện, chúng ta hãy mừng rỡ hân hoan về ngày đó. - Alleluia.
Phúc Âm: Mc 16, 9-15
“Các con hãy đi khắp thế gian rao giảng Tin Mừng”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi Chúa Giêsu sống lại, sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, thì trước hết Người hiện ra với Maria Mađalêna, kẻ đã được Chúa đuổi bảy quỷ. Bà đi báo tin cho những kẻ đã từng ở với Người và nay đang buồn thảm khóc lóc. Họ nghe bà nói Chúa sống lại và bà đã thấy Người, nhưng họ không tin. Sau đó, Chúa lại hiện ra dưới hình thức khác với hai môn đệ đang trên đường về miền quê. Hai ông trở về báo tin cho anh em, nhưng họ cũng không tin các ông ấy. Sau hết, Chúa hiện ra với mười một tông đồ lúc đang ngồi ăn. Chúa khiển trách các ông đã cứng lòng, vì các ông không tin những kẻ đã thấy Người sống lại. Rồi Người phán: “Các con hãy đi khắp thế gian rao giảng Tin Mừng cho muôn loài”.
Ðó là lời Chúa.
Suy niệm:
Theo các nhà chú giải, sách Tin Mừng Máccô kết
thúc ở chương 16, câu 8,
với việc các phụ nữ sợ hãi, chạy trốn, không
dám nói gì với các môn đệ.
Sách này cũng không nói đến việc Đức Giêsu
phục sinh hiện ra gặp các ông.
Kết thúc khác thường này của Máccô làm chúng
ta ngày nay chưng hửng.
Cả các Kitô hữu thế kỷ thứ hai cũng bị ngỡ
ngàng,
vì vào thời đó họ đã có trong tay các sách
Tin Mừng khác.
Các sách này đều kể chuyện các phụ nữ đã đi
gặp các môn đệ,
chuyện Đức Giêsu phục sinh hiện ra gặp các
bà trước tiên;
rồi sau đó, Ngài đã hiện ra với các môn đệ
và sai các ông đi loan báo Tin Mừng (Mt
28,19-20; Lc 24, 46-48; Ga 20, 21).
Để giải quyết khó khăn do phần kết của sách
Tin Mừng Máccô đặt ra,
một tác giả được ơn linh hứng đã viết thêm
phần phụ lục (Mc 16, 9-20),
dựa trên các sách Tin Mừng khác và sách Công
vụ Tông đồ.
Năm 1546, phần này đã được Công đồng Trentô
nhìn nhận là Lời Chúa.
Bài Tin Mừng hôm nay nhấn mạnh đến thái độ
không tin của các môn đệ.
Đức Giêsu phục sinh hiện ra trước tiên cho
bà Maria Mácđala.
Bà đi báo tin Thầy sống lại cho những môn đệ
đang buồn bã khóc lóc,
nhưng họ không tin (cc. 9-11).
Lần thứ hai, Đức Giêsu tỏ mình cho hai môn đệ
khi họ trên đường về quê.
Khi hai ông này báo tin cho những môn đệ
khác, thì họ cũng không tin (cc. 12-13).
Lần thứ ba, Đức Giêsu đích thân tỏ mình cho
nhóm Mười Một.
Ngài khiển trách họ về tội không tin những kẻ
đã thấy Ngài phục sinh (c. 14).
Xem ra tin Thầy Giêsu phục sinh không phải
là chuyện dễ, ngay cả đối với các môn đệ,
dù họ đã được nghe Thầy báo trước nhiều lần
khi còn sống bên Thầy,
dù có những người trong nhóm làm chứng mình
đã thấy Thầy sống lại.
Ở lại trong nỗi thất vọng, buồn phiền thì dễ
hơn sống lạc quan vui tươi.
Các môn đệ không ra khỏi được nỗi đau do cái
chết của Thầy.
Có những nỗi đau làm con người khép kín và
khoanh tay bất động.
Nhưng Đức Giêsu phục sinh vẫn không bỏ rơi
các học trò cứng cỏi của mình.
Ngài kiên trì chinh phục họ bằng cách đến với
họ và dùng bữa.
Ngài đưa họ ra khỏi thế giới nhỏ bé của họ
và giao cho họ một sứ mạng lớn lao.
“Hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo
Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo” (c. 15).
Tin Đức Giêsu phục sinh cũng không dễ đối với
chúng ta hôm nay.
Nếu thực sự tin vào sự phục sinh ở đời sau,
chắc chúng ta sẽ sống khác.
Thanh thoát hơn, nhẹ nhàng hơn, quảng đại
hơn, vui tươi hơn...
Nhiều khi chúng ta vẫn loan báo Tin Mừng với
vẻ mặt buồn bã,
vẫn nói về đời sau mà lòng còn quá nặng với
vinh hoa đời này.
Chỉ mong chúng ta được thực sự phục sinh như
Thầy Giêsu,
để làm tròn sứ mạng Thầy trao phó.
Cầu nguyện:
Lạy
Chúa phục sinh,
vì
Chúa đã phục sinh
nên con thấy mình chẳng còn gì phải sợ.
Vì
Chúa đã phục sinh
nên con được tự do bay cao,
không
bị nỗi sợ hãi của phận người chi phối,
sợ
thất bại, sợ khổ đau,
sợ nhục nhã và cái chết lúc tuổi đời dang dở.
Vì
Chúa đã phục sinh
nên
con hiểu cái liều của người Kitô hữu
là cái liều chín chắn và có cơ sở.
Cái
liều của những nữ tu phục vụ ở trại phong.
Cái
liều của cha Kolbê chết thay cho người khác.
Cái liều của bậc cha ông đã hiến mình vì Đạo.
Sự
Phục sinh của Chúa là một lời mời gọi
mang
một sức thu hút mãnh liệt
khiến
con đổi cái nhìn về cuộc đời:
nhìn
tất cả từ trên cao
để nhận ra giá trị thực sự của từng thụ tạo.
Sự
Phục sinh của Chúa
giúp
con dám sống tận tình hơn
với
Chúa và với mọi người.
Và
con hiểu mình chẳng mất gì,
nhưng
lại được tất cả. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao
Siêu, S.J
Nguồn: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam - hdgmvietnam.com