CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển...., trang chính thức  http://www.gxthanhtamhonai.vn - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Tổng Giám mục Seoul kêu gọi hy vọng và đoàn kết trong bối cảnh bất ổn chính trị Trong sứ điệp Giáng sinh năm 2024, Đức Tổng giám mục Peter Chung Soon-taick của Seoul đã nhấn mạnh đến chủ đề hy vọng, hòa bình và đoàn kết, kêu gọi các tín hữu tập trung vào nhân loại và hòa giải trong bối cảnh xã hội và chính trị đang gia tăng những thách thức. Đọc tất cả   ĐTC Phanxicô: Tạ ơn Chúa vì ngày nay các tín hữu Tin Lành Giám lý và Công giáo hiểu nhau và yêu mến nhau hơn Tiếp Phái đoàn Hội đồng Thế giới của Tin Lành Giám lý vào sáng ngày 16/12/2024, Đức Thánh Cha mời gọi các Kitô hữu tiến bước trên con đường tiến tới sự hiệp nhất hữu hình và hướng về Trái Tim Chúa Giêsu Kitô để sống hòa bình và phục vụ Nước Chúa. Đọc tất cả   ĐTC Phanxicô: Người Philippines là những con người của đức tin Sáng thứ Hai ngày 16/12/2024, gặp gỡ các đại diện của Cộng đồng Philippines ở Tây Ban Nha, Đức Thánh Cha khuyến khích họ hãy tin tưởng vào Chúa Giêsu, dù cho gặp khó khăn vẫn không bao giờ mất hy vọng, sẵn sàng phục vụ Thiên Chúa nơi tha nhân để xây dựng Giáo hội thành nơi cư ngụ ấm áp đón tiếp mọi người. Ngài cũng nhắc lại Thánh lễ ngài cử hành với 7 triệu tín hữu ở Manila. Ngài khen ngợi người Philippines là những con người của đức tin và mời gọi họ tiếp tục làm chứng tá đức tin trong xã hội. Đọc tất cả   Các lãnh đạo Kitô ở Thánh địa gửi sứ điệp Giáng sinh 2024 Các lãnh đạo Kitô Thánh địa gửi sứ điệp Giáng sinh năm 2024, kêu gọi “ngừng bắn ở Gaza, trả tự do cho con tin và tù nhân”. Đọc tất cả   Số chủng sinh Tây Ban Nha tăng sau nhiều năm giảm Sau nhiều năm giảm, năm nay, số chủng sinh của Giáo hội Tây Ban Nha vượt con số 1.000, nghĩa là tăng 239 thầy. Ngoài ra còn có 103 chủng sinh nước ngoài đang được đào tạo tại Tây Ban Nha. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Chiến tranh là một vết thương nghiêm trọng gây ra cho gia đình nhân loại Đức Thánh Cha gửi thư cho Đức Tổng Giám Mục Giovanni d’Aniello, Sứ thần Toà Thánh tại Nga, than phiền về đau khổ mà những người dân vô tội phải chịu, đồng thời kêu gọi vị đại diện của ngài thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao nhằm tìm kiếm hoà bình. Đọc tất cả   Thánh Lễ tại Ajaccio: Con phải làm gì để chuẩn bị tâm hồn đón Chúa Vào lúc 3 giờ 30 chiều Chúa Nhật 15/12, trước khi kết thúc chuyến tông du 1 ngày đến Corsica, Đức Thánh Cha đã dâng thánh lễ Chúa Nhật III Mùa Vọng với các tín hữu của giáo phận Ajaccio và các giáo phận lân cận. Đọc tất cả   Kinh Truyền Tin 15/12: chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác Sau buổi gặp gỡ các tham dự viên của Đại hội lòng đạo đức bình dân của khu vực Địa Trung Hải tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm của thành phố Ajaccio, Đức Thánh Cha đã đến nhà thờ Đức Mẹ Lên trời để chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin tại đây. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Lòng đạo đức bình dân bén rễ trong văn hoá dân tộc Lúc 7 giờ sáng Chúa Nhật ngày 15/12, Đức Thánh Cha đã rời nhà thánh Marta để ra sân bay Fiumicino của Roma để thực hiện chuyến tông du 1 ngày đến đảo Corsica của Pháp nhân Đại hội lòng đạo đức bình dân của khu vực Địa Trung Hải. Tại Đại hội, Đức Thánh Cha khuyến khích các bạn trẻ dấn thân cách tích cực hơn nữa trong đời sống xã hội, văn hóa và chính trị, với sức mạnh của những lý tưởng cao đẹp và niềm đam mê phục vụ thiện ích chung. Đọc tất cả   Các nữ tu Ghana dạy trồng cây trong dự án "Trồng cây vì một tương lai xanh hơn" Các Nữ tu Truyền giáo Đức Mẹ Mân Côi ở Ghana đã phát động một dự án trồng cây, cỏ và hoa trong khuôn viên trường, như một cách đóng góp vào việc chăm sóc môi trường đồng thời đảm bảo một tương lai xanh hơn, nghĩa là theo tinh thần bảo vệ môi trường. Đọc tất cả  

Mẹ Maria

Sứ mạng của các nữ tu ở Ucraina

09/06/2022 - 32

 
Kinh nghiệm của một nữ tu tại Ucraina: “Tôi muốn chia sẻ với người dân của tôi nỗi sợ hãi, đau khổ và thậm chí cả đức tin"
“Lời cầu nguyện của tôi kêu lên Thiên Chúa xin Người trợ giúp”

“Chiến tranh đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời tôi và sẽ tiếp tục làm thay đổi”, sơ Svitlana Matsiuk thuộc Dòng Các Tôi tớ Truyền giáo Chúa Thánh Thần cho biết. Trước chiến tranh, sơ Svitlana đã bắt đầu việc học ở Roma, tháng Giêng năm ngoái, sơ trở về Ucraina và lẽ ra phải bắt đầu lại việc học vào tháng Chín tới. Nhưng giờ đây, sơ không biết có thể thực hiện được không. Trước chiến tranh, cộng đoàn của sơ sống ở Khmelnytskyj, thủ phủ của vùng cùng tên, nơi họ đã có mặt từ năm 1995, và bây giờ họ phải chuyển đến một ngôi làng nhỏ ở Matkivtsi, nơi họ được tiếp đón bởi các tu sĩ Phanxicô Viện Tu và là nơi họ có thể giúp đỡ những người chạy trốn khỏi những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi chiến tranh.

Sơ Svitlana nói: “Chiến tranh đã làm đảo lộn không chỉ đời sống bên ngoài của các nữ tu. Chính tôi cũng thay đổi về tâm lý và thiêng liêng”. Vào ngày 24/2, sơ Svitlana đang ở với các chị em khác tại một ngôi làng nhỏ gần Vinnytsia, và vào buổi sáng, họ bị đánh thức bởi những tiếng nổ kinh hoàng. Sau giây phút đầu tiên hoảng loạn “Có lẽ đây là một tai nạn”. Rồi họ bị sốc và đặt ra những câu hỏi: “Làm sao điều này có thể xảy ra? Chuyện này thực sự xảy ra sao?” “Nỗi đau tột cùng” đã làm nổi lên những câu hỏi này, nó vẫn còn đó và thêm đau nhói khi sơ Svitlana gặp gỡ và lắng nghe những người đã nhìn vào những ánh mắt của sự chết: những binh lính bị thương mà sơ đến thăm trong bệnh viện quân đội và những người tị nạn trong cuộc chạy loạn đã chứng kiến ​​cái chết của dân chúng. “Việc lắng nghe họ làm nẩy sinh nhiều câu hỏi với Thiên Chúa, và trong số đó có những câu hỏi về bản chất của sự dữ. Trước chiến tranh, tôi biết là có sự dữ, nhưng nó không ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng tôi như bây giờ. Đây là một thực tại khác mà nơi đó cũng có Thiên Chúa, Đấng đau khổ tại đó và chịu đóng đinh... Và Chúa đã trả lời tôi bằng câu hỏi: “Con có muốn đi vào thực tại này với Ta không?”. “Tôi không muốn thoát khỏi điều này, tạo ra những thế giới ảo tưởng cho riêng mình, nhưng tôi muốn bước vào đó, ở lại đó để làm nhiều điều tốt nhất có thể”.
Sơ Svitlana-Matsiuk với hai trẻ em

Tại Matkivtsi, các nữ tu Các Tôi tớ Truyền giáo Chúa Thánh Thần thực hiện công việc phục vụ những người khó khăn tại Đền thờ Đức Mẹ Fatima, cùng với các tu sĩ Phanxicô Viện tu. Trong những tuần đầu tiên của cuộc chiến, họ đã tổ chức một nơi trú ẩn cho những người đang chạy trốn. Theo thời gian, dòng người di tản trong nước đã giảm, và do đó các sơ quyết định thành lập một trung tâm cứu trợ nhân đạo nhỏ: họ phân phát quần áo, thực phẩm và thuốc men cho những người tị nạn và cũng dành thời gian cho họ bằng cách lắng nghe họ. Sơ Svitlana nói: “Điều quan trọng là họ biết rằng họ có thể đến đây và họ sẽ được giúp đỡ và được lắng nghe. Và trong hoàn cảnh này, nơi sự dữ hiển hiện rõ ràng, điều quan trọng là biết rằng ở đó cũng có rất nhiều điều tốt”.

Nhịp cầu nguyện của cộng đoàn đã thay đổi: thời gian thường bị dịch chuyển bởi những dấn thân khẩn cấp. “Nhưng việc cầu nguyện cá nhân của tôi đã trở nên mãnh liệt hơn. Đôi khi tôi thức dậy trong đêm và cầu nguyện. Và lời cầu nguyện trở thành một tiếng kêu: ‘Lạy Chúa, xin làm điều gì đó!’ Không còn là cầu nguyện hay cầu xin nữa, nhưng là múc lấy từ Thiên Chúa sự trợ giúp của Người”.
Sơ Svitlana-Matsiuk cùng với trẻ trong những hoạt động

Sơ cùng dòng Victoria cũng kể về kinh nghiệm cầu nguyện tương tự. Cuộc chiến bắt đầu khi sơ đang ở Hy Lạp, nơi sơ phục vụ sứ mạng tại Trung tâm trợ giúp người tị nạn của Dòng Tên (JRS) từ năm 2019. “Trong tuần đầu tiên, tôi chỉ biết khóc, đọc tin tức, gọi điện cho bạn bè và gia đình ở Ucraina và cầu nguyện cả ngày lẫn đêm. Tôi bảo họ viết cho tôi trong trường hợp họ gặp những tình thế nguy cấp. Một người bạn của tôi sống tại một trong những ngôi làng ở vùng Kiev, nơi bị quân đội Nga chiếm đóng ngay từ đầu cuộc chiến. Trong một thời gian, chị ấy cùng gia đình đã trốn trong một căn hầm, và họ không biết nên chạy đi hay ở lại. Chị ấy liên tục xin tôi cầu nguyện. Và tôi đã cầu xin Chúa: ‘Xin cứu họ, giúp họ chạy thoát, làm cho họ trở nên vô hình.’ Khi họ thoát được ra ngoài, tôi cảm thấy nhẹ nhõm”. Trong những khoảnh khắc đó, nhu cầu cầu nguyện trở nên như nhu cầu thở. Vì vậy, sơ đã quyết định trở về Ucraina. Trong khi các sơ cùng dòng ở Khmelnytskyj thì có ý ngược lại vì nguy cơ đánh bom xảy ra khắp nơi trên đất nước. “Nhưng tôi đến từ Crimea và tôi đã từng mất quê hương. Đây là lý do tại sao tôi đã quyết định rằng tôi muốn trở lại Ucraina”. Sơ nói: “Tôi muốn chia sẻ với người dân của tôi nỗi sợ hãi, đau khổ và thậm chí cả đức tin”. Sơ tin tưởng và bất ngờ khi thấy bao nhiêu buổi cầu nguyện và Thánh Lễ được tổ chức mỗi ngày tại Đền thờ Đức Mẹ Fatima ở Matkivtsi. Những người di tản đến đây thường xin các sơ cầu nguyện với họ hoặc cầu nguyện cho những người thân yêu của họ đang ở lại tại những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Sơ Svitlana cho biết thêm: “Hai tháng gần đây, đối với chúng tôi cũng là thời gian hết sức mãnh liệt trong việc loan báo Tin Mừng, làm chứng rằng Thiên Chúa hiện diện ở đây”. “Kinh nghiệm của tôi về Thiên Chúa trong quá khứ cho tôi niềm tin rằng ngay cả khi chúng ta trải qua những thử thách và đau khổ lớn, và ngay cả khi cái giá phải trả rất cao, thì phần thưởng cũng sẽ cao. Kinh nghiệm của tôi cho tôi biết rằng Chúa không bao giờ đùa với chúng ta và nếu Người cho phép điều gì đó như thế này, thì điều đó có nghĩa là Người biết rằng chúng ta sẽ có thể vượt qua tất cả những điều này, và rằng Người sẽ ẵm chúng ta trong vòng tay của Người để vượt qua tất cả những điều này”.

Svitlana Dukhovych

Nguồn: https://www.vaticannews.va/


Nguồn: Dòng Đức Maria Nữ Vương Hoà Bình - dongnuvuonghoabinh.org

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.