CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Cuộc đua xe đạp dịp Năm Thánh, tưởng nhớ Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô Như một sự tưởng nhớ đến Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô, vào Chúa nhật ngày 01/6, các tay đua tham dự Giro d’Italia sẽ đạp xe bên trong lãnh thổ Quốc gia Thành Vatican. Đây được coi là “chặng đầu tiên” cho Năm Thánh của thể thao, dự kiến diễn ra vào thứ Bảy 14 và Chúa nhật 15/6. Đọc tất cả   Trung Quốc bầu chọn Giám mục Phụ tá mặc dù đang trong thời gian “trống toà” Theo các nguồn tin của trang mạng AsiaNews, tại Trung Quốc, mặc dù Giáo hội hoàn vũ đang trong tình trạng “trống toà”, các linh mục địa phương đã được triệu tập vào ngày 28/4 để xác nhận việc lựa chọn cha Wu Jianlin, Tổng Đại diện làm Giám mục phụ tá Thượng Hải. Điều này cũng xảy ra tại Giáo phận Xinxiang, tỉnh Hà Nam, với cha Li Jianlin. Đọc tất cả   Toà Thánh cám ơn LHQ vì phiên họp tưởng nhớ Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô Tại Phiên họp Toàn thể của Liên Hiệp Quốc, diễn ra vào ngày 29/4 ở New York, để tưởng nhớ Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Tổng Giám Mục Gabriele Caccia, Quan sát viên Thường trực của Toà Thánh tại Liên Hiệp Quốc nhắc lại những sự kiện quan trọng mà Đức cố Giáo Hoàng đã thực hiện nhằm đem lại lợi ích cho toàn thể nhân loại. Đọc tất cả   Tất cả Hồng y cử tri trong Mật nghị đều có quyền bỏ phiếu Trong một tuyên bố vào thứ Tư ngày 30/4/2025, Hồng y đoàn thông báo rằng tất cả 133 Hồng y cử tri tham gia Mật nghị sắp tới đều có quyền bỏ phiếu bầu Giáo hoàng mới. Đọc tất cả   Cái nhìn tổng quát về các Hồng y cử tri tham dự Mật nghị bầu Giáo hoàng thứ 267 Từ ngày 7/5/2025, 53 Hồng y người châu Âu, 37 Hồng y châu Mỹ, 23 Hồng y người châu Á, 18 Hồng y người châu Phi và 4 Hồng y người châu Đại Dương được triệu tập đến Mật nghị. Vị trẻ nhất là ĐHY Mikola Bychok, 45 tuổi, người Úc, gốc Ucraina; vị lớn tuổi nhất là ĐHY Carlos Osoro Sierra, 79 tuổi, người Tây Ban Nha. 15 quốc gia lần đầu có cử tri bầu Giáo hoàng, bao gồm Haiti, Cape Verde, Papua New Guinea, Thụy Điển, Luxembourg và Nam Sudan. Đọc tất cả   Lịch sử Mật nghị bầu Giáo hoàng Vào thứ Tư ngày 7/5/2025, 133 Hồng y cử tri, nghĩa là những vị dưới 80 tuổi, sẽ quy tụ tại Nhà nguyện Sistine ở nội thành Vatican để tham dự Mật nghị bầu vị Giáo hoàng thứ 267, người sẽ kế nhiệm Đức cố Giáo hoàng Phanxicô vừa qua đời ngày 21/4 vừa qua. Qua nhiều thế kỷ, nhiều thay đổi đã diễn ra và định hình nên cơ cấu của Mật nghị cho đến Mật nghị ngày nay. Đọc tất cả   Hàng ngàn người khuyết tật tham dự Ngày Năm Thánh Người Khuyết tật Trong hai ngày, từ ngày 28 đến 29/4/2025, khoảng 10 ngàn người khuyết tật từ hơn 90 quốc gia đã về Roma tham dự Ngày Năm Thánh dành cho người khuyết tật. Họ đã tham dự Thánh lễ và buổi chia sẻ giáo lý do Đức Tổng Giám mục Rino Fisichella chủ sự, cũng như trình bày những chứng từ đức tin thật cảm động. Đọc tất cả   Các Hồng y được mời gọi đặt Chúa Kitô vào trung tâm, cởi mở với Chúa Thánh Thần, quan tâm đến người nghèo Trong bài suy niệm chia sẻ với các Hồng y trong Phiên họp chung thứ 6 vào sáng ngày 29/4/2025, Viện phụ Donato Ogliari của Đan viện Dòng Biển Đức Thánh Phaolô Ngoại thành, thúc giục các Hồng y đặt Chúa Kitô vào trung tâm, vì một Giáo hội cởi mở với tình huynh đệ và đối thoại, hoạt động vì lợi ích của thế giới và hòa bình, quan tâm đến người nghèo và người bất hạnh. Đọc tất cả   Cơ quan hỗ trợ tị nạn Dòng Tên tiếp tục hành trình theo tinh thần của Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô Suy tư về di sản của Đức Cố Giáo Hoàng Phanxicô như một người bảo vệ toàn cầu cho người tị nạn và hòa bình, thầy Michael Schöpf, tu sĩ Dòng Tên, Giám đốc Cơ quan hỗ trợ tị nạn Dòng Tên (JRS) nhấn mạnh, tiếp tục hành trình theo tinh thần của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô. Đọc tất cả   Đức Hồng Y của Philippines: Không chính trị hóa Mật nghị bầu Giáo hoàng Đức Hồng Y Pablo Virgilio David, Giám mục Kalookan của Philippines nhấn mạnh, Mật nghị Hồng y là một tiến trình phân định thiêng liêng, chứ không phải là một cuộc tranh cử chính trị, đồng thời kêu gọi các tín hữu Công giáo tránh việc vận động hay suy đoán về vị Giáo hoàng kế tiếp. Đọc tất cả  

Giáo Phận Xuân Lộc

Sứ điệp Phục Sinh 2024 và Phép lành Urbi et Orbi

01/04/2024 - 65

Sáng Chúa Nhật Phục Sinh, ngày 31/3, lúc 10 giờ sáng giờ Roma, Đức Thánh Cha đã chủ sự Thánh Lễ Phục Sinh tại quảng trường thánh Phêrô với khoảng 60 ngàn tín hữu. Sau Thánh Lễ, Đức Thánh Cha đã lên xe mui trần của ngài để đi vòng quanh quảng trường chào thăm các tín hữu. Sau đó, lúc 12 giờ, Đức Thánh Cha đã đọc sứ điệp phục sinh và ban phép lành toàn xá Urbi et Orbi – cho Roma và toàn thế giới.

Sứ điệp Phục Sinh 2024

Anh chị em thân mến, chúc mừng Phục Sinh!

Hôm nay lời loan báo được đưa ra cách đây hai ngàn năm từ Giêrusalem vang vọng khắp thế giới: “Đức Giêsu Nazareth, Đấng bị đóng đinh, đã sống lại!” (xem Mc 16,6).

Giáo Hội sống lại sự kinh ngạc của những người phụ nữ đến mộ vào lúc bình minh ngày thứ nhất trong tuần. Ngôi mộ của Chúa Giêsu đã được đóng lại bằng một tảng đá lớn; và vì vậy ngay cả ngày nay, những tảng đá nặng, rất nặng đã dập tắt hy vọng của nhân loại: tảng đá chiến tranh, tảng đá khủng hoảng nhân đạo, tảng đá vi phạm nhân quyền, tảng đá buôn người, và những tảng đá khác. Chúng ta cũng vậy, giống như các nữ môn đệ của Chúa Giêsu, hỏi nhau: “Ai sẽ lăn những tảng đá này cho chúng ta?” (xem Mc 16,3).

Và đây là khám phá vào buổi sáng Phục Sinh: tảng đá, tảng đá lớn đó, đã được lăn đi rồi. Sự ngạc nhiên của các phụ nữ cũng là sự ngạc nhiên của chúng ta: Ngôi mộ của Chúa Giêsu mở toang và trống rỗng! Đây là nơi mà tất cả bắt đầu. Qua ngôi mộ trống đó, con đường mới băng qua, con đường mà không ai trong chúng ta ngoại trừ Thiên Chúa có thể mở ra: con đường sự sống giữa cái chết, con đường hòa bình giữa chiến tranh, con đường hòa giải giữa oán hận, con đường huynh đệ giữa thù địch.

Anh chị em thân mến, Chúa Giêsu Kitô đã sống lại và chỉ có Người mới có khả năng lăn đi những tảng đá chặn đường dẫn đến sự sống. Thật vậy, chính Người, Đấng Hằng Sống, là Đường: Đường sự sống, đường hòa bình, hòa giải, tình huynh đệ. Người mở ra cho chúng ta một lối đi bất khả đối với con người, bởi vì chỉ có Người xóa tội trần gian và tha thứ tội lỗi của chúng ta. Và nếu không có sự tha thứ của Chúa thì tảng đá đó không thể được dời đi. Không có sự tha tội thì không thể thoát khỏi sự đóng kín, thành kiến, nghi ngờ lẫn nhau, những thiên kiến luôn tha thứ cho mình và buộc tội người khác. Chỉ có Chúa Kitô Phục Sinh, Đấng ban ơn tha tội cho chúng ta, mới mở đường cho một thế giới được đổi mới.

Chỉ có Người mới mở ra những cánh cửa sự sống cho chúng ta, những cánh cửa mà chúng ta liên tục đóng lại khi chiến tranh lan rộng khắp thế giới. Hôm nay chúng ta trước hết hướng ánh nhìn về Thành Thánh Giêrusalem, chứng tá cho mầu nhiệm khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu, cũng như hướng đến tất cả các cộng đoàn Kitô hữu ở Thánh Địa.

Suy nghĩ của tôi trước hết hướng đến các nạn nhân của nhiều cuộc xung đột đang diễn ra trên thế giới, bắt đầu từ những cuộc xung đột ở Israel và Palestine, và ở Ucraina. Xin Chúa Kitô Phục Sinh mở ra con đường hòa bình cho những người dân đang bị đau khổ ở những vùng đó. Trong khi kêu gọi tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, tôi hy vọng sẽ có một cuộc trao đổi chung giữa tất cả các tù nhân giữa Nga và Ucraina: tất cả vì tất cả!

Thêm vào đó, một lần nữa tôi kêu gọi khả năng tiếp cận viện trợ nhân đạo ở Gaza phải được đảm bảo, một lần nữa kêu gọi nhanh chóng thả các con tin bị bắt cóc vào ngày 7 tháng 10 và ngừng bắn ngay lập tức ở Dải này.

Chúng ta đừng cho phép những hành động thù địch đang diễn ra tiếp tục gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với dân chúng hiện đang kiệt sức, và đặc biệt là đối với trẻ em. Chúng ta nhìn thấy bao nhiêu đau khổ trong mắt của trẻ em. Những trẻ em ở các vùng đất chiến tranh đã quên tiếng cười. Với cái nhìn của họ, họ hỏi chúng ta: tại sao? Sao nhiều người phải chết thế? Tại sao lại có sự tàn phá nhiều đến vậy? Chiến tranh luôn là điều vô lý và chiến tranh luôn là một sự thất bại! Chúng ta đừng để những cơn gió chiến tranh thổi ngày càng mạnh qua Châu Âu và Địa Trung Hải. Đừng nhượng bộ luận lý của vũ khí và tái vũ trang. Hòa bình không bao giờ được xây dựng bằng vũ khí, mà bằng cách dang tay ra và mở rộng trái tim.

Anh chị em thân mến, chúng ta đừng quên Syria, nơi đã phải gánh chịu hậu quả của một cuộc chiến tranh kéo dài và tàn khốc suốt 13 năm qua. Quá nhiều người chết, nhiều người mất tích, bao nhiêu nghèo đói và tàn phá đang chờ đợi câu trả lời từ mọi người, kể cả cộng đồng quốc tế.

Cái nhìn của tôi hôm nay đặc biệt hướng về Lebanon, nơi từ lâu đã bị ảnh hưởng bởi sự phong tỏa thể chế và một cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội sâu sắc, giờ đây trở nên trầm trọng hơn bởi sự thù địch ở biên giới với Israel. Xin Đấng Phục Sinh an ủi người dân Lebanon thân yêu và hỗ trợ toàn thể đất nước này trong ơn gọi trở thành một vùng đất gặp gỡ, chung sống và đa nguyên.

Tôi nghĩ đặc biệt đến Khu vực Tây Balkan, nơi đang thực hiện những bước quan trọng hướng tới sự hội nhập vào dự án Châu Âu: hãy để những khác biệt về sắc tộc, văn hóa và tôn giáo không gây ra sự chia rẽ mà trở thành nguồn phú quý cho toàn bộ Châu Âu và cho toàn thế giới.

Cũng vậy, tôi khuyến khích các cuộc đàm phán giữa Armenia và Azerbaijan, để với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, họ có thể tiếp tục đối thoại, giúp đỡ những người phải di tản, tôn trọng các nơi thờ tự của các tôn giáo khác nhau và đạt được thỏa thuận hòa bình dứt khoát sớm nhất có thể.

Xin Chúa Kitô phục sinh mở ra con đường hy vọng cho những người ở các nơi khác trên thế giới đang phải gánh chịu bạo lực, xung đột, mất an ninh lương thực cũng như những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Xin Chúa an ủi các nạn nhân của mọi hình thức khủng bố. Chúng ta cầu nguyện cho những người đã thiệt mạng và chúng ta cầu xin cho sự ăn năn và hoán cải của những thủ phạm gây ra những tội ác như vậy.

Xin Đấng Phục Sinh trợ giúp người dân Haiti, để bạo lực làm đổ máu và xé nát đất nước này có thể chấm dứt càng sớm càng tốt và đất nước này có thể tiến triển trên con đường dân chủ và tình huynh đệ.

Xin an ủi người Rohingya đang bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng, và mở đường cho sự hòa giải ở Myanmar, nơi bị xâu xé bởi nhiều năm xung đột nội bộ, để mọi luận lý bạo lực đều bị loại bỏ một cách dứt khoát.

Xin Chúa mở ra những con đường dẫn đến hòa bình trên lục địa châu Phi, đặc biệt là cho những người dân đang gặp khó khăn ở Sudan và toàn bộ khu vực Sahel, ở vùng Sừng châu Phi, ở vùng Kivu của Cộng hòa Dân chủ Congo và ở tỉnh Capo Delgado của Mozambique, và xin làm chấm dứt tình trạng hạn hán kéo dài ảnh hưởng đến khu vực rộng lớn và gây ra nạn đói kém.

Xin Đấng Phục Sinh soi sáng cho những người di cư và những người đang trải qua thời kỳ khó khăn về kinh tế, mang đến cho họ sự an ủi và hy vọng trong thời điểm túng thiếu. Xin Chúa Kitô hướng dẫn tất cả những người có thiện chí để cùng đoàn kết trong tình liên đới, cùng nhau đối mặt với nhiều thách thức đang đè nặng lên những gia đình nghèo nhất trong việc tìm kiếm hạnh phúc và một cuộc sống tốt hơn.

Vào ngày chúng ta cử hành sự sống được ban cho chúng ta trong sự phục sinh của Chúa Con, chúng ta hãy nhớ đến tình yêu vô biên của Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta: một tình yêu vượt qua mọi giới hạn và mọi yếu đuối. Tuy nhiên, món quà quý giá của sự sống lại dễ bị coi thường. Có bao nhiêu trẻ thơ thậm chí không thể nhìn thấy ánh sáng? Có bao nhiêu người chết vì đói, không được chăm sóc thiết yếu hoặc là nạn nhân của lạm dụng và bạo lực? Có bao nhiêu mạng sống bị thương mại hóa do hoạt động buôn người ngày càng gia tăng?

Anh chị em thân mến, vào ngày Chúa Kitô giải thoát chúng ta khỏi ách nô lệ của cái chết, tôi kêu gọi những người có trách nhiệm chính trị hãy hết sức chống lại tai họa của nạn buôn người, làm việc không mệt mỏi để phá tan mạng lưới bóc lột và mang lại tự do cho các nạn nhân. Xin Chúa an ủi gia đình họ, nhất là những người đang nóng lòng chờ đợi tin tức về người thân của họ, ban cho họ niềm an ủi và hy vọng.

Xin ánh sáng phục sinh soi sáng tâm trí chúng ta và hoán cải tâm hồn chúng ta, khiến chúng ta ý thức được giá trị của mỗi sự sống con người, giá trị này phải được đón nhận, bảo vệ và yêu thương.

Chúc Mừng Phục Sinh đến tất cả mọi người!

Kết thúc sứ điệp, Đức Thánh Cha đã ban phép lành toàn xá urbi et orbi cho các tín hữu hiện diện tại quảng trường cũng như những ai tham dự trực tiếp qua các phương tiện truyền thông.



Nguồn: Giáo phận Xuân Lộc - giaophanxuanloc.net

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.