CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) 🎥 DINH TÔNG TÒA | Vlog Năm Thánh 2025 | #11 Trong năm Thánh, mỗi tín hữu được mời gọi trở nên gần gũi hơn với Thiên Chúa, với chính đời sống đức tin của Hội Thánh. Có lẽ không chỉ như thế, trong số vlog này, Vatican News Tiếng Việt cũng mong muốn đem đến sự gần gũi ấy bằng một cách rất cụ thể – đó là mời quý vị cùng chiêm ngắm, bước vào một vài nơi thường ngày vốn kín đáo và ít được biết đến trong Thành quốc Vatican. Đó chính là Dinh Tông Tòa. Đọc tất cả   Sứ điệp Phục Sinh và phép lành Urbi et Orbi Sau Thánh Lễ, lúc 12 giờ trưa, Đức Thánh Cha xuất hiện trên ban công chính giữa Đền Thờ Thánh Phêrô để ban Phép Lành Toàn Xá “Urbi et Orbi” cho thành Roma và toàn thế giới, dù sức khoẻ vẫn còn yếu. Đức Thánh Cha đã chào với lời chúc Phục Sinh: Anh chị em thân mến, Chúc mừng Phục Sinh! Sau đó, Đức Thánh Cha nhờ Đức ông Ravelli đọc sứ điệp Phục Sinh. Đọc tất cả   Chúa đã sống lại: Lễ vọng Phục Sinh tại đền thờ thánh Phêrô Tối Thứ Bảy, ngày 19/04, ĐHY Giovanni Battista Re, đại diện Đức Thánh Cha cử hành Lễ Vọng Phục Sinh tại Đền thờ thánh Phêrô với khoảng 5000 tín hữu tham dự. Đức Hồng Y Re đã đọc bài giảng đã được Đức Thánh Cha soạn cho thánh lễ. Đọc tất cả   Thánh lễ Phục Sinh tại Quảng trường thánh Phêrô Sáng Chúa Nhật ngày 20/4, Chúa Nhật Phục Sinh, Đức Hồng Y Angelo Comastri đã thay mặt Đức Thánh Cha chủ sự Thánh Lễ Phục Sinh tại quảng trường thánh Phêrô với khoảng 40 ngàn tín hữu. Đọc tất cả   Đàng Thánh Giá do Đức Thánh Cha Phanxicô soạn Nội dung Đàng Thánh Cha năm 2025 do chính Đức Thánh Cha soạn cho buổi Đi Đàng Thánh Giá tối thứ Sáu Tuần Thánh tại đấu trường Colosseo. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha đến thăm nhà tù chiều Thứ Năm Tuần Thánh Ngày Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô lại thực hiện một cử chỉ cụ thể dành cho những người đang sống sau song sắt: “Tôi luôn muốn đến nhà tù để thực hiện nghi thức Rửa Chân. Năm nay tôi không thể, nhưng tôi vẫn gần gũi anh chị em”. Khoảng 70 tù nhân thuộc nhiều độ tuổi và quốc tịch đã chào đón Đức Thánh Cha với những lời hô vang và vỗ tay, xen lẫn tiếng hò reo từ các khu biệt giam khác. Đọc tất cả   Thứ Năm Tuần Thánh: Bài giảng của Đức Thánh Cha cho Lễ Dầu (17/4) Sáng Thứ Năm Tuần Thánh, ngày 17/04, Đức Hồng Y Domenico Calcagno đã thay mặt Đức Thánh Cha chủ sự Thánh Lễ Dầu cùng với khoảng 1800 linh mục và 2500 tín hữu hiện diện. Đức Hồng Y đã đọc bài giảng của Đức Thánh Cha chuẩn bị cho Thánh Lễ này, với những lời trước hết dành cho các linh mục và sau đó là cho mọi tín hữu. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Dù chúng ta lạc lối ở đâu Thiên Chúa cũng luôn tìm kiếm chúng ta Trong bài giáo lý được dọn sẵn cho buổi tiếp kiến chung ngày 16/4/2025, suy tư về dụ ngôn người cha thương xót, Đức Thánh Cha nhắc với các tín hữu rằng Thiên Chúa luôn tìm kiếm, tha thứ và thương xót chúng ta, bất kể chúng ta lạc lối ở đâu và như thế nào. Đây là niềm hy vọng của chúng ta. Đọc tất cả   Philippines sẽ được thánh hiến cho Lòng Chúa Thương xót Khi xã hội Philippines ngày càng chia rẽ trên bình diện xã hội và chính trị, để tìm kiếm sự thống nhất, các Giám mục nước này đã đưa ra sáng kiến sẽ thánh hiến quốc gia và phó thác cho Lòng Thương Xót Chúa vào ngày 27/4/2025, Chúa Nhật thứ hai mùa Phục Sinh, được gọi là Chúa Nhật Lòng Chúa Thương xót. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha soạn các bài suy niệm Đàng Thánh Giá năm nay Ngày 15/4/2025, Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết sức khỏe của Đức Thánh Cha đang tiến triển và thông báo rằng Đức Thánh Cha đã viết các bài suy niệm cho Đàng Thánh Giá sẽ được Đức Hồng y Baldassare Reina, Giám quản Roma, chủ sự vào tối thứ Sáu Tuần Thánh, ngày 18/4/2025, tại đấu trường Colosseo ở Roma. Đọc tất cả  

Giáo Phận Xuân Lộc

Tất Cả Là Hồng Ân

12/05/2023 - 22


TẤT CẢ LÀ HỒNG ÂN
       Tất cả chúng ta đều là những thụ tạo của Thiên Chúa. Trước mặt Thiên Chúa, chúng ta chẳng là gì, ngoài thân phận bụi đất thấp hèn của mình. Có ta hay không có ta tồn tại, Thiên Chúa vẫn hiện hữu với đầy nét uy phong và dũng mãnh. Ấy vậy mà Thiên Chúa đối xử với chúng ta như thể ta là những báu vật vô cùng cao quý. Suốt bao năm tháng dài, hồng ân Ngài vẫn không ngừng tuôn đổ xuống trên chúng ta, đôi mắt Ngài vẫn dõi bước theo chúng ta, cánh tay Ngài vẫn cứ đỡ nâng chúng ta ta, bất chấp chúng ta bao lần lỗi phạm đến Ngài.
 
       Hơn ai hết, người tu sĩ cảm nghiệm rõ điều này, rằng họ chỉ là một tội nhân không hơn không kém, nhưng đã được Chúa thương cứu vớt, lại còn cất tiếng ngỏ lời mời gọi họ lúc canh khuya, muốn họ đến ở lại với Người và sống một đời sống riêng với Ngài. Lời mời gọi của Chúa xuất phát từ thánh ý vô cùng huyền nhiệm của Ngài mà chẳng có lý do vì sao. Lời mời gọi hiến dâng cũng không đến từ những tiêu chuẩn của con người. Không phải vì đạo đức hơn, giỏi giang hơn, thông minh hơn, tài nghệ hơn hay thánh thiện hơn mà người tu sĩ được Chúa mời gọi. Có khi, người được mời gọi còn tồi tệ hơn những người khác bội phần.
 
       Khi muốn giải cứu dân khỏi ách nô lệ bên Ai Cập, Thiên Chúa đã không chọn một thiên tài xuất sắc về quân sự, nhưng lại chọn một cụ lão đã bát tuần, vừa nhút nhát lại đang chạy trốn Pharao, chẳng có tí tài nghệ nào còn bị tật nói lắp. Trong 12 vị tông đồ, có vị nào tốt lành và giỏi giang xuất chúng đâu. Tất cả đều là những con người bình thường thấp bé trong xã hội. Người thì bồng bột, người thì dối trá, người thì toan tính, kẻ thì gian manh. Ai đi theo Chúa cũng mang trong đầu một hy vọng làm lớn. Hãy nhìn đến Phaolô xem, ông có phải là một người yêu Chúa từ tấm bé đâu. Một thời ông đã ra tay sát phạt những người Kitô hữu không thương tiếc. Nhưng sao Chúa lại chọn ông làm người rao giảng Tin Mừng cho dân ngoại? Thánh Augustinô, một đời ăn chơi trác táng, lại được Chúa chọn làm Giám Mục, làm bậc thầy trong Giáo Hội với những tư tưởng triết học và thần học kiệt xuất. Thánh Inhaxiô, cả một thời trai trẻ chỉ biết đến chuyện cưỡi ngựa, múa kiếm để lấy lòng các cô gái, lại được Chúa mời gọi để trở thành một trong những nhà cải cách lớn, một nhà thần bí, hướng dẫn thiêng liêng. Quả thế, chẳng có một tiêu chí nào để con người có thể quy định ai được mời sống đời dâng hiến, ai không.
 
       Lời mời gọi đến với Chúa, ở lại với Chúa, sống với Chúa là một lời mời gọi nhưng không, xuất phát từ lòng từ ái vô biên của Thiên Chúa dành cho những ai Ngài muốn. Đó là một ân sủng chứ không phải là một sự trả công. Người sống đời dâng hiến chỉ biết lặng ngắm rồi dâng lời tạ ơn Chúa vì mình đã được Ngài ưu ái quá đỗi. Không biết có làm được gì cho Ngài hay không nhưng việc được Ngài cất nhắc lên từ nơi bụi đất, làm con cái Ngài, rồi trở thành chứng nhân cách đặc biệt cho Ngài quả là một vinh dự vô cùng to lớn. Từ đây, họ sẽ thuộc về Chúa trọn vẹn, chỉ một lòng hướng về Ngài trong hy sinh, trong thinh lặng và trong việc phục vụ âm thầm. Mọi sự đã được Ngài thánh hiến, kể cả những yếu đuối và thấp hèn, những tội lỗi u mê. Trước mặt Chúa, người tu sĩ được gột rửa hoàn toàn, trở nên tinh tuyền nhờ ân sủng của Người.
 
       Ơn gọi dâng hiến quả là một ơn gọi rất đẹp. Đẹp không phải vì nó hơn các ơn gọi khác nhưng vì nó khắc ghi và biểu hiện rất rõ tình yêu vô lượng của Thiên Chúa đối với thân phận nhỏ bé của con người. Có bao giờ các bạn nghe được một chút nào đó lời mời gọi như vậy không? Có bao giờ các bạn thấy lòng mình xốn xang khi chứng kiến những gương sống đạo đức và phục vụ quên mình của các tu sĩ không? Có bao giờ các bạn chiêm ngắm Giêsu và cũng nảy sinh một thao thức như Ngài, là lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít; hay mong ước ngọn lửa mà Ngài đã mang xuống từ trời được bùng cháy lên không?
 
       Có bao giờ các bạn thấy thích một đời sống phiêu bạt như Giêsu, dong dủi khắp miền này xứ nọ, một cuộc sống thong dong như gió, xem mọi sự trên đời nhẹ như bông, chỉ mong sao mang bình an và niềm vui đến cho người khác? Có bao giờ các bạn thấy mình thích cảm giác ung dung tự tại, khó nghèo nhưng an nhiên, làm bạn với thú điền viên, kinh tởm những trò lọc lừa, tranh giành của nhân thế, lấy phục vụ làm niềm vui, lấy hy sinh làm an ủi?
 
       Cái giá mà một người phải trả khi đáp lại lời mời gọi của Chúa là cả cuộc đời mình, những sở thích, ý riêng, tình yêu, tình cảm và thậm chí cả mạng sống mình. Nhưng người tu sĩ không từ bỏ nó trong sự nuối tiếc và tìm cách bù trừ. Người tu sĩ sẵn sàng bỏ hết bởi vì họ khám phá ra một cái gì đó quý giá hơn những thứ ấy nhiều lần. Thánh Phaolô đã chia sẻ rằng, kể từ ngày ngài biết Đức Kitô, ngài xem tất cả những thứ khác trên trần gian như cỏ rác. Phải, chỉ có thể vì yêu Đức Kitô và muốn sống cho Ngài, người ta mới dám đánh liều như thế. Tất cả đều là hồng ân!
 
Pr. Lê Hoàng Nam, SJ
Nguồn: Dòng Tên Việt Nam


Nguồn: Giáo phận Xuân Lộc - giaophanxuanloc.net

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.