CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) ĐTC Lêô kêu gọi hành động cho việc Chăm sóc thụ tạo Ngày 2/7, hướng đến Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Thụ tạo lần thứ 10 sẽ được cử hành vào ngày 1/9, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã công bố sứ điệp với chủ đề “Hạt giống của Hòa bình và Hy vọng”, gợi lại hình ảnh Kinh Thánh về hạt giống được gieo vào lòng đất để sinh hoa kết trái, như chính Chúa Kitô là hạt giống đem lại sự sống cho trần gian. Đọc tất cả   Lời kêu gọi của Giáo hội Nam bán cầu về công bằng khí hậu và hoán cải sinh thái Trong văn kiện “Lời kêu gọi công bằng khí hậu và Ngôi nhà chung: hoán cải về sinh thái, chuyển đổi và chống lại các giải pháp sai lầm”, các Giám mục ở Nam bán cầu kêu gọi công bằng, công lý, bảo vệ” để bảo vệ các nhóm dân bản địa, hệ sinh thái, cộng đồng nghèo đói, những người dễ bị tổn thương; cổ võ hoán cải sinh thái thực sự và thay đổi các mô hình của nền kinh tế ngày nay, phê bình mạnh mẽ chủ nghĩa tư bản “xanh” và các cách tiếp cận kỹ trị. Đọc tất cả   Các Giám mục Peru mời Đức Thánh Cha Lêô viếng thăm nước này Theo một thông báo của Hội đồng Giám mục Peru, phái đoàn các Giám mục, trong đó có Đức Cha Carlos García Camader, Giám mục giáo phận Lurín, Chủ tịch Hội đồng Giám mục, đã yết kiến Đức Thánh Cha Lêô XIV hôm 30/6/2025 và chính thức mời ngài viếng thăm Peru với lời bảo đảm rằng sự hiện diện của ngài sẽ canh tân niềm hy vọng của người dân Peru. Đọc tất cả   Đức Hồng y Dri, vị giải tội được Đức Phanxicô xem là gương mẫu về lòng thương xót, qua đời Đức Hồng y Luis Pascual Dri, quen được gọi là Cha Dri, một tu sĩ người Argentina thuộc dòng Capuchino, người được Đức Giáo hoàng Phanxicô xem như mẫu gương trong tòa giải tội khi giải tội nhiều giờ và luôn tha thứ theo gương Chúa Giêsu, đã qua đời ngày 30/6 tại Buenos Aires, hưởng thọ 98 tuổi. Đọc tất cả   Tài liệu đồng hành với giai đoạn thực hiện của Thượng Hội đồng về hiệp hành sẽ được công bố ngày 7/7 Vào ngày 7/7/2025, tài liệu được soạn thảo để đồng hành với giai đoạn thực hiện của tiến trình hiệp hành sẽ được công bố trên trang web của Ủy ban Thư ký Thượng Hội đồng (www.synod.va). Tài liệu đã được thông qua bởi Hội đồng thường trực của Thượng Hội đồng lần thứ 16 diễn ra trong hai ngày 26 và 27/6/2025. Đọc tất cả   Gặp gỡ các Giám mục Ucraina, ĐTC Lêô XIV cầu nguyện cho hòa bình trở lại với Ucraina Gặp gỡ các Giám mục thành viên của Giáo hội Công giáo Đông phương Ucraina vào sáng thứ Tư ngày 2/7/2025, Đức Thánh Cha nhìn nhận rằng trong bối cảnh lịch sử hiện tại, khó nói về hy vọng cho những người Ucraina, nhưng nhiều chứng từ về đức tin và hy vọng của người Ucraina cho thấy sức mạnh của Thiên Chúa giữa đống đổ nát của hủy diệt. Ngài cầu cho hòa bình trở lại trên Ucraina. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha gởi sứ điệp đến hội nghị FAO: “Đã đến lúc hành động, không chỉ là khẩu hiệu” Nhân dịp Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) kỷ niệm 80 năm thành lập và đang nhóm Hội nghị lần thứ 44, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã gửi một sứ điệp kêu gọi hành động khẩn thiết để chấm dứt nạn đói, bảo vệ người nghèo và thúc đẩy hòa bình toàn cầu. Đọc tất cả   Cha sở giáo xứ Công giáo ở Gaza: Sự im lặng của quốc tế giết chết hy vọng Phát biểu với hãng tin SIR của Hội đồng Giám mục Ý, Cha Gabriel Romanelli, cha sở giáo xứ Công giáo Thánh Gia, giáo xứ duy nhất ở Dải Gaza, nói rằng “Không chỉ có vũ khí giết người ở Gaza, mà sự im lặng của quốc tế hiện cũng đang đè nặng lên Dải Gaza”. Ngài kêu gọi quốc tế lên tiếng về cuộc chiến và không được quen với tình trạng đang xảy ra ở Gaza. Đọc tất cả   Các nhà thờ ở Syria cử hành lại phụng vụ trong bối cảnh an ninh thắt chặt Một tuần sau khi Nhà thờ Mar Elias ở Damascus, Syria, bị tấn công, vào Chúa Nhật ngày 29/6/2025, các nhà thờ đã cử hành lại phụng vụ, dù số người tham dự ít hơn đáng kể do bầu không khí sợ hãi và lo lắng bao trùm. Đọc tất cả   ĐHY Parolin mời gọi các Giám mục Nhật Bản làm chứng tá cho sự hiệp nhất và phổ quát của Giáo hội Đồng tế Thánh lễ với các giám mục Nhật Bản tại Nhà thờ chính tòa Đức Maria ở Osaka, Đức Hồng y Pietro Parolin nói rằng “khi mà mọi khía cạnh của cuộc sống — văn hóa, sắc tộc, lợi ích kinh tế, chính trị, địa vị xã hội — dường như là nguồn gốc của sự chia rẽ, thì sự hiệp nhất của chúng ta chính là lời chứng lớn nhất và chân thực nhất mà các môn đệ của Chúa Kitô có thể mang đến cho thế giới”. Đọc tất cả  

Giáo Phận Xuân Lộc

Niềm Vui – Tiếng Cười

29/03/2022 - 125

Niềm Vui – Tiếng Cười

Cha Karl Rahner

 

Qua chữ ‘niềm vui-tiếng cười’, chúng ta không muốn chỉ về niềm vui tinh khiết trên trời là hoa quả của Chúa Thánh Thần, cũng không chỉ về niềm vui ‘những người đạo đức’ thích đề cập với ngôn từ tử tế nhẹ nhàng (kiểu niềm vui dễ dàng tạo ra hiệu quả chua chát và nhạt nhẽo, tựa như trạng thái phấn chấn của người không làm hại ai, biết cân nhắc nhưng chủ yếu bị ức chế). Không, chúng ta muốn đề cập thứ niềm vui chân thực, niềm vui âm hưởng sâu xa, loại niềm vui làm con người tăng triển gấp đôi và đột nhiên vỗ đùi, thứ niềm vui làm trào nước mắt. Niềm vui đi kèm theo những lời dí dỏm ý vị, niềm vui phản ánh sự kiện hữu thể người một cách chắc chắn, phần nào tựa như trẻ thơ ngây dại. Chúng ta ngụ ý một niềm vui không quá trầm ngâm, niềm vui mà ‘thế giới’ lễ tân (đam mê tinh tế về phẩm giá của họ) sẽ một cách ‘chính đáng’ phẫn nộ giữa họ và với tha nhân… Trên đây là niềm vui-tiếng cười chúng ta muốn nói tới. Chúng ta có khả năng suy tư về niềm vui đó không? Có thể, rất có thể nữa chứ: Ngay cả chất liệu tạo niềm vui là rất nghiêm chỉnh. Tuy nhiên, tính chất nghiêm chỉnh chỉ trổ sinh với ai coi sự nghiêm chỉnh như chúng là: nhân tố tạo tác niềm vui.

Liệu ‘niềm vui-tiếng cười’ chúng ta hiểu đây có phù hợp với người đạo đức không? Dĩ nhiên, nếu nó không hợp với chúng ta, chúng ta không nên tốn công với nó. Niềm vui như thế đó phải xuất tự con tim, vâng, tự con tim mà ngay cả không vị thánh nào làm chủ hoàn toàn được. Để là một người đạo đức, người ta không cần ép cho có niềm vui khi nó không tự đến. Chúng ta không nghi ngờ phẩm hạnh đạo đức của người không cười vui trong cách này. Vô phương… Vấn đề chỉ là: Có hay không người đạo đức phải một cách chính đáng đặt niềm vui thành vấn đề, có hay không người ấy phải công kích niềm vui như thể không tương hợp với phẩm giá của người đạo đức. Không! Hoàn toàn không! Chúng ta hãy giải nghĩa và biện minh niềm vui này. Làm việc này, niềm vui sẽ mỉm cười nói cho ta rất nhiều điều nghiêm chỉnh.

Chúng ta đọc trong tập sách bi quan nhất của Kinh Thánh: ‘Một thời để khóc và một thời để cười, một thời sầu buồn và một thời nhảy múa’ (Hc 3: 4). Đây là điều ‘niềm vui-tiếng cười’ trước hết nói cho chúng ta: có một thời cho mỗi việc. Hiện hữu người chẳng có chốn nương thân còn mãi trên dương gian, cũng chẳng có ngay cả trong nội tâm và trí tuệ. Cuộc sống đồng nghĩa với đổi thay. Niềm vui nói với chúng ta rằng nếu làm người trên dương gian, chúng ta muốn luôn trong cùng một tình trạng cố định của trí tuệ và con tim, nếu chúng ta cứ muốn ấp ủ mãi sự pha trộn đồng nhất các nhân đức và sự mở ngỏ của linh hồn (sự pha trộn mà mọi thời mọi nơi phải chính đáng), niềm vui nói với chúng ta rằng tự căn bản, đó có thể là chối từ sự kiện chúng ta là những hữu thể được tạo thành. Muốn trốn chạy khỏi những điều kiện bao trùm của linh hồn, linh hồn người có khả năng vươn cao tận trời trong niềm vui, và cũng có thể bị dồn nén vào cái chết trong sầu buồn… muốn trốn chạy dưới bầu trời không bao giờ đổi thay của tình trạng cứng nhắc và vô cảm: Đây sẽ là phi nhân. Đây có thể là khắc kỷ nhưng không phải là phẩm hạnh Kitô. Đó là điều đầu tiên niềm vui nói cho chúng ta.

Niềm vui nói với chúng ta: ‘Bạn là hữu thể người, bạn biến dịch, và bạn được đổi thay, mà chẳng được hỏi han gì trước và chẳng biết lúc nào’. Tình trạng của bạn là đổi thay, không bền vững. Phần số của bạn là chẳng dừng lại vào tình trạng nào. Bạn là hữu thể đa dạng, không thể cân đo, mà không bao giờ rút ra được nhân tố nào mà không có cái tồn đọng lại. Hữu thể không thể bị đập vỡ đến không còn mẫu số chung nào khác hơn là thực tại được gọi là Thiên Chúa, thực tại bạn không phải là và không bao giờ bạn sẽ là. Bất hạnh cho bạn nếu trong lúc ngập chìm trong thời gian, bạn lại mong muốn trở thành không bao giờ đổi thay, trở thành vĩnh cửu, bạn sẽ chẳng là gì mà chỉ là cái chết, một người khô khẳng teo tóp.

Niềm vui nói: ‘Hãy cười với tôi’. Nhưng không phải mọi lúc! Mọi lúc và khắp nơi tôi muốn một chút bình lặng, như một người được tạo thành cao quý và tuyệt vời. Chỉ có kiểu cười của sự thất vọng quỷ quái cứ râm ran mãi trên đời. Chỉ có tên gian trá mới cười như vậy, chứ không phải bạn. Bạn hãy cười vui dịp nào đó và cười dễ dàng. Đừng sợ tiếng cười mang chút ngây thơ chợt đến. Diễn ra đúng chỗ, cái hời hợt ấy lại sâu sắc hơn cái trầm tư vất vả, được khơi dậy chỉ vì sự tự phụ đức độ, thứ tự phụ không muốn đón nhận sống đời người giản dị. Thực sự có một thời để cười, phải được cười, vì chính thời gian đó được Thiên Chúa tạo nên. Tôi cười vui, một đứa trẻ ngờ nghệch nhào lộn và cười ra nước mắt, vì tôi được Thiên Chúa tạo nên.

Bạn không thể bao vây và bắt tôi. Bạn không thể chèn ép tôi vào bản ‘tài khoản tổng kết đạo đức’ của bạn với quá nhiều những cột đề mục rõ ràng, như đồng xu đồng kẽm. Khó mà chứng minh rằng, theo ý Chúa và theo những nguyên lý của thần học thần bí và khổ chế, tôi được giả thiết hiểu ra và nhào lộn ngay khi tôi hài lòng. Tuy nhiên với tất cả những cái đó, tôi là một trong các thụ tạo của Thiên Chúa. Vậy, hãy đặt tôi vào cuộc đời bạn. Đừng lo, bạn sẽ chẳng mất gì khi đặt tôi vào. Sự kiện là bạn sẽ còn khóc và buồn sầu, sẽ chăm sóc tốt sự lắng lo đó.

Hãy cười. Vì cười lên là nhận biết bạn là một hữu thể người, chính sự nhận biết này là khởi đầu nhận biết Thiên Chúa. Có cách nào khác một người nhận biết Thiên Chúa ngoại trừ trong đời mình, và nhờ sống cuộc đời mình nhìn nhận rằng mình không phải là Thiên Chúa, nhưng là một thụ tạo sống trong thời gian, có một thời để khóc và một thời để cười, và khóc cười là khác nhau. Ca tụng Thiên Chúa là niềm vui-tiếng cười, vì nó làm cho hữu thể người là người.

Tuy nhiên, còn có cái gì đó hơn tiếng cười không tác hại này nữa. Quả thực, có tiếng cười của người điên và người tội lỗi, như hiền nhân Sirach dạy chúng ta (21:20; 27:13), tiếng cười mà Thiên Chúa chúc dữ trong lời nguyền (Lk 6:25). Đương nhiên, chúng ta không có ý nói loại tiếng cười này: tiếng cười cô độc, bất hạnh, gian trá, chỉ nhằm cho ta thoát cái mịt mù của lịch sử, bằng cách cố gắng coi bi kịch của lịch sử như một thủ đoạn lừa bịp ngu ngốc tàn bạo, thay vì đảo ngược thành vở hài hước có Thiên Chúa hiện diện, thanh thản và tin cậy rằng ý nghĩa của lịch sử ngày kia sẽ sáng tỏ cho chúng ta.

Tới đây chúng ta đang suy tư về niềm vui-tiếng cười cứu độ trổ sinh từ tấm lòng thanh thản thơ ngây. Tấm lòng này chỉ hiện hữu trong ai không phải là người ‘vô tín’, nhưng trong ai giống Chúa Kitô (Dt 4:15; x. 1Pr 3:8), chú tâm yêu thương tất cả và từng người, một người tự do hào hiệp để có thể đón nhận và nhìn mỗi sự việc như vốn là: người tuyệt vời cao cả, người bé nhỏ khiêm nhu, người nghiêm túc thận trọng, người biết cười bằng tiếng cười. Bởi vì tất cả những điều ấy là có, bởi vì có cái lớn và nhỏ, cao và thấp, tinh tế và lố lăng, nghiêm chỉnh và hài hước, bởi vì Thiên Chúa muốn tất cả chúng hiện hữu, đó là lý do tại sao điều đó cần được nhận biết, tại sao mỗi việc cần không được kể như vẫn cái đó, tại sao phải ‘cười vào’ cả cái hài hước lẫn cái lố lăng. Tuy nhiên, chỉ có một người có thể làm điều đó, là người không nhập mọi việc vào bản thân, người đạt được tự do trước bản thân, người giống như Chúa Kitô, có thể mang thiện cảm với mỗi sự việc, người sở hữu thiện cảm nhiệm mầu với mỗi và từng sự việc, và trước người ấy mỗi người đều có cơ hội bày tỏ tâm tư.

Chỉ ai biết yêu mới có mối thiện cảm ấy. Do đó, tiếng cười là dấu tình yêu. Người không thiện cảm (những người không có thể mang thiện cảm một cách tích cực và như thế họ cũng trở nên vô cảm thụ động), sẽ không thể cười vui thực sự. Họ không thể chấp nhận rằng không phải mọi việc là quan trọng và có ý nghĩa. Họ luôn luôn thích làm ra trang trọng và họ bận tâm hoàn toàn chỉ với cái quan trọng. Họ trăn trở về phẩm giá của họ, họ lo lắng về nó, họ không yêu thương, và điều ấy cho thấy tại sao họ không thể cười vui. Nhưng chúng ta muốn cười và không xấu hổ vì cười vui. Nguyên do, đó là sự biểu lộ lòng quí mến mọi sự trong Thiên Chúa. Cười là cách ngợi ca Thiên Chúa, vì niềm vui-tiếng cười giúp hữu thể người thành người biết yêu.

Tuy nhiên còn có cái gì đó hơn tiếng cười không tác hại này nữa, đó là tiếng cười thanh khiết của con cái Thiên Chúa. Nó sẽ trôi qua, nhưng lại là một hình ảnh, cả với tiếng cười đắc ý, và đúng hơn, tiếng cười ngẫu nhiên thường ngày. Trong trường hợp này chúng ta cũng chẳng cần ngay cả quan tâm. Chính lời Thiên Chúa đã công bố cái thực sự giống như vậy. Kinh Thánh đón nhận tiếng cười hầu như luôn có đó giữa những sự việc tầm thường. Tiếng cười, không đơn giản là mỉm cười. Tiếng cười không đơn giản là niềm vui hay tín cẩn. Kinh Thánh làm cho vật được tạo thành nhỏ bé này (dĩ nhiên, tạo vật bé nhỏ này sẽ trở nên câm lặng và tan thành không khi nó bước vào ‘đại sảnh vĩnh cửu’) trở nên hình ảnh và họa ảnh của những cảm xúc riêng tư của Thiên Chúa. Do đó chúng ta hầu như hãi sợ biết bao khi áp dụng vào Thiên Chúa tiếng cười hãnh diện khinh khi, đắng đót, thô nháp. ‘Đấng ngự trời cao phải phì cười, Chúa nhạo báng khinh thường bọn chúng’ (Tv 2:4). ‘Nhưng Chúa tôi, Người nhạo cười nó, vì Người đã thấy ngày nó đến nơi’ (Tv 37:13). Sách Khôn Ngoan, nói về người vô đạo, nói cho chúng ta rằng ‘Chúa sẽ cười nhạo chúng’ (Kn 4:18).

Thiên Chúa cười. Chúa cười tiếng cười thảnh thơi, tín cẩn, không nạt nộ. Người cười tiếng cười của Đấng siêu việt trên tất cả những xáo trộn khủng khiếp của lịch sử thế giới thấm đẫm máu, ngập tràn những nhục hình, điên loạn và đê tiện. Thiên Chúa cười. Thiên Chúa chúng ta cười. Người cười khoan thai. Xem chừng có người nói Chúa cười hả hê giữa những bất hạnh và xa lánh tất cả. Chúa cười với thiện cảm và thấu hiểu, hầu như Người đang cảm nhận bi kịch ứa lệ của cõi đời (Người có thể làm như vậy, vì chính Người đã khóc cùng nhân thế, và chính Người đã bị đè bẹp đến chết và bị Thiên Chúa bỏ rơi, cảm nhận cú sốc kinh hoàng). Chúa cười, như Kinh Thánh nói, và như thế Kinh Thánh nói cho chúng ta một hình ảnh và sự phản ánh của Đấng chiến thắng, Thiên Chúa vinh quang của lịch sử và của vĩnh cửu, còn tỏa sáng trong tiếng cười-niềm vui chung cuộc, cách nào đó phát sinh từ thiện tâm, sáng tươi như ánh bạc và tinh tuyền, vượt trên cái ngớ ngẩn của đời này. Tiếng cười là lời ngợi ca Thiên Chúa vì niềm vui-tiếng cười chính là âm hưởng dịu dàng của tiếng cười của Thiên Chúa, của niềm vui-tiếng cười loan báo sự phán định ngày tận cùng lịch sử.

Tuy nhiên còn có cái gì đó hơn tiếng cười không tác hại này nữa của con tim biết yêu. Theo Luca trong các mối phúc, đây là điều ta gặp được: ‘Phúc cho những kẻ phải khóc bây giờ, vì các ngươi sẽ được vui cười!’ (6: 21). Dĩ nhiên sự vui cười này được hứa cho những người phải khóc, những người mang thập giá, những người bị ghét và bị bách hại vì Con Người. Sự vui cười được hứa cho họ như phần thưởng được chúc phúc, và bây giờ chúng ta chú ý trực tiếp tới điểm ấy.

Niềm vui-tiếng cười được hứa, không đơn giản là một lời chúc phúc tử tế, một niềm vui mừng ép ra từ con tim trào nước mắt vì hạnh phúc đến không ngờ. Cũng có tất cả những điều đó. Nhưng cũng có tiếng cười. Không chỉ nước mắt được lau khô, không chỉ niềm vui tuyệt diệu của con tim đáng thương, con tim khó có thể tin sẽ được phần phúc muôn đời, trào tràn say ngất, không, không chỉ nguyên như vậy, chúng ta sẽ cười ! Cười tựa như các thiên thần, cười như đã được tiên báo về người chính trực (Tv 51: 8).

Đây hầu như là một mầu nhiệm đáng sợ, tiếng cười chung cuộc, tiếng cười đi theo những người được cứu khi họ rời khỏi cái bị kịch của lịch sử thế giới này,tiếng cười trên cao sẽ đạt đến cái uyên nguyên (như tiếng nức nở bất tận trong vực thẳm), khi sân khấu và hội trường của lịch sử thế giới ra trống không vĩnh viễn.

Tuy nhiên bạn sẽ cười. Điều ấy đã được ghi nhận. Bởi vì Lời Thiên Chúa cũng đã cậy nhờ lời con người để diễn tả điều ngày kia sẽ là, khi mọi sự đã là… cho thấy lý do mầu nhiệm vĩnh cửu cũng tiềm ẩn rất sâu, nhưng thực hữu, trong từng ngày sống, đó là lý do tiếng cười hằng ngày tiên báo và cho thấy rằng người ta đang sống thuận hợp với thực tại, ngay cả tham dự trước vào sự thuận hợp vĩnh cửu và toàn năng, trong đó người được cứu ngày kia thưa lên tiếng ‘Amen’ cho từng sự việc người ấy đã làm, và chấp nhận cho xẩy ra. Tiếng cười là lời ngợi ca Thiên Chúa, vì nó ca lên trước lời chúc vinh Thiên Chúa muôn thuở, vào lúc tận cùng thời gian, khi những người đã phải khóc nơi đây trên dương trần, sẽ vui cười.

Chương thứ mười bảy, mười tám và hai mươi mốt sách Sáng Thế kể một câu truyện lạ lùng, câu truyện ông Abraham và vợ ông: Ông đã trở nên người cha của mọi tín hữu khi tiếp nhận lời hứa về một người con, vì ông đã tin, ngược lại mọi niềm hy vọng, ông đã tin vào Chúa, Đấng làm kẻ chết sống lại và truyền cho hiện hữu cái không hiện hữu (Rm 4). Trong khi kể truyện lời hứa và thành tựu của lời hứa, truyện cũng kể rằng: Người cha của mọi tín hữu và bà vợ của ông, bà là người tuổi tác, chẳng hy vọng con cái, lại cưu mang cho ông người con, trong người con này, Chúa Kitô là hậu duệ, bà đã cười (St 17:17 ; 18:12-15 ; 21: 6). Abraham phục mình sấp mặt xuống và cười…’. Sarah cười mình: ‘Thiên Chúa đã làm cho tôi cười được’. Bà nói khi bà mang thai người con của lời hứa. Tiếng cười của kẻ không tin, của người thất vọng, của sự khinh khi… và tiếng cười của niềm hạnh phúc tin tưởng, cận kề ngay đây một cách kỳ diệu, đến nỗi trước khi lời hứa thành tựu, người ta khó mà biết nên tin hay không… nên cười…

Người dại cười, người khôn cũng cười. Người vô tín thất vọng cười, và người tin cũng cười. Tuy nhiên chúng ta muốn cười ngay trong những ngày này. Và tiếng cười của chúng ta cần phải là lời ngợi ca Thiên Chúa. Cần ngợi ca Thiên Chúa vì tiếng cười cho biết chúng ta là phàm nhân. Cần ngợi ca Thiên Chúa vì tiếng cười cho thấy chúng ta là dân biết yêu. Cần ca ngợi Thiên Chúa vì tiếng cười phản ánh và họa ảnh tiếng cười của chính Thiên Chúa. Cần ca ngợi Thiên Chúa vì lời hứa được tiếng cười công bố cho chúng ta vinh quang chiến thắng trong ngày chung thẩm. Thiên Chúa ban cho chúng ta niềm vui-tiếng cười, chúng ta cần đón nhận và… cười vang lên…

 

Giám mục Gioan chuyển ngữ



Nguồn: Giáo phận Xuân Lộc - giaophanxuanloc.net

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.