CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) ĐTC Lêô kêu gọi hành động cho việc Chăm sóc thụ tạo Ngày 2/7, hướng đến Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Thụ tạo lần thứ 10 sẽ được cử hành vào ngày 1/9, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã công bố sứ điệp với chủ đề “Hạt giống của Hòa bình và Hy vọng”, gợi lại hình ảnh Kinh Thánh về hạt giống được gieo vào lòng đất để sinh hoa kết trái, như chính Chúa Kitô là hạt giống đem lại sự sống cho trần gian. Đọc tất cả   Lời kêu gọi của Giáo hội Nam bán cầu về công bằng khí hậu và hoán cải sinh thái Trong văn kiện “Lời kêu gọi công bằng khí hậu và Ngôi nhà chung: hoán cải về sinh thái, chuyển đổi và chống lại các giải pháp sai lầm”, các Giám mục ở Nam bán cầu kêu gọi công bằng, công lý, bảo vệ” để bảo vệ các nhóm dân bản địa, hệ sinh thái, cộng đồng nghèo đói, những người dễ bị tổn thương; cổ võ hoán cải sinh thái thực sự và thay đổi các mô hình của nền kinh tế ngày nay, phê bình mạnh mẽ chủ nghĩa tư bản “xanh” và các cách tiếp cận kỹ trị. Đọc tất cả   Các Giám mục Peru mời Đức Thánh Cha Lêô viếng thăm nước này Theo một thông báo của Hội đồng Giám mục Peru, phái đoàn các Giám mục, trong đó có Đức Cha Carlos García Camader, Giám mục giáo phận Lurín, Chủ tịch Hội đồng Giám mục, đã yết kiến Đức Thánh Cha Lêô XIV hôm 30/6/2025 và chính thức mời ngài viếng thăm Peru với lời bảo đảm rằng sự hiện diện của ngài sẽ canh tân niềm hy vọng của người dân Peru. Đọc tất cả   Đức Hồng y Dri, vị giải tội được Đức Phanxicô xem là gương mẫu về lòng thương xót, qua đời Đức Hồng y Luis Pascual Dri, quen được gọi là Cha Dri, một tu sĩ người Argentina thuộc dòng Capuchino, người được Đức Giáo hoàng Phanxicô xem như mẫu gương trong tòa giải tội khi giải tội nhiều giờ và luôn tha thứ theo gương Chúa Giêsu, đã qua đời ngày 30/6 tại Buenos Aires, hưởng thọ 98 tuổi. Đọc tất cả   Tài liệu đồng hành với giai đoạn thực hiện của Thượng Hội đồng về hiệp hành sẽ được công bố ngày 7/7 Vào ngày 7/7/2025, tài liệu được soạn thảo để đồng hành với giai đoạn thực hiện của tiến trình hiệp hành sẽ được công bố trên trang web của Ủy ban Thư ký Thượng Hội đồng (www.synod.va). Tài liệu đã được thông qua bởi Hội đồng thường trực của Thượng Hội đồng lần thứ 16 diễn ra trong hai ngày 26 và 27/6/2025. Đọc tất cả   Gặp gỡ các Giám mục Ucraina, ĐTC Lêô XIV cầu nguyện cho hòa bình trở lại với Ucraina Gặp gỡ các Giám mục thành viên của Giáo hội Công giáo Đông phương Ucraina vào sáng thứ Tư ngày 2/7/2025, Đức Thánh Cha nhìn nhận rằng trong bối cảnh lịch sử hiện tại, khó nói về hy vọng cho những người Ucraina, nhưng nhiều chứng từ về đức tin và hy vọng của người Ucraina cho thấy sức mạnh của Thiên Chúa giữa đống đổ nát của hủy diệt. Ngài cầu cho hòa bình trở lại trên Ucraina. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha gởi sứ điệp đến hội nghị FAO: “Đã đến lúc hành động, không chỉ là khẩu hiệu” Nhân dịp Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) kỷ niệm 80 năm thành lập và đang nhóm Hội nghị lần thứ 44, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã gửi một sứ điệp kêu gọi hành động khẩn thiết để chấm dứt nạn đói, bảo vệ người nghèo và thúc đẩy hòa bình toàn cầu. Đọc tất cả   Cha sở giáo xứ Công giáo ở Gaza: Sự im lặng của quốc tế giết chết hy vọng Phát biểu với hãng tin SIR của Hội đồng Giám mục Ý, Cha Gabriel Romanelli, cha sở giáo xứ Công giáo Thánh Gia, giáo xứ duy nhất ở Dải Gaza, nói rằng “Không chỉ có vũ khí giết người ở Gaza, mà sự im lặng của quốc tế hiện cũng đang đè nặng lên Dải Gaza”. Ngài kêu gọi quốc tế lên tiếng về cuộc chiến và không được quen với tình trạng đang xảy ra ở Gaza. Đọc tất cả   Các nhà thờ ở Syria cử hành lại phụng vụ trong bối cảnh an ninh thắt chặt Một tuần sau khi Nhà thờ Mar Elias ở Damascus, Syria, bị tấn công, vào Chúa Nhật ngày 29/6/2025, các nhà thờ đã cử hành lại phụng vụ, dù số người tham dự ít hơn đáng kể do bầu không khí sợ hãi và lo lắng bao trùm. Đọc tất cả   ĐHY Parolin mời gọi các Giám mục Nhật Bản làm chứng tá cho sự hiệp nhất và phổ quát của Giáo hội Đồng tế Thánh lễ với các giám mục Nhật Bản tại Nhà thờ chính tòa Đức Maria ở Osaka, Đức Hồng y Pietro Parolin nói rằng “khi mà mọi khía cạnh của cuộc sống — văn hóa, sắc tộc, lợi ích kinh tế, chính trị, địa vị xã hội — dường như là nguồn gốc của sự chia rẽ, thì sự hiệp nhất của chúng ta chính là lời chứng lớn nhất và chân thực nhất mà các môn đệ của Chúa Kitô có thể mang đến cho thế giới”. Đọc tất cả  

Giáo Phận Xuân Lộc

THÁNH NỮ CATARINA – VÌ SAO SÁNG THÀNH SIÊNA

30/04/2025 - 27

Hôm ấy, chẳng là tôi đi tham dự Thánh lễ cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô trong ngôi nhà nguyện quen thuộc nơi tầng thượng. Mặc dù đường phố xe cộ tấp nập, khung cảnh phố phường nhìn từ trên cao lại khác xa với vẻ nhộn nhịp bên dưới, vẫn tĩnh mịch như mọi ngày vốn có. Trời đã nhuốm màu vàng của ánh bình minh, đôi cánh ban mai đã dang rộng phủ khắp bầu trời, khiến ánh sáng tinh anh của muôn vàn tinh tú dần lu mờ. Một màu vàng nhạt ôm lấy những nếp nhà thành thị với các ô cửa sổ được mở tung, tất cả làm nên một bức tranh đầy sức sống, giúp xua đi vẻ trầm lắng của đêm tối.

Trong giờ suy gẫm, tôi đưa mắt ra một khung cửa sổ gói gọn một con người đang suy tư. Một cậu bé với đôi mắt xa xăm hướng lên bầu trời. Thoạt trông, tôi cứ tưởng em đang buồn rầu hay có niềm tâm sự. Tôi tò mò theo dõi. Bất chợt, với đôi mắt ánh lên màu bình an, tôi thấy em trao cho khung trời một nụ cười rạng rỡ, một nụ cười đến từ vẻ đẹp trong tâm hồn – nụ cười của hạnh phúc. Đó là nét vẽ của cảm xúc, nét vẽ ấy đã xóa đi những ý nghĩ ngờ vực của tôi về em, bởi tôi nhận ra rằng giữa chốn thành đô hối hả xô bồ, không dễ dàng bắt gặp được nụ cười ấy. Cũng là một người con của phố phường, có lẽ tôi đã thả trôi tháng ngày cho cuộc sống vốn êm ả trong tu viện, nên hình ảnh từ khung cửa số kia đã làm tôi bối rối. Điều gì làm tôi cảm thấy hạnh phúc? Là một người trẻ, tôi có thể viết nên muôn vàn câu chuyện chỉ từ một nét vẽ, thế mà tôi lại không thể trả lời câu hỏi lớn của đời mình! Tôi chìm vào suy nghĩ và mang theo “những gì đã diễn ra nơi ô cửa” vào kinh nguyện.

Mặt trời chiếu vào những tấm kính màu của cung nguyện bằng những tia nắng ấm áp dịu dàng. Khung cảnh nơi tầng thượng êm đềm trong tiết trời mát mẻ của những ngày đầu mùa hạ. Giờ kinh kết thúc cũng là lúc tiềm thức nhắc tôi nhớ đến cảnh tượng ô cửa sổ mà tôi đã thấy trong giờ suy gẫm. Leonardo Da Vinci lao công với mọi giá để ghi lại nụ cười của nàng Mona Lisa. Tôi cũng vậy. Nỗi thao thức trước cái đẹp và trí tò mò đã thôi thúc tôi chú ý cậu bé ấy. Sự việc tựa như một câu chuyện lạ lùng, tôi biết nếu kể ra, sẽ là ý tưởng để mọi người viết nên một câu chuyện cổ tích. Sáng hôm sau tôi quyết định len mình qua những con hẻm nhỏ bởi lẽ nhà cửa ở thành thị cứ như những cái cây trong khu rừng, bạn có thể trông thấy ngọn cây nhưng thật vất vả để đến được gốc rễ tôi đã dừng chân trước thềm nhà em. Tôi đoán rằng em là người Công giáo vì có bức tượng Đức Mẹ trước cổng. Không ai hồi đáp sau khi tiếng chuông cửa, tôi đành tìm cơ hội khác để gặp em.

Sau vài lần tìm kiếm, tôi gặp được em sau giờ kinh nguyện tại một nhà thờ gần tu viện. Sau một lúc chuyện trò, tôi biết được em là một tân tòng. Em ngỏ ý muốn tìm hiểu thêm về Giáo hội, về gương mẫu của các thánh. Sẵn trong tay tập sách “Cuộc đời và Giáo thuyết của thánh nữ Catarina Siêna” của cha Giacinto D’Urso, O.P., do Anh Em Đa Minh chuyển ngữ[1], tôi trao cho em. Nghệ thuật đã cho tôi một tâm hồn cởi mở và lòng yêu thích cái đẹp, tôi tôn trọng các chân lý và triết lý sâu xa của cuộc sống. Đồng thời, là một Kitô hữu, nhìn trật tự lạ lùng nơi thế giới này, tôi vẫn thầm tạ ơn một bàn tay vô hình đã vẽ nên. Thiên Chúa là Đấng Vô Hình, hiển nhiên không thể cảm nhận bằng giác quan, nhưng ta có thể nghiệm thấy sự hiện diện của Người ở nơi thâm sâu trong vẻ đẹp của các thụ tạo xung quanh ta. Nóng lòng, hồi hộp, tôi dốc tâm “giới thiệu” cuốn sách mình mới trao tặng…

      Hiện lên từ những trang sách đầu tiên là hình ảnh một trinh nữ tự nguyện sống đời tu trì giữa đời thường ở thời trung cổ; sinh ra tại thành Siêna nước Ý trong bối cảnh Giáo hội Công giáo có sự xuống dốc từ tổ chức quyền bính đến đạo đức của hàng giáo sĩ: Thánh nữ Catarina Siêna. Ngài đã truyền cảm hứng về tinh thần hiệp hành trong Giáo hội bằng việc dìm sâu đời mình trong cầu nguyện, nhiệt thành dấn thân trong các hoạt động bác ái, hòa giải, rao giảng Tin Mừng. Trong ánh sáng đức tin và đức ái, những tư tưởng khôn ngoan và những hoạt động tông đồ của thánh nữ đã làm rúng động và nâng đỡ nhiều tâm hồn: Đức Grêgôriô XI, Đức Urbanô VI, các linh mục, tu sĩ, các lãnh chúa, quý tộc, binh lính, tù nhân, và những người đau khổ. Ngài đã tham gia các hoạt động bác ái giúp người khốn khổ, liều mình với Đại Địch Đen để chăm sóc các bệnh nhân, đóng vai trò sứ giả hòa bình của Hội thánh Công giáo và của xã hội lúc bấy giờ… Thiết nghĩ, ngài có thể làm tất cả các việc tốt lành mà tôi có thể tưởng tượng ra. Tôi thắc mắc, một người phụ nữ tầm thường sao lại làm được những điều to lớn như vậy, bất chấp thân thế gia đình không cao quý, đúng hơn thuộc tầng lớp thấp bé của xã hội?

Xét về mặt triết lý, con người chỉ thực sự hành động hoặc làm những việc mang lại lợi ích cho bản thân mình, giúp đỡ người khác cốt là để giúp bản thân. Nhưng tôi lại đọc được từ vị thánh này một sự dấn thân triệt để, bởi lẽ tôi chẳng thấy người được ích lợi gì từ những hoạt động này cả, lại còn hăng say đến nỗi có những lúc suy kiệt vì việc bác ái. Như một ánh lửa được thắp lên trong xã hội u tối, nhân đức của người đôi lúc lại là cớ để nhiều người chỉ trích, châm biếm. Nói đến đây, tôi chợt suy tư, xếp lại những trang sách đầu tiên và tự hỏi: Còn điều gì nữa tôi có thể tìm được từ tập sách này? Đâu là động lực cho các việc làm của thánh nữ? Thế rồi, tôi giới thiệu và gợi mở cho em những câu hỏi mở ấy…

Ngoài trời, loáng thoáng có những áng mây trôi trên nền trời trong vắt, tôi ngổn ngang với những suy tư nửa vời. Trầm tư ít lâu trước khi lần giở các trang kế tiếp, tôi mượn một hình ảnh của một con người rất gần gũi với chúng ta để giải thích cho em về những việc làm của thánh nữ: đó là Đức Thánh Cha Phanxicô. Dù là một nguyên thủ, là người cha chung của hơn một tỷ người Công giáo, Đức Thánh Cha vẫn từ chối dùng xe riêng của giáo hoàng, từ chối áo choàng gấm, thánh giá vàng hay giày đỏ truyền thống. Ngài chọn sống tại Nhà Thánh Marta thay vì cư ngụ tại Dinh Tông Toà, chọn đồng bàn với các linh mục và tu sĩ, và vẫn duy trì thói quen tự mang cặp táp đi làm, tự gọi điện thoại cho giáo dân… Đó không phải là cử chỉ để “lấy lòng” dư luận xã hội, nhưng là lối sống Phúc Âm thực sự. Ngài sống nghèo, không chỉ vì yêu mến sự khó nghèo như Thánh Phanxicô Assisi, mà còn để ở bên cạnh những người nghèo, những người bị gạt ra ngoài lề xã hội, những người tị nạn, di dân, những người vô gia cư, những người khuyết tật… Đã biết bao lần tôi xúc động khi thấy ngài rửa chân cho tù nhân, ôm lấy người bệnh tật, ghé thăm những vùng quê nghèo ở Phi châu hay tiếp xúc với người trẻ ở ngoại ô thành phố. Ngài không yên vị trên tòa cao, nhưng đã bước xuống để đi vào những ngõ hẻm cuộc đời, nơi có những giọt nước mắt, vết thương và cả bóng tối.[2]

Trở lại với thánh Catarina, hẳn là dưới cái nhìn của một người tân tòng, những việc được xem là làm cho Thiên Chúa hay trạng thái xuất thần của ngài có vẻ khiến em khó tiếp nhận!? Tôi tiếp tục trình bày, tiếp tục ngẫm nghĩ. Thú thật, dù chưa hiểu thấu đáo, nhưng một sức hút kỳ lạ cứ mãi cột xoáy trong tư duy khiến tôi không tài nào dừng lại được. Tôi bắt gặp hai chữ “tình yêu” được nhắc lại rất nhiều lần trong sách. Thánh nữ bày tỏ tình yêu của mình với Thiên Chúa, với mọi người, đồng thời Thiên Chúa cũng cho ngài cảm nghiệm được tình yêu vô biên của Người: “Đức bác ái là sợi dây êm dịu và thánh thiện ràng buộc linh hồn với Chúa: trói buộc con người với Chúa và trói buộc Chúa với con người”[3]; “chúng ta biết yêu tha nhân nhờ sự hoàn thiện mà ta yêu Chúa”[4]; “mọi nhân đức đều có mặt tha nhân làm mục tiêu chung… đức ái là linh hồn của các nhân đức, không tìm ra một nhân đức phi đức ái, chỉ có lòng mến Chúa mới tạo ra nhân đức”[5]. Đến đây, tôi nghiệm thấy có ba đối tượng chính trong suốt cuộc đời của thánh nữ: Thiên Chúa, tha nhân và bản thân ngài. Đối với ngài, ba đối tượng ấy được ràng buộc với nhau bởi sợi dây đức ái, trong đó mọi sự đều xuất phát từ Thiên Chúa.

Sau một hồi trò chuyện, tôi gửi tặng em cuốn sách và hẹn ngày gặp lại…

Trở về căn phòng, cơn gió chiều cuốn theo hương thơm của hoa lộc vừng, khẽ lùa qua ô cửa. Những chiếc rèm cửa sổ đung đưa, nhẹ nhàng đón gió. Tôi tìm kiếm hơi ấm từ những trang sách mà tôi đang dở dang giới thiệu. Phải chăng tình yêu là hạnh phúc? Phải chăng hạnh phúc của thánh nữ Catarina là được gặp gỡ Đấng thánh và yêu thương mọi người với cả trái tim mình? Hạnh phúc đó có phải là điều tôi đang tìm kiếm? Quả thật, khoa học có thể giả thiết được nguồn gốc của sự sống nhưng lại không biết được tình yêu có tự bao giờ? Tôi tìm lại các triết lý triết học về hạnh phúc mà tôi đã biết. Với Phật giáo : “Niết Bàn là hạnh phúc”, với Karl Marx: “Hạnh phúc là đấu tranh”, với Friedrich Nietzche: “Hạnh phúc là cảm giác bản thân trở nên quyền năng hơn, là khi bạn có thể vượt qua những rào cản”.

Dưới góc nhìn khách quan, tôi thấy có sự đối lập giữa những điều tôi đọc được từ thánh nữ và các triết lý nêu trên. Một bên, các triết gia đi tìm sự thỏa mãn bản thân khi vượt qua nghịch cảnh, bên còn lại là thánh nữ lao mình vào nghịch cảnh để kiếm tìm hạnh phúc. Có thể thấy, các triết gia đặt chân lý của hạnh phúc trên nền tảng của sự giải thoát, trong khi mọi hoạt động của thánh nữ đều được xây dựng từ tình yêu: Tôi muốn yêu, bởi vì lương thực của tôi là tình yêu”[6]. Khó khăn không làm hao mòn một trái tim nồng nàn lửa yêu mến. Hạnh phúc đích thực đến từ một tình yêu vô vị lợi, vì bản chất của tình yêu là sự trao tặng, không ai giữ lại tình yêu cho riêng mình. Trái ngược với tình yêu vị kỷ bất toàn, tình yêu nơi thánh nữ là một tình yêu trổi vượt trên cả giới hạn đôi lứa, mạnh mẽ như một khí cụ, có thể giúp con người chiến thắng được những phản ứng tự nhiên của mình. Đó là lý do ngài đã không ngại các ung nhọt đầy mùi hôi của một bệnh nhân ung thư; với tấm lòng yêu thương quảng đại, ngài trao cho bệnh nhân ấy sự chăm sóc phát xuất từ trái tim mình… Với tập sách này, tôi xem thấy thánh nữ Catarina có một đức ái nồng nàn bởi sự liên kết bền chặt, thâm sâu và sự thụ hưởng tình yêu từ Đấng mà tôi dường như vẫn còn xa lạ.

Đắm chìm trong suy nghĩ về ngài, tôi không nhận ra trời đã khuya. Bất giác, tôi trao cho bầu trời đêm tiếng thở dài đầy tâm sự. Chỉ ít phút nữa thôi, vạn vật sẽ chìm sâu vào giấc ngủ dài. Còn tôi… tôi vẫn sẽ tiếp tục với những hàng chữ như cắt ngang cõi lòng… “Thiên Chúa! Nếu quả thật Ngài hằng hữu, xin cho tôi được biết đến Ngài”. Bầu trời đêm luôn ánh lên những vì sao lấp lánh. Giữa một xã hội nghiêng về tăm tối, một trinh nữ bé nhỏ với trái tim tràn ngập tình yêu đã hóa cuộc đời mình thành ánh sao huy hoàng cho Giáo hội. Vì sao thành Siêna đã chiếu tỏa ánh sáng hạnh phúc trong tâm hồn xáo trộn của người nghệ sĩ trẻ. Đó là sự kết duyên với Đấng Tạo Hóa; đó là chương sáng tác mới của người nghệ sĩ; đó là hạnh phúc đích thực của con người!

Xa xa, có tiếng xe cứu thương réo lên kêu dồn dập trong đêm, và rồi đứng trước sự đau khổ ấy của tha nhân, lời thầm thĩ suy tư lại càng da diết: “Thiên Chúa! Nếu quả thật Ngài hằng hữu, xin cho tôi được biết đến Ngài”…



[3] Catarina, “Lá thư thứ 7” và “Lá thư thứ 263” trong Thánh Catarina Siena: Tiến sĩ Hội thánh (Tp. HCM: Tỉnh dòng Đa Minh Việt Nam, 2007), tr. 48

[4] Catarina, “Lá thư thứ 7” và “Lá thư thứ 263” trong Thánh Catarina Siena: Tiến sĩ Hội thánh (Tp. HCM: Tỉnh dòng Đa Minh Việt Nam, 2007), tr. 50-51.

[5] Thánh Catarina Siena, Đối thoại, Dg. Lm Vinhsơn Bùi Đức Sinh, O.P. (San Jose: Nhóm “Phục vụ Lời Chúa”, 2006), tr. 14.

[6] Thánh Catarina Siena, Đối thoại, Dg. Lm Vinhsơn Bùi Đức Sinh, O.P. (San Jose: Nhóm “Phục vụ Lời Chúa”, 2006),tr.103.



Nguồn: Giáo phận Xuân Lộc - giaophanxuanloc.net

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.