CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển...., trang chính thức  http://www.gxthanhtamhonai.vn - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Tổng Giám mục Seoul kêu gọi hy vọng và đoàn kết trong bối cảnh bất ổn chính trị Trong sứ điệp Giáng sinh năm 2024, Đức Tổng giám mục Peter Chung Soon-taick của Seoul đã nhấn mạnh đến chủ đề hy vọng, hòa bình và đoàn kết, kêu gọi các tín hữu tập trung vào nhân loại và hòa giải trong bối cảnh xã hội và chính trị đang gia tăng những thách thức. Đọc tất cả   ĐTC Phanxicô: Tạ ơn Chúa vì ngày nay các tín hữu Tin Lành Giám lý và Công giáo hiểu nhau và yêu mến nhau hơn Tiếp Phái đoàn Hội đồng Thế giới của Tin Lành Giám lý vào sáng ngày 16/12/2024, Đức Thánh Cha mời gọi các Kitô hữu tiến bước trên con đường tiến tới sự hiệp nhất hữu hình và hướng về Trái Tim Chúa Giêsu Kitô để sống hòa bình và phục vụ Nước Chúa. Đọc tất cả   ĐTC Phanxicô: Người Philippines là những con người của đức tin Sáng thứ Hai ngày 16/12/2024, gặp gỡ các đại diện của Cộng đồng Philippines ở Tây Ban Nha, Đức Thánh Cha khuyến khích họ hãy tin tưởng vào Chúa Giêsu, dù cho gặp khó khăn vẫn không bao giờ mất hy vọng, sẵn sàng phục vụ Thiên Chúa nơi tha nhân để xây dựng Giáo hội thành nơi cư ngụ ấm áp đón tiếp mọi người. Ngài cũng nhắc lại Thánh lễ ngài cử hành với 7 triệu tín hữu ở Manila. Ngài khen ngợi người Philippines là những con người của đức tin và mời gọi họ tiếp tục làm chứng tá đức tin trong xã hội. Đọc tất cả   Các lãnh đạo Kitô ở Thánh địa gửi sứ điệp Giáng sinh 2024 Các lãnh đạo Kitô Thánh địa gửi sứ điệp Giáng sinh năm 2024, kêu gọi “ngừng bắn ở Gaza, trả tự do cho con tin và tù nhân”. Đọc tất cả   Số chủng sinh Tây Ban Nha tăng sau nhiều năm giảm Sau nhiều năm giảm, năm nay, số chủng sinh của Giáo hội Tây Ban Nha vượt con số 1.000, nghĩa là tăng 239 thầy. Ngoài ra còn có 103 chủng sinh nước ngoài đang được đào tạo tại Tây Ban Nha. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Chiến tranh là một vết thương nghiêm trọng gây ra cho gia đình nhân loại Đức Thánh Cha gửi thư cho Đức Tổng Giám Mục Giovanni d’Aniello, Sứ thần Toà Thánh tại Nga, than phiền về đau khổ mà những người dân vô tội phải chịu, đồng thời kêu gọi vị đại diện của ngài thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao nhằm tìm kiếm hoà bình. Đọc tất cả   Thánh Lễ tại Ajaccio: Con phải làm gì để chuẩn bị tâm hồn đón Chúa Vào lúc 3 giờ 30 chiều Chúa Nhật 15/12, trước khi kết thúc chuyến tông du 1 ngày đến Corsica, Đức Thánh Cha đã dâng thánh lễ Chúa Nhật III Mùa Vọng với các tín hữu của giáo phận Ajaccio và các giáo phận lân cận. Đọc tất cả   Kinh Truyền Tin 15/12: chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác Sau buổi gặp gỡ các tham dự viên của Đại hội lòng đạo đức bình dân của khu vực Địa Trung Hải tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm của thành phố Ajaccio, Đức Thánh Cha đã đến nhà thờ Đức Mẹ Lên trời để chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin tại đây. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Lòng đạo đức bình dân bén rễ trong văn hoá dân tộc Lúc 7 giờ sáng Chúa Nhật ngày 15/12, Đức Thánh Cha đã rời nhà thánh Marta để ra sân bay Fiumicino của Roma để thực hiện chuyến tông du 1 ngày đến đảo Corsica của Pháp nhân Đại hội lòng đạo đức bình dân của khu vực Địa Trung Hải. Tại Đại hội, Đức Thánh Cha khuyến khích các bạn trẻ dấn thân cách tích cực hơn nữa trong đời sống xã hội, văn hóa và chính trị, với sức mạnh của những lý tưởng cao đẹp và niềm đam mê phục vụ thiện ích chung. Đọc tất cả   Các nữ tu Ghana dạy trồng cây trong dự án "Trồng cây vì một tương lai xanh hơn" Các Nữ tu Truyền giáo Đức Mẹ Mân Côi ở Ghana đã phát động một dự án trồng cây, cỏ và hoa trong khuôn viên trường, như một cách đóng góp vào việc chăm sóc môi trường đồng thời đảm bảo một tương lai xanh hơn, nghĩa là theo tinh thần bảo vệ môi trường. Đọc tất cả  

Mẹ Maria

Thứ Bảy Tuần VII PS - Theo Thầy Làm Chứng Nhân

04/06/2022 - 33
Thứ Bảy trong tuần thứ Bảy Mùa Phục Sinh
Cv 28:16-20,30-31; Tv 11:4,5,7; Ga 21:20-25
THEO THẦY LÀM CHỨNG NHÂN


          
Trong bài Tin Mừng hôm nay, câu hỏi của thánh Phêrô phần nào gợi lên tâm trạng này. Khi đã trao nhiệm vụ cho thánh Phêrô, Chúa Giêsu cũng đã báo trước về quãng đời còn lại của ông sẽ như thế nào: một viễn ảnh đầy khó khăn thử thách. Thánh Phêrô đã tò mò hỏi Chúa về số phận của người đồng môn và đã được trả lời: “Nếu Thầy muốn người ấy cứ ở lại mãi cho đến khi Thầy đến thì việc gì đến con, phần con, cứ theo Thầy”. Chúa Giêsu biết rằng câu trả lời của Ngài sẽ khiến cho Phêrô và các môn đệ buồn về cách đối xử phân biệt, có thể sẽ kéo theo sự chia rẽ giữa các ông. Chúa Giêsu quan tâm đến điều này vì câu hỏi của Ngài cũng là một lời mời gọi đầy thách thức riêng đối với thánh Phêrô và chung cho tất cả những ai muốn theo Ngài.
          
Ðáp trả lời mời gọi trước hết là một quyết định riêng tư của mỗi người trưc tiếp giữa họ và Thiên Chúa. Lời mời gọi chẳng hứa hẹn ngon ngọt nhưng chỉ là gai góc, khổ đau, và khi đã chấp nhận theo Ngài thì cũng đòi hỏi kẻ theo Chúa tuyệt đối trung thành với con đường Ngài đã vạch ra cho mỗi người. Mỗi người có con đường riêng của mình, có thể con đường họ đang đi gập ghềnh sỏi đá và con đường của người bên cạnh lại yên vui phủ đầy bóng mát.
          
Tuy vậy, họ cũng chẳng thể dừng lại ngồi nhìn người bên cạnh, Ngồi nhìn kẻ khác chỉ khiến họ thêm buồn tủi, mất hết nhuệ khí, chùn chân, không muốn tiến bước, mà không cất bước thì chẳng bao giờ đến đích điểm cuối cùng: một nơi đang bày sẵn phần thưởng để chờ đón họ. Ðường đi càng gian khổ thì niềm vui càng bừng nở. Thiên Chúa công bằng vô cùng, Ngài sẽ không để cho một ai phải thiệt thòi về những điều đã bỏ công góp sức. Cho đi thế nào thì sẽ nhận lại như vậy. Ðong đấu nào thì sẽ được trả lại bằng đấu ấy và còn đầy tràn hơn nữa.
          
Ta thấy nối tiếp mẫu đối thoại giữa Chúa Giêsu và ông Phêrô khi Chúa chọn Phêrô sẽ là người đứng đầu Giáo Hội sơ khai, và tiên báo về cái chết của Phêrô giống như cái chết của Thầy. Khi nhìn thấy Gioan đi đàng sau mình Phêrô liền hỏi Chúa Giêsu: “còn anh này thì sao?”. Gioan, môn đệ được Chúa Giêsu yêu mến trong suốt những năm tháng tháp tùng theo Thầy đi Công bố Tin Mừng Cứu Độ. Gioan lại được ơn linh ứng của Thánh Thần để ghi chép lại những lời của Thầy mình qua một lối văn khác với ba tác giả Tin Mừng trước, mang nội dung ý tưởng thần học cao siêu hơn.
          
Ông đã làm chứng về Ơn Cứu Độ mà Chúa Giêsu đã thực hiện trong suốt ba năm đi theo Thầy. Qua lời Chúa Giêsu nói với ông Phêrô: “Nếu Thầy muốn nó cứ ở lại mãi cho tới khi Thầy đến’’, ý Ngài muốn nói lời chứng của Gioan được ghi chép lại sẽ tồn tại và linh ứng cho đến ngày tận thế, ngày Chúa Giêsu sẽ lại đến trong thế gian trong cương vị là một vị thẩm phán tối cao.
          
Theo sử sách ghi lại Gioan: con ông Giê-bê-đê, được Chúa Giêsu gọi là Môn đệ yêu dấu. Đối diện với cái chết tử đạo khi bị nấu trong nồi dầu sôi trong cuộc bách hại tôn giáo ở Rôma. Nhưng lạ thay, ngài được cứu thoát khỏi cái chết. Thánh Gioan bị kết án đi làm hầm mỏ tại trại tù ở đảo Patmos. Tại đây, Ngài đã viết cuốn sách Khải Huyền chứa đầy những lời tiên tri. Thánh Gioan được trả tự do, và trở về làm Giám mục ở Edessa, Thổ Nhĩ Kỳ. Ngài chết vì già yếu. Ngài là tông đồ duy nhất đã chết một cách bình an. Ngài cũng là môn đệ được Chúa Giêsu trao phó cho trách nhiệm nghĩa vụ làm con thay thế Thầy mình đem Mẹ Maria về nhà để săn sóc.
          
Gioan đã ghi chép, để lại cho chúng ta những lời giáo huấn của chính Chúa Giêsu đã nói và giảng dạy, và chính Gioan đã làm chứng về những điều mình đã viết là sự thật. Qua 20 thế kỷ Tin Mừng của Thánh Gioan vẫn luôn là những lời chứng thực về Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa đã ban cho con người, và vẫn đang tiếp tục là chứng nhân để truyền đạt lại cho chưa biết Chúa.
          
Riêng với Phêrô, Chúa Giêsu đã nói với ông : “Phần con, cứ theo Thầy”. Phêrô đã tiếp nối công việc của Thầy đã trao, Ngài đã chèo lái con thuyền Giáo Hội từ những ngày sơ khai, Phêrô đã rao truyền những lời giáo huấn của Thầy mình cho những anh em chưa biết Chúa, và Phêrô đã bảo vệ nguồn chân lý về Ơn Cứu Độ nơi Thầy của mình trao ban, Phêrô hạnh phúc được lãnh nhận phúc tử đạo giống như cái chết của Thầy mình. Từ những gian nan thử thách mà Phêrô đã trải qua trong suốt triều đại Giáo hoàng của Ngài, Ngài đã chèo lái đưa con thuyền Giáo Hội vượt qua biết bao trở ngại chông gai, và tiếp nối cho đến hôm nay con thuyền đó vẫn vững chắc bền bỉ để lướt qua những sóng gió trần gian.
          
Lời mời gọi đó như chính Chúa cũng đang mời gọi mỗi người chúng ta hãy tiếp bước theo Ngài, để làm chứng nhân cho Chúa bằng chính cuộc sống hiện tại, tùy theo chức vụ và ân sủng mà Thiên Chúa đã trao ban cách riêng cho mỗi người. Nhìn lại chính chúng ta, cuộc sống chứng nhân về Đức Kitô hôm nay của mỗi tín hữu đã tiếp nối gieo và gặt hái được đến đâu. Đức tin mà chúng ta đã được hạnh phúc hơn biết bao người khác, là được lãnh nhận ngay từ lúc chập chững bước vào đời, và được trau luyện qua những năm tháng thực hành sống đạo.
          
Trong mỗi thánh lễ chúng ta long trọng tuyên xưng đức tin: “Lạy Chúa chúng con loan truyền Chúa đã chịu chết và tuyên xưng Chúa đã sống lại cho tới khi Chúa đến”. Chúng ta thực hành được lời tuyên xưng đó được bao nhiêu lần, và đã trao ban niềm tin đó cho bao nhiêu anh chị em được nhận ra ánh sáng đức tin để biết Chúa, hay những lời đó chỉ là lời tuyên xưng vang lên trên cửa môi chúng ta trong ngôi thánh đường, và nó chỉ cô đọng mãi bên trong thánh đường, chưa đủ sức để lời tuyên xưng đó vang vọng ra được bên ngoài để mọi người chung quanh nhận biết Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa, qua việc Chúa Giêsu Giáng Sinh, rao giảng Tin Mừng, chịu chết và Phục Sinh. Để rồi cũng giống như dụ ngôn nén bạc đã bị chôn vùi không được dùng để làm sinh lợi thêm. (Mt 25, 18)


Nguồn: Dòng Đức Maria Nữ Vương Hoà Bình - dongnuvuonghoabinh.org

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.