CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Truyền hình Trực tiếp buổi Tiếp kiến chung của ĐTC, thứ Tư 15/01 Múi giờ: 8:50 giờ Roma ; 14:50 giờ Việt Nam Đọc tất cả   Chương trình Năm Thánh của giới Truyền thông Các chuyên gia truyền thông từ nhiều quốc gia sẽ tụ họp tại Roma từ ngày 24 đến 26/1/2025 để tham dự sự kiện Năm Thánh đầu tiên - Năm Thánh của giới Truyền thông, trong đó có buổi yết kiến Đức Thánh Cha. Đọc tất cả   “Biết cười, men tạo nên niềm vui”. Tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô Ngày 12/1/2025, nhật báo “Tương lai” (Avvenire) của Hội đồng Giám mục Ý đã đăng một phần trong cuốn tự truyện của Đức Thánh Cha. Phần trích đăng này có tựa đề: “Biết cười, men tạo nên niềm vui”. Đức Thánh Cha nói rằng hài hước giúp chúng ta có sức mạnh đối mặt với khó khăn và vượt qua chúng. Ngài mời gọi hãy tìm lại khả năng vui cười như trẻ thơ và sống thật lòng mình. Đọc tất cả   Ngoại trưởng Tòa Thánh thăm Congo và nói rằng Đức Thánh Cha yêu mến quốc gia này Trong chuyến thăm thủ đô Brazzaville của Congo để cử hành Thánh lễ Năm Thánh của các phong trào giáo hội, Đức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher, Ngoại trưởng Tòa Thánh gửi lời chào và sự gần gũi của Đức Thánh Cha Phanxicô đến người dân Cộng hòa Congo, nơi đang phải chịu thử thách bởi thiên tai, xung đột bộ lạc và những khó khăn trong cuộc sống và xã hội. Đọc tất cả   Các Giám mục Hoa Kỳ công bố hướng dẫn cải cách nhập cư Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ công bố hướng dẫn cải cách nhập cư, khuyến khích các nhà làm luật bảo vệ các cộng đồng “có đích nhắm, tương xứng và nhân đạo”. Đọc tất cả   Các Giám mục Á châu chuẩn bị thành lập văn phòng hiệp hành khắp khu vực Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) đang chuẩn bị thành lập một văn phòng mới, nhằm tăng cường sự hợp tác và hiệp hành trên khắp các thực tế mục vụ đa dạng của khu vực. Đọc tất cả   Giáo hội Ý cử hành Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu trong Năm Thánh 2025 được cử hành đặc biệt, vì cũng là dịp kỷ niệm 1.700 Công đồng Đại kết Nicea (năm 325). Với chủ đề “Anh có tin điều này không?” (Ga 11,26), Giáo hội Ý cử hành Tuần lễ này bằng “buổi canh thức cầu nguyện lưu động” tại các nhà thờ Tin lành, Chính thống giáo và nhà thờ Công giáo Thánh Camillo de Lellis. Đọc tất cả   ĐHY Parolin gặp các Sứ thần Tòa Thánh ở các nước Trung Đông Ngày 13/1/2025, Đức Hồng y Quốc vụ khanh Tòa Thánh Pietro Parolin đã chủ trì một cuộc họp tại thủ đô Amman của Jordan với các Sứ thần Tòa thánh tại khu vực Trung Đông. Ngài đưa ra lời kêu gọi ngừng bắn “trên mọi mặt trận”, cùng với mong muốn hòa bình ở Trung Đông. Đọc tất cả   Hoạt động chống lao động trẻ em ở Thái Lan của cha Alessandro Brai Đến Thái Lan vào năm 2012 cùng với một số nhà thừa sai Dòng Phanxicô khác, cha Alessandro Brai người Ý hiện đang hoạt động trợ giúp những người tị nạn đến từ Myanmar, đặc biệt nỗ lực chống lao động trẻ em ở quốc gia châu Á này. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha tiếp phái đoàn Hợp tác xã Siêu thị Covirán - Virgen de las Angustias Trong buổi tiếp phái đoàn Hợp tác xã Siêu thị Covirán - Virgen de las Angustias đến từ Tây Ban Nha, Đức Thánh Cha đưa ra hai chỉ dẫn cụ thể cho các siêu thị: “cộng tác, làm việc cùng nhau, hợp lực”, và “hướng về Đức Mẹ là mẫu gương cho nỗ lực này”. Đọc tất cả  

Giáo Hội Việt Nam

Sống chiều sâu

06/06/2022 - 41


GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CHO NGƯỜI TRẺ CÔNG GIÁO

Bài 55: SỐNG CHIỀU SÂU

Giuse Lê Đắc Thắng, SJ

Hỏi: Sinh viên chúng con muốn đi sâu, tìm hiểu sâu hơn về đời sống thiêng liêng, cũng như đi sâu vào đời sống xã hội một cách đúng đắn nhất. Chúng con phải làm sao?

Trả lời:


Bạn thân mến,

Câu hỏi của bạn làm tôi ấn tượng bởi những tính từ mạnh mẽ như “sâu” (3 lần), “đúng đắn nhất,” đi kèm những động từ thể hiện sự quyết liệt như “đi (sâu)”, “tìm hiểu (sâu).” Hẳn là trong lòng bạn đang dấy lên một thao thức muốn được sống cuộc đời thật đầy đủ ý nghĩa. Bạn đang muốn dấn thân trọn vẹn cho niềm tin lý tưởng của mình.

Thật ra không chỉ những sinh viên như bạn, tất cả mọi người nói chung đều có khao khát đó. Tuy nhiên, khác với những người có tâm hồn già nua, người trẻ thường năng động và nhạy bén hơn trước những điều mới lạ. Các bạn mong muốn được học hỏi thêm để hoàn thiện mình, dễ dàng mở lòng ra đón nhận điều hay lẽ phải, nhiệt tình mạnh mẽ dấn thân đấu tranh cho những gì mình tin tưởng.

Là sinh viên, bạn có thuận lợi là được cung cấp khí cụ tri thức, được đào tạo trong môi trường học đường. Bạn có nhiều cơ hội vươn tới những chân trời mới, không chỉ là kiến thức, nghề nghiệp hay tiền bạc, mà còn là nhân cách, lẽ sống và lý tưởng của đời người. Phía trước bạn là một tương lai dài với những cánh cửa đang dần được mở ra, chờ đợi bạn bước tới. Tương lai đó hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp nhưng cũng đầy cạm bẫy, rủi ro.

Do vậy bạn muốn tìm ra cho mình một chìa khóa vạn năng để có thể bước qua những cánh cửa tương lai ấy một cách tự tin và vững vàng. Theo như từ ngữ bạn sử dụng trong câu hỏi đặt ra, tôi nghĩ rằng hành trang bạn cần không phải cụ thể là cái này hay cái kia, mà là cách tiếp cận có “chiều sâu” trong mọi thứ: từ đời sống thiêng liêng (tương quan với Thiên Chúa) cho đến đời sống xã hội (tương quan với tha nhân).

Nói cách khác, bạn không cầu xin những bữa ăn được dọn sẵn nhưng bạn cần ai đó chỉ cho bạn nguyên tắc nấu nướng. Điều ấy giúp bạn có khả năng biến tấu tất cả mọi gia vị đắng cay mặn ngọt mà cuộc đời gửi đến cho mình thành những món ăn ngon, hoặc chí ít là dùng được. Nếu không hiểu nhầm ý của bạn thì tôi gọi nguyên tắc đó chính là “chiều sâu.”

Bạn đủ khôn ngoan để nhận ra hậu quả của một lối sống hời hợt. Đó là lối sống chỉ tìm kiếm những giá trị vật chất hay danh vọng chóng qua ở đời này, không có chiều sâu nội tâm và nhất là không hề thao thức về chiều kích thiêng liêng. Những người sống như vậy rất dễ bị bầm dập trước sóng gió cuộc đời. Vì cái họ theo đuổi không bao giờ đủ để đem lại cho họ hạnh phúc và bình an đích thực.

Ví dụ, rất nhiều nhà có điều kiện nhưng con cái hư hỏng, thay vì chăm chỉ học hành đầu tư cho tương lai thì chúng lại sống buông thả, hưởng thụ, ỷ lại cha mẹ. Các em nghĩ rằng sống như vậy là sung sướng hạnh phúc nhưng đâu biết rằng đó là con đường dẫn đến ngõ cụt. Không chỉ có người trẻ mà người lớn cũng lâm vào tình trạng này. Nhiều người thay vì chăm chỉ làm ăn, vun đắp mái ấm gia đình, chăm sóc con cái hay giúp đỡ người khác thì lại chiều theo thú vui xác thịt, tiêu xài phung phí để rồi khi biết nhận ra sai lầm của mình thì đã quá muộn màng. Theo suy tính khôn khéo của con người, họ được coi là những người nghĩ ngắn mà không nghĩ dài, hiểu cạn chứ không sâu, thấy gần mà chẳng thấy xa.

Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa của những biểu hiện trên chính là một đời sống thiếu nền tảng, không có mục đích hay định hướng cuộc đời. Lỗi của họ không phải là do tìm kiếm vật chất hay danh vọng, nhưng là vì không biết dùng chúng như thế nào để vun đắp cho cuộc sống mình thêm ý nghĩa và để có thể tìm thấy hạnh phúc đích thực. Cái nền tảng hay định hướng cuộc sống mà người ta đang cần đó vượt lên trên những gì họ có thể sở hữu ở đời này. Con người được đặt trong tương quan với Đấng siêu việt, quy hướng mọi sự về Thiên Chúa. Đó mới là cùng đích của đời mình.

Bạn đủ trưởng thành để hiểu rằng dù có muốn thì bạn cũng không thể né tránh cuộc đời. Cách duy nhất là bạn phải can đảm bước tới đối diện những thử thách xảy đến với mình. Vì thế nên bạn mới thao thức về một đời sống có “chiều sâu,” vì cái sâu hơn thì chắc chắn sẽ bám chắc hơn, dù là trong lĩnh vực nào đi nữa. Bạn khao khát tìm cái sâu vì nghĩ rằng cái hiện tại vẫn chưa đủ sâu, chưa đủ vững chắc. Mà như thế nào là sâu? Như thế nào là cạn? Đâu là thước đo?

Suy cho cùng thì “chiều sâu” mà bạn đề cập tới dường như không có giới hạn. Bạn càng đi sâu thì càng thấy những chân trời mới được mở ra mời gọi bạn khám phá. Nhất là bạn ở trong chiều sâu của mối tương quan với Thiên Chúa và tha nhân. Bạn sẽ không bao giờ đi đến tận cùng của “chiều sâu” mà bạn muốn. Tuy vậy khao khát ấy nâng bạn lên cao. Để rồi từ đó bạn sẽ nhìn về cuộc đời và nhìn về con người trong xã hội với con mắt khác:

- Bạn sẽ có được một cái nhìn bao quát hơn về mọi biến cố xảy đến trong cuộc đời theo kế hoạch của Thiên Chúa. Để rồi bạn không chán nản thất vọng mỗi khi gặp điều không may.

- Bạn sẽ thấy được tất cả mọi người đều đáng yêu mến và trân trọng. Họ và bạn là anh chị em của nhau trong Chúa.

- Bạn sẽ bao dung hơn với lầm lỗi của người khác, vì bạn nhận thấy mình cũng bao lần vấp ngã nhưng được Chúa thứ tha.

- Thêm vào đó, bạn sẽ không còn coi mình hay bất cứ tạo vật nào khác là trung tâm của vũ trụ nữa, nhưng biết quy hướng mọi sự về Thiên Chúa.

Bởi vì “chiều sâu” này chính là thái độ sống của bạn. Nó là đôi mắt bạn nhìn về thế giới này. Thái độ này xâm nhập tất cả, chiếm trọn tất cả mọi chiều kích trong cuộc sống bạn. Do đó, khi bạn chỉ ra hai lĩnh vực mà bạn muốn sống có “chiều sâu” là đời sống thiêng liêng và đời sống xã hội, tức là bạn cũng đang hướng đến chiều sâu trong tất cả mọi sự rồi. Thực ra hai mảng này không thể dễ dàng tách rời nhau như bạn nghĩ. Không phải cứ thiêng liêng là hướng lên trời, còn xã hội là sống dưới đất.

Là tín hữu, bạn được mời gọi phải hội nhất hay kết nối toàn bộ mọi chi tiết trong đời sống của bạn với Chúa. Nghĩa là bạn để Thiên Chúa chiếm trọn con người trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nói cách khác, bạn phải sống thiêng liêng trong lòng xã hội, và sống đời sống xã hội một cách thiêng liêng. Mọi tư tưởng, lời nói và hành động của bạn đều phản chiếu chiều sâu thiêng liêng. Khi đó dường như không còn ranh giới giữa đời sống thiêng liêng và đời sống xã hội nữa.

Dù có nhận biết và tin vào Thiên Chúa hay không, đời sống của mỗi người đều mang chiều kích thiêng liêng. Đời sống của con người không thể tách rời khỏi mối tương quan với Thiên Chúa. Tất cả mọi người đều là con cái Thiên Chúa và đều được Chúa yêu thương. Do đó, nơi mỗi người đều có một khao khát sâu thẳm là được tìm về với cội nguồn và cùng đích của đời mình.

Hành trình tìm kiếm có thể được gọi theo ngôn từ của bạn là hướng về “chiều sâu.” Chỉ trong sâu thẳm nội tâm thì con người mới nhận ra ý nghĩa đích thực của đời mình, biết xác định những gì đáng để tìm kiếm. Tôi là ai? Tôi từ đâu tới? Tôi sống trên đời này để làm gì? Rồi cuộc đời tôi sẽ đi về đâu?...

Không ai có thể tìm ra câu trả lời rốt ráo cho những câu hỏi trên. Đó sẽ mãi là nỗi khắc khoải khôn nguôi của phận người. Chính vì chưa tìm thấy lời giải đáp thỏa mãn nên con người tiếp tục thao thức, tiếp tục tìm kiếm, tiếp tục đi vào “chiều sâu.” Vì được đặt trong tương quan với Thiên Chúa nên dù con người có giới hạn nhưng vẫn luôn được mời gọi đắm mình trong “chiều sâu” của Thiên Chúa là Đấng không bị giới hạn.

Xét từ thái độ đức tin, con người bước vào tương quan với Thiên Chúa ở các cấp độ “chiều sâu” khác nhau. Có người không tin có Chúa (vô thần). Có người tin có Chúa nhưng không phó thác đời mình cho Chúa. Có người khác nữa không chỉ tin có Chúa mà còn tin nơi Chúa. Tuy nhiên, khi nói tới “chiều sâu” là chúng ra đang nhìn ở khía cạnh con người, chứ thật ra ở trong Thiên Chúa thì mọi sự đều mang lấy chiều sâu của Ngài. Nghĩa là tất cả mọi tạo vật đều được bao bọc bởi tình yêu của Thiên Chúa. Ngay cả người sống tương quan với Chúa đang ở mức thấp nhất là vô tín thì họ vẫn được Thiên Chúa yêu thương và tìm cách mời gọi đi vào “chiều sâu” với Ngài trong hoàn cảnh sống của họ.

Như vậy, một đời sống gắn kết Thiên Chúa trong tương quan tình yêu mang lại cho bạn đôi mắt biết nhìn nhận mọi sự vật, sự việc với “chiều sâu.” Đó cũng chính là yếu tố nền tảng để bạn đi sâu vào đời sống thiêng liêng cũng như đời sống xã hội. “Chiều sâu” này trước hết phải có tác dụng nơi chính bản thân bạn.

Một người sống với Thiên Chúa trong chiều sâu thiêng liêng thì không thể không trổ sinh những hoa trái tốt đẹp trong cách họ tương quan với tha nhân cũng như với những tạo vật khác. Trong tương quan với tha nhân, một người yêu mến Chúa phải là người yêu mến tất cả mọi người. Cũng vậy, người yêu mến Chúa cũng phải là mẫu gương trong việc bảo vệ môi trường. Vì đó chính là ngôi nhà chung do Thiên Chúa dựng nên cho vạn vật sinh sống.

Tin nơi Chúa không phải là một quan niệm hay nhận thức mà phải là một lối sống. Nói cách khác, tin nơi Chúa là sống nơi Chúa, với Chúa và cho Chúa. Chúng ta có thể nhận thấy các cấp độ của “chiều sâu” thiêng liêng, đỉnh cao nhất là “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki–tô sống trong tôi.” (Gl 2,20). Hiểu theo nghĩa như vậy thì sống có chiều sâu cũng đồng nghĩa với việc hoán cải, thay đổi đời sống của mình để ngày càng gắn kết mật thiết với Thiên Chúa hơn.

Nếu bạn cần một mẫu gương về chủ đề này: đó chính là Đức Giêsu. Trong tương quan với Thiên Chúa, Ngài với Chúa Cha là một. Đó là sự kết hợp không thể nào “sâu” hơn được nữa! Chúng ta không phải là người ngoài cuộc trong mối tương quan tình yêu ấy. Như Chúa Giêsu đã chỉ ra một con đường và chính Ngài là con đường để chúng ta đi vào chiều sâu với Thiên Chúa:“Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy.” (Ga 14,23).

Chính sự gắn kết mật thiết với Chúa Cha chính là nguồn động lực và sức mạnh để Chúa Giêsu dấn thân sâu vào đời sống xã hội. Chúa Giêsu sống dấn thân trong xã hội không chỉ để hòa mình vào trong đó, nhưng còn là để soi chiếu cho mọi người thấy giá trị Nước Trời. Đó là nơi những gì nhỏ bé tầm thường, nơi những con người bị xã hội đối xử ghẻ lạnh. Chúa Giêsu mạnh mẽ lên án thói giả hình. Ngài ra tay bảo vệ kẻ cô thân cô thế, bênh vực người nghèo, chữa lành bệnh tật thể xác và tâm hồn những người cần Ngài giúp đỡ.

Ước gì chúng ta ngày càng tiến gần hơn đến một đời sống có chiều sâu. Mỗi ngày giống Chúa Giêsu một chút.

(Trích Giải Đáp Thắc Mắc cho người trẻ Công giáo, Tập 3, Nxb Tôn Giáo, 2020)

WHĐ (06.6.2022)

Đọc thêm:

Bài 54: Bận lòng cùng Chúa

Bài 53: Đức Mẹ đồng trinh trọn đời

Bài 52: Tóm lược đạo Công Giáo

Bài 51: Vợ, hay “con vợ”?

Bài 50: Gia đình Công Giáo đóng góp cho xã hội Việt

Bài 49: Bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình

Bài 48: Khôn ngoan thì tha thứ

Bài 47: Thủ dâm có phạm tội không?

Bài 46: Chúa dựng nên con cách lạ lùng

Bài 45: Người Công Giáo có nên đi xem bói?

Bài 44: Thiên Chúa và sự đau khổ

Bài 43: Nguyên nhân người trẻ rời xa Thiên Chúa

Bài 42: Khi con đau khổ, Thiên Chúa ở đâu?

Bài 41: Làm sao tu? Tu làm sao?

Bài 40: Con người trực giác về Thiên Chúa

Bài 39: Sao Thiên Chúa trong Cựu ước ác thế?

Bài 38: Hai nhân vật Giuse trong Kinh Thánh

Bài 37: Phương tiện truyền thông xã hội

Bài 36: Những nơi thờ phượng

Bài 35: Thiên Chúa ở đâu trong trái tim tôi?

Bài 34: Robot thánh

Bài 33: Sống cảm thức cùng Giáo hội

Bài 32: Lập gia đình theo luật Công giáo

Bài 31: Quan điểm của Giáo hội Công giáo về các phương pháp ngừa thai

Bài 30: Có Thiên Chúa thật không?

Bài 29: Cám dỗ tính dục

Bài 28: Chết trong an bình?

Bài 27: Thái độ dành cho những người thuộc giới tính thứ ba

Bài 26: Đức tin bén rễ trong Chúa & hoà điệu với đời sống hằng ngày (phần 2)

Bài 25: Đức tin bén rễ trong Chúa & hoà điệu với đời sống hằng ngày (phần 1)

Bài 24: Giống nhau không?

Bài 23: Khoa học và đức tin: Tưởng thù hóa ra bạn

Bài 22: Để tin vào Thiên Chúa vô hình

Bài 21: Một đời để sống

Bài 20: Những ngày lễ truyền tin của cuộc đời

Bài 19: Cảm nghiệm về Thiên Chúa!

Bài 18: Kế hoạch của Thiên Chúa trong đời ta

Bài 17: Nghiệp quả từ góc nhìn của đức tin Công giáo

Bài 16: Tương thân tương ái

Bài 15: Áo giáp chống nạn

Bài 14: Đức tin kiến tạo hòa bình và công bằng xã hội

Bài 13: Vấn đề truyền giáo

Bài 12: Thờ kính ông bà tổ tiên

Bài 11: Truyền giáo cho người trẻ ngoại đạo

Bài 10: Bền đỗ trong ơn gọi gia đình

Bài 09: Vấn đề “theo đạo rồi mới cho cưới”

Bài 08: Gieo suy nghĩ tốt

Bài 07: Nhanh từ từ thôi

Bài 06: Hiện tượng bóng ma

Bài 05: Vượt qua khủng hoảng!

Bài 04: Vấn đề rước Mình Máu Thánh Chúa

Bài 03: Đừng cám dỗ nhau nhé!

Bài 02: Sao lại kỳ thị người tu xuất?

Bài 01: Nhận định ơn gọi cho cuộc đời

 

Nguồn: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam - hdgmvietnam.com

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.