CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Khoảng 20 ngàn bệnh nhân và nhân viên y tế sẽ tham dự Ngày Năm Thánh Khoảng 20 ngàn người, bao gồm các bệnh nhân, bác sĩ, y tá, dược sĩ, chuyên gia vật lý trị liệu, nhân viên y tế và kỹ thuật viên từ hơn 90 quốc gia trên thế giới sẽ đến Roma vào thứ Bảy ngày 5 và Chúa Nhật ngày 6/4/2025 để tham dự Ngày Năm Thánh dành cho các bệnh nhân và giới chăm sóc sức khỏe. Đọc tất cả   Tĩnh tâm Mùa Chay 2025 - Chữa Lành Đọc tất cả   Công bố văn kiện “Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế, Kỷ niệm 1700 năm Công đồng Đại kết Nicea” Ngày 03/04, Ủy ban Thần học Quốc tế đã công bố văn kiện “Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế, kỷ niệm 1700 năm Công đồng Đại kết Nicea (325-2025)”. Công đồng đã đi vào lịch sử vì Tín Biểu tuyên xưng đức tin vào ơn cứu độ nơi Chúa Giêsu Kitô và vào Một Thiên Chúa, là Cha, Con và Thánh Thần. Nội dung được khai triển trong bốn chương nhằm mục đích thúc đẩy sự hiệp nhất các Kitô hữu và tính Hiệp hành trong Giáo hội. Đọc tất cả   Lời kêu gọi giảm nợ của Đức Thánh Cha đang có hơn 160 quốc gia thực hiện và có tác động toàn cầu Trong một cuộc phỏng vấn với Vatican News, Eric LeCompte, Giám đốc Mạng lưới Jubilee USA, xác nhận lời kêu gọi giảm nợ của Đức Thánh Cha Phanxicô đang được thực hiện tại hơn 160 quốc gia và tạo ra ảnh hưởng trên toàn cầu. Đọc tất cả   Bahrain thành lập Hội Thánh Nhi để giúp các trẻ em đau khổ ở các nước nghèo Vào ngày 28/3/2025, Đức Cha Aldo Berardi, Đại diện Tông tòa Bắc Ả-rập, đã cử hành Thánh lễ tại Nhà thờ Đức Mẹ Ả Rập của Bahrain thành lập trung tâm của Hội Nhi đồng truyền giáo tại Hạt Đại diện Tông tòa Bắc Ả-rập, đánh dấu một thời điểm quan trọng trong cộng đồng Công giáo địa phương. Đọc tất cả   Triển lãm 500 thánh tích tại một nhà nguyện ở bang New Jersey, Hoa Kỳ Từ 11 giờ sáng đến 7 giờ tối ngày 5/4/2025, tại hội trường Nhà nguyện Đức Mẹ Núi Carmel ở thành phố Montclair, thuộc Hạt Essex, bang New Jersey, sẽ có buổi trưng bày hơn 500 thánh tích của Chúa Giêsu, Thánh Gia và nhiều vị thánh, các vị tử đạo và các chân phước. Đọc tất cả   Đức Hồng y Parolin chủ sự Thánh lễ kỷ niệm 20 năm ngày Thánh Gioan Phaolô II về Nhà Cha Vào lúc 3 giờ chiều ngày 2/4/2025, tại Đền thờ Thánh Phêrô, Đức Hồng y Pietro Parolin đã chủ sự Thánh lễ kỷ niệm 20 năm ngày Thánh Gioan Phaolô II về Nhà Cha trên trời. Ngài cầu xin Thánh Giáo hoàng chúc lành cho Giáo hội để Giáo hội là người hành hương hy vọng; xin chúc lành cho nhân loại để biết được sự phong phú của tình yêu thương xót của Thiên Chúa. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Đừng mất hy vọng ngay cả khi chúng ta thấy mình không thể thay đổi cuộc sống Trong bài giáo lý được chuẩn bị cho buổi Tiếp kiến chung ngày 2/4/2025, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu “hãy học từ ông Dakêu để không mất hy vọng, ngay cả khi chúng ta cảm thấy bị bỏ rơi hoặc không có khả năng thay đổi. Chúng ta hãy vun trồng ước muốn được nhìn thấy Chúa Giêsu, và trên hết hãy để lòng thương xót của Thiên Chúa tìm gặp chúng ta, Đấng luôn đến tìm kiếm chúng ta, trong bất kỳ hoàn cảnh nào khi chúng ta lạc lối”. Đọc tất cả   Các Giám mục Ý phân bổ 500 ngàn euro để cứu trợ ban đầu cho nạn nhân động đất ở Myanmar Đức Hồng y Matteo Zuppi, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý, đã bày tỏ “lời chia buồn” và “sự gần gũi” với người dân bị ảnh hưởng bởi trận động đất tại Myanmar, khiến hơn 2.000 người thiệt mạng, phá hủy nhà cửa và cơ sở hạ tầng. Các quỹ được phân bổ cho trường hợp khẩn cấp sẽ được điều phối bởi Caritas Ý. Đọc tất cả   Tình trạng sức khỏe của Đức Thánh Cha ổn định; tiếng nói và khả năng di chuyển khá hơn Theo thông cáo được ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh trình bày vào ngày 1/4/2025, liên quan đến tình trạng sức khỏe của Đức Thánh Cha, các xét nghiệm máu và chụp X-quang lồng ngực cho thấy tình trạng nhiễm trùng phổi của Đức Thánh Cha đã cải thiện; giọng nói, đường thở và khả năng di chuyển của ngài cũng có tiến triển. Đọc tất cả  

Giáo Phận Xuân Lộc

SỨ ĐIỆP ĐỨC THÁNH CHA GỬI HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH HÀNH ĐỘNG VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO NĂM 2025

13/02/2025 - 24

Hội nghị quy tụ nhiều quan chức chính phủ, giám đốc điều hành doanh nghiệp, nhà khoa học, nghệ sĩ,… để thảo luận về tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) đối với nền kinh tế và quản trị toàn cầu. Nhân dịp này, Đức giáo hoàng Phanxicô đã gửi tới Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và các tham dự viên Hội nghị một Sứ điệp. Sau đây là toàn văn Việt ngữ Sứ điệp của Đức Thánh Cha:


(Hình: arcinfo.ch)

SỨ ĐIỆP ĐỨC THÁNH CHA GỬI TỔNG THỐNG CỘNG HÒA PHÁP
NHÂN DỊP "HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH HÀNH ĐỘNG VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO"

[Paris, ngày 10-11 tháng 02 năm 2025]

Thưa ngài Tổng thống,

Thưa quý Đại biểu,

Thưa quý Tham dự viên,

Tôi được biết về sáng kiến đáng ca ngợi của quý vị trong việc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh về Trí tuệ Nhân tạo tại Paris từ ngày 10 đến 11 tháng 02/2025, tôi rất vui mừng khi thấy rằng, thưa ngài Tổng thống, ngài đã chọn Hội nghị này để tập trung vào hành động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.

Trong cuộc gặp gỡ của chúng ta tại Puglia trong khuôn khổ Hội nghị G7, tôi đã có dịp nhấn mạnh sự cấp thiết của việc “đảm bảo và bảo vệ một không gian để con người có thể kiểm soát thích hợp đối với quá trình ra quyết định của các chương trình trí tuệ nhân tạo”. Tôi tin chắc rằng, nếu không có những cơ chế này, trí tuệ nhân tạo, dù là một công cụ mới “đầy hứng khởi”, vẫn có thể bộc lộ khía cạnh “đáng sợ” nhất của nó, trở thành mối đe dọa đối với phẩm giá con người (x. Diễn văn tại Phiên họp G7 về Trí tuệ Nhân tạo, ngày 14/06/2024).

Vì vậy, tôi hoan nghênh những nỗ lực đầy dũng cảm và quyết tâm của quý vị trong việc khởi xướng một lộ trình chính trị nhằm bảo vệ nhân loại trước việc sử dụng trí tuệ nhân tạo theo cách "hạn chế tầm nhìn của thế giới chỉ còn những thực tế có thể biểu đạt bằng con số, bị gói gọn trong các phạm trù định sẵn, loại bỏ sự đóng góp của những hình thức chân lý khác và áp đặt những mô hình nhân học, kinh tế - xã hội và văn hóa đồng nhất" (ibid.). Tôi cũng đánh giá cao việc Hội nghị Thượng đỉnh Paris đã quy tụ nhiều bên liên quan và chuyên gia trong một cuộc thảo luận suy tư nhắm đến các kết quả cụ thể.

Trong Thông điệp gần đây nhất của tôi, Dilexit Nos, tôi đã phân biệt giữa hoạt động của thuật toán và sức mạnh của “con tim” – một khái niệm quan trọng được nhà triết học và nhà khoa học vĩ đại Blaise Pascal đề xuất, người mà tôi đã dành một Tông thư nhân dịp kỷ niệm 400 năm ngày sinh của ông (x. Sublimitas et Miseria Hominis, 19/06 /2023). Tôi làm điều này để nhấn mạnh rằng, trong khi thuật toán có thể được sử dụng để thao túng và đánh lừa, thì “con tim”, được hiểu là nơi chứa đựng những cảm xúc chân thực và sâu sắc nhất, sẽ không bao giờ có thể đánh lừa con người (x. Thông điệp Dilexit Nos, 24/10 /2024, 14-20).

Tôi kêu gọi tất cả quý tham dự viên Hội nghị Thượng đỉnh Paris đừng quên rằng chỉ có “trái tim” của con người mới có thể bày tỏ ý nghĩa của sự hiện hữu của chúng ta (x. Pascal, Pensées, Lafuma 418; Sellier 680). Tôi mời gọi quý vị hãy ghi nhớ nguyên tắc mà một triết gia Pháp vĩ đại khác, Jacques Maritain, đã diễn đạt rất tinh tế: “L’amour vaut plus que l’intelligence” (Tình yêu có giá trị hơn trí tuệ) (Réflexions sur l’intelligence, 1938).

Thưa quý bạn hữu, những nỗ lực của quý vị là một ví dụ điển hình về một chính sách lành mạnh, nơi mà các đổi mới công nghệ được đặt trong một dự án rộng lớn hơn nhằm tìm kiếm công ích, và từ đó “mở ra những cơ hội khác nhau mà không bóp nghẹt sự sáng tạo và khát vọng tiến bộ của con người, mà thay vào đó, định hướng nguồn năng lượng này theo những cách thức mới” (Thông điệp Laudato Si’, 24/05/2015, 191).

Tôi tin rằng trí tuệ nhân tạo có thể trở thành một công cụ mạnh mẽ trong tay các nhà khoa học và chuyên gia, những người cùng hợp tác để tìm ra các giải pháp sáng tạo và cải tiến nhằm thúc đẩy tính bền vững sinh thái của trái đất - ngôi nhà chung của chúng ta - mà không bỏ qua thực tế về mức tiêu thụ năng lượng cao liên quan đến hoạt động của các cơ sở hạ tầng trí tuệ nhân tạo.

Trong Sứ điệp cho Ngày Hòa bình Thế giới 2024, dành riêng cho chủ đề trí tuệ nhân tạo, tôi đã nhấn mạnh rằng “trong các cuộc tranh luận về quy định đối với trí tuệ nhân tạo, phải nghe tiếng nói của tất cả những ai liên quan, gồm cả người nghèo, những người thấp cổ bé miệng thường không được lắng nghe trong các tiến trình ra quyết định toàn cầu” (x. Sứ điệp cho Ngày Hòa bình Thế giới lần thứ 57, 01/01/2024, 8). Với tinh thần đó, tôi hy vọng Hội nghị Thượng đỉnh Paris sẽ thúc đẩy việc thiết lập một nền tảng phục vụ lợi ích công cộng về trí tuệ nhân tạo, để mỗi quốc gia có thể tìm thấy nơi trí tuệ nhân tạo vừa như một công cụ hỗ trợ phát triển và xóa đói giảm nghèo, như một phương tiện bảo vệ các nền văn hóa và ngôn ngữ bản địa của mình. Chỉ bằng cách này, mọi dân tộc trên thế giới mới có thể đóng góp vào tiến trình tạo ra dữ liệu mà trí tuệ nhân tạo sử dụng, qua đó công nghệ này phản ánh được sự đa dạng và phong phú đích thực, vốn là dấu ấn đặc trưng của gia đình nhân loại chúng ta.

Năm nay, Bộ Giáo lý Đức tin và Bộ Văn hóa và Giáo dục của Tòa Thánh đã cùng nhau soạn thảo một “Bản Ghi chú về Mối tương quan giữa Trí tuệ Nhân tạo và Trí tuệ Con người”. Tài liệu này, được công bố vào ngày 28/01 vừa qua, xem xét nhiều vấn đề cụ thể liên quan đến trí tuệ nhân tạo mà Hội nghị Thượng đỉnh hiện đang thảo luận, cũng như một số vấn đề khác mà tôi cho là đặc biệt quan trọng. Tôi hy vọng rằng các Hội nghị Thượng đỉnh trong tương lai sẽ nghiên cứu chi tiết hơn về những tác động xã hội của trí tuệ nhân tạo đối với các mối tương quan con người, thông tin và giáo dục. Tuy nhiên, câu hỏi căn bản vẫn luôn mang tính nhân học, cụ thể là: giữa những tiến bộ công nghệ này, liệu “con người, với tư cách là con người, có thực sự trở nên tốt hơn không, tức là có trưởng thành hơn về mặt tinh thần, có ý thức sâu sắc hơn về phẩm giá con người, có trách nhiệm hơn, và cởi mở hơn với người khác, đặc biệt là với những người túng thiếu và yếu đuối nhất hay không” (x. Thông điệp Redemptor Hominis của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, số 15). Thách đố lớn nhất của chúng ta vẫn sẽ luôn là chính nhân loại. Mong sao chúng ta đừng bao giờ đánh mất điều này!

Tôi xin cảm ơn ngài Tổng thống, và bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả những ai đã đóng góp cho Hội nghị Thượng đỉnh này.

Từ Vatican, ngày 06 tháng 02 năm 2025

Phanxicô

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP

Dòng Đa Minh Thánh Tâm

Chuyển ngữ từ: vatican.va (11/02/2025)



Nguồn: Giáo phận Xuân Lộc - giaophanxuanloc.net

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.