CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Đức Thánh Cha đến thăm nhà tù chiều Thứ Năm Tuần Thánh Ngày Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô lại thực hiện một cử chỉ cụ thể dành cho những người đang sống sau song sắt: “Tôi luôn muốn đến nhà tù để thực hiện nghi thức Rửa Chân. Năm nay tôi không thể, nhưng tôi vẫn gần gũi anh chị em”. Khoảng 70 tù nhân thuộc nhiều độ tuổi và quốc tịch đã chào đón Đức Thánh Cha với những lời hô vang và vỗ tay, xen lẫn tiếng hò reo từ các khu biệt giam khác. Đọc tất cả   Thứ Năm Tuần Thánh: Bài giảng của Đức Thánh Cha cho Lễ Dầu (17/4) Sáng Thứ Năm Tuần Thánh, ngày 17/04, Đức Hồng Y Domenico Calcagno đã thay mặt Đức Thánh Cha chủ sự Thánh Lễ Dầu cùng với khoảng 1800 linh mục và 2500 tín hữu hiện diện. Đức Hồng Y đã đọc bài giảng của Đức Thánh Cha chuẩn bị cho Thánh Lễ này, với những lời trước hết dành cho các linh mục và sau đó là cho mọi tín hữu. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Dù chúng ta lạc lối ở đâu Thiên Chúa cũng luôn tìm kiếm chúng ta Trong bài giáo lý được dọn sẵn cho buổi tiếp kiến chung ngày 16/4/2025, suy tư về dụ ngôn người cha thương xót, Đức Thánh Cha nhắc với các tín hữu rằng Thiên Chúa luôn tìm kiếm, tha thứ và thương xót chúng ta, bất kể chúng ta lạc lối ở đâu và như thế nào. Đây là niềm hy vọng của chúng ta. Đọc tất cả   Philippines sẽ được thánh hiến cho Lòng Chúa Thương xót Khi xã hội Philippines ngày càng chia rẽ trên bình diện xã hội và chính trị, để tìm kiếm sự thống nhất, các Giám mục nước này đã đưa ra sáng kiến sẽ thánh hiến quốc gia và phó thác cho Lòng Thương Xót Chúa vào ngày 27/4/2025, Chúa Nhật thứ hai mùa Phục Sinh, được gọi là Chúa Nhật Lòng Chúa Thương xót. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha soạn các bài suy niệm Đàng Thánh Giá năm nay Ngày 15/4/2025, Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết sức khỏe của Đức Thánh Cha đang tiến triển và thông báo rằng Đức Thánh Cha đã viết các bài suy niệm cho Đàng Thánh Giá sẽ được Đức Hồng y Baldassare Reina, Giám quản Roma, chủ sự vào tối thứ Sáu Tuần Thánh, ngày 18/4/2025, tại đấu trường Colosseo ở Roma. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha cải cách trường đào tạo các Sứ thần Tòa Thánh Trong một Phúc chiếu được ban hành ngày 15/4/2025, có tựa đề “Thừa tác vụ Phêrô”, Đức Thánh Cha đổi mới chương trình đào tạo sinh viên của Trường Ngoại giao Tòa Thánh, nơi chuẩn bị các nhân viên ngoại giao của Tòa Thánh cho công việc của họ. Đọc tất cả   ĐHY Pizzaballa khuyến khích các tín hữu: “Tình yêu mạnh hơn sợ hãi” Trong sứ điệp Chúa Nhật Lễ Lá từ Giêrusalem, Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa kêu gọi các tín hữu kiên vững trong đức tin giữa những khó khăn hiện tại, đáp lại hận thù bằng hòa bình, chia rẽ bằng hiệp nhất. Đọc tất cả   Đại hội Thánh Thể đầu tiên tại Hoa Kỳ dành cho người khiếm thính Từ ngày 4 đến ngày 6/4/2025, hơn 200 tín hữu Công giáo khiếm thính từ khắp Hoa Kỳ đã tụ họp tại Đền thánh Quốc gia Thánh Elizabeth Ann Seton ở Emmitsburg, Maryland, để cầu nguyện và tôn vinh Thánh Thể trong một Đại hội Thánh Thể của riêng họ - Đại hội Thánh Thể đầu tiên dành cho người khiếm thính ở Hoa Kỳ. Đọc tất cả   Đàng Thánh Giá của các cựu tù binh và thương binh ở Ucraina Tối ngày 11/4/2025, các cựu tù binh, thương binh và người thân của những người lính mất tích đã tham gia buổi cầu nguyện mang ý nghĩa đại kết có tên “Đàng Thánh Giá dành cho tù binh và cầu mong hòa bình trở lại cho Ucraina”. Buổi ngắm Đàng Thánh Giá đã diễn ra trước Nhà thờ chính tòa Thánh Sophia ở thủ đô của Ucraina. Đọc tất cả   Kiến trúc sư Antoni Gaudí, nhà thiết kế Đền thánh Sagrada Familia ở Barcelona, được tôn là “Đấng Đáng kính” Ngày 14/4/2025, Đức Thánh Cha đã cho phép Bộ Tuyên thánh công bố các sắc lệnh, trong đó có sắc lệnh nhìn nhận các nhân đức anh hùng của Tôi tớ Chúa kiến trúc sư người Tây Ban Nha Antonio Gaudí. Với sắc lệnh này, “kiến trúc sư của Thiên Chúa” Antonio Gaudí trở thành Đấng Đáng kính. Đây là một bước quan trọng trong tiến trình tuyên phong Chân phước và phong thánh. Đọc tất cả  

Mẹ Maria

Thứ Sáu Tuần X TN - Đôi Mắt

09/06/2022 - 52
Thứ Sáu trong tuần thứ Mười Mùa Quanh Năm
1 V 19:9,11-16; Tv 27:7-8,8-9,13-14; Mt 5:27-32
Đôi Mắt


Đừng nói tâm trí các bạn trong sạch nếu như con mắt các bạn không trong sạch, bởi vì con mắt không trong sạch là sứ giả của một tâm hồn thiếu trong sạch. (Thánh Augustinô)

Nét đẹp của người khác phải luôn hấp dẫn mỗi người chúng ta. Tuy nhiên, nó cũng dễ làm nảy sinh dục vọng, khiến lòng ước muốn chiếm hữu trỗi dậy trong ta. Nếu như ta không đủ tỉnh táo phân định đâu là giới hạn không nên vượt qua, và đâu là cái đẹp mà ta có thể tiếp nhận.

Chúa Giêsu nói cái gì trở nên dịp tội thì hãy lo cắt đi, chấp nhận mất một bộ phận mà tránh được hoả ngục. Ở đây không hiểu theo nghĩa đen là phải chặt tay móc mắt, vì nếu thế thì không còn ai toàn vẹn vì bản năng yếu đuối của con người. Điều Chúa muốn nói ở đây chính là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Nghĩa là phải cất đi và xa lánh những nguy cơ có thể đẩy chúng ta đến phạm tội, dù phải chấp nhận phần thiệt về mình, như lánh xa những ấn phẩm đen, không đến những nơi chốn không thích hợp, tránh dùng những thức uống làm mình mất kiểm soát…

Chúa Giêsu cảnh tỉnh mỗi người phải biết đề phòng trước những ước muốn, khao khát bất chính nơi tâm trí mình. Khi chúng ta nhìn người khác phái mà muốn chiễm hữu họ với tà tâm, hay muốn chiếm đoạt những thứ không phải của mình, chúng ta đã phạm tội trong tư tưởng.

“Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã thì hãy móc mà ném nó đi, vì thà mất một phần thân thể còn hơn cả toàn thân bị ném vào hỏa ngục.”(Mt 5,29)

“Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc”. Lời Chúa không dạy chúng ta sống cực đoan, nhưng là dạy phải có một thái độ tích cực, dứt khoát tận căn đối với tội lỗi: Muốn tránh tội phải khử trừ nguyên nhân và phương tiện phạm tội. “Thà mất một phần thân thể còn hơn là cả toàn thân bị ném vào hỏa ngục.

Chúa Giêsu dạy cho các môn đệ bài học về sự thanh bạch, khiết tịnh từ bên trong, Ngài nói: “Ai nhìn người nữ mà ước ao phạm tội, thì đã ngoại tình với người ấy trong lòng rồi”. Sau đó, Ngài đã nói lên tính cẩn trọng, dứt khoát với tội để có sự toàn vẹn trong cuộc sống mai hậu: “Nếu mắt bên phải con làm con vấp phạm, thì hãy móc quăng khỏi con đi: thà mất một chi thể còn lợi cho con hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục. Và nếu tay phải con làm con vấp phạm, thì hãy chặt mà quăng đi, vì thà mất một chi thể còn lợi cho con hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục”.

Làm sao giữ được mắt đơn sơ trong sáng, để tôi nhìn được hết mọi vẻ đẹp của mọi thu tạo Chúa dựng nên mà lòng không ước muốn tham lam bất chính? Lạy Chúa, từ lúc lọt lòng mẹ cho đến khi trưởng thành, con người đã phải chứng kiến bao điều: Cha mẹ cãi vã, huynh đệ tranh chấp bất đồng, xóm làng mâu thuẫn, đồng nghiệp đố kỵ, xã hội bất công, lớn ức hiếp bé, kẻ mạnh bắt nạt kẻ yếu, thế giới tương tàn tiêu diệt lẫn nhau…; Những điều đó đã hình thành một phần méo mó trong nhân cách con người; Khiến con người thường có những tình cảm ghen tương và đố kỵ lẫn nhau. Và làm cho cuộc sống thêm tồi tệ!

Mặt khác, kỹ nghệ khoa học thông tin phát triển làm cho con người được mở ra với thế giới, nhưng đồng thời cũng làm cho thế giới con người thu hẹp lại; Người ta chỉ chăm chú nhìn vào quảng cáo, báo chí, điện thoại, màn hình ti vi và vi tính…; Tương quan giữa người với người trở nên nghèo nàn. Trong một gia đình, ngoài những lúc làm việc cha mẹ, con cái mỗi người cắm mắt vào một chiếc điện thoại và chẳng ai nói với ai hoặc quan tâm tới ai đã dẫn đến biết bao bi kịch gia đình, vì huyết mạch của chia sẻ và cảm thông bị tắc nghẽn. Đồng thời biết bao những thông tin, hình ảnh bạo lực, khiêu dâm và thiếu lành mạnh là căn cớ cho những tội ác và gây ô nhiễm tâm hồn con người, môi trường xã hội. Và còn nhiều nữa, biết bao điều tốt xấu xảy ra do ánh mắt, cái nhìn của con người.

“Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục. Nếu tay phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy chặt mà ném đi.”(Mt 5, 29-30a)

Có phải Chúa Giê-su mong muốn điều này theo đúng nghĩa đen, là phải móc mắt, chặt tay nếu vấp phạm chăng? Chúng ta có thể chắc chắn rằng những ngôn từ gây sốc này không phải là một mệnh lệnh thông thường mà hơn thế nó chính là một mệnh lệnh mang tính ẩn dụ nhằm để ra lệnh cho chúng ta hết lòng tránh xa tội lỗi và tất cả những việc dẫn chúng ta phạm tội.

Điều mấu chốt giúp chúng ta hiểu rõ về bản văn Tin Mừng hôm nay là thái độ và lời lẽ mạnh bạo mà Chúa Giêsu dùng. “Hãy móc mà ném ném đi…hãy chặt mà ném đi“, Ngài không chút do dự khi dùng những từ ngữ mang tính mệnh lệnh và cách nói gây sốc như thế để tỏ lộ cho chúng ta về lời mời gọi hãy dứt khoát đương đầu với những thứ cám dỗ trong cuộc sống, những thứ đang dẫn đưa chúng ta đến việc phạm tội.

Đôi mắt được hiểu như cửa sổ của tâm hồn, nơi mà mọi suy tư và khát khao đều được thể hiện qua đó. Đôi tay dường như là một biểu tượng cho các hành động của chúng ta. Vốn dĩ đôi mắt, cánh tay không mang tội, nhưng đúng hơn trong bài tin mừng, chúng lại được nhắc đến như những duyên cớ dẫn lối chúng ta đến với tội lỗi. Vì vậy, nếu những suy nghĩ, hành động nào làm cớ cho ta vấp phạm thì phải loại bỏ nó ngay lập tức mà không do dự hay thoả hiệp.

Hôm nay, chúng ta hãy suy ngẫm về những câu nói rất đỗi thẳng thắn và mạnh bạo của Chúa Giêsu. Hãy để chính sự cương quyết trong lời của Ngài trở nên động lực cho sự thay đổi và tránh xa tất cả tội lỗi nơi chúng ta.

“Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc”. Lời Chúa không dạy chúng ta sống cực đoan, nhưng là dạy phải có một thái độ dứt khoát tận căn đối với tội lỗi: Muốn tránh tội phải khử trừ nguyên nhân và phương tiện phạm tội. “Thà mất một phần thân thể

còn hơn là cả toàn thân bị ném vào hỏa ngục.”


Nguồn: Dòng Đức Maria Nữ Vương Hoà Bình - dongnuvuonghoabinh.org

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.