CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Kinh Truyền Tin 26/1: Mở rộng tâm trí để nhận biết Chúa Trưa Chúa Nhật 26/1, sau khi dâng Thánh Lễ tại đền thờ thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã đến cửa sổ Dinh Tông Toà để cùng đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha dâng thánh lễ Chúa Nhật Lời Chúa Sáng Chúa Nhật ngày 26/1, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ Chúa Nhật III thường niên, Chúa Nhật Lời Chúa và trao thừa tác vụ đọc sách cho 40 ứng viên thuộc nhiều quốc gia khác nhau. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Giáo hội Công giáo sẵn sàng chấp nhận mọi ngày Lễ Phục Sinh chung Chiều ngày 25/1, lễ Thánh Phaolô trở lại, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Kinh Chiều II trong Tuần lễ Cầu nguyện cho Sự Hiệp nhất Kitô giáo tại Vương cung thánh đường Thánh Phaolô. Năm 2025, lễ Phục Sinh sẽ được cử hành cùng ngày theo cả lịch Julius và lịch Gregorian, cũng là dịp kỷ niệm 1.700 năm Công đồng Đại kết Nicea đầu tiên, Đức Thánh Cha kêu gọi thực hiện một “bước quyết định” để tiến đến sự hiệp nhất: chọn một ngày chung cho Lễ Phục Sinh. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha là nhân vật công chúng đáng tin cậy nhất của Ý Theo một cuộc khảo sát gần đây do Viện nghiên cứu quốc gia Demopolis tiến hành, chuyên phân tích các xu hướng trong xã hội Ý, Đức Thánh Cha Phanxicô là nhân vật công chúng đáng tin cậy nhất tại Ý. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Nhiều nhà truyền thông đã hy sinh mạng sống Tiếp các nhà truyền thông tham dự Năm Thánh của giới truyền thông từ ngày 24 đến 26/1/2025, Đức Thánh Cha nói với họ: “Những nhà truyền thông có vai trò cơ bản đối với xã hội ngày nay trong việc truyền tải sự thật và cách truyền tải sự thật”, bởi vì “ngôn ngữ, thái độ, giọng điệu có thể mang tính quyết định và tạo nên sự khác biệt giữa một truyền thông khơi dậy hy vọng, tạo ra cầu nối, mở ra cánh cửa, và một truyền thông làm gia tăng sự chia rẽ, phân cực, đơn giản hóa thực tế”. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Linh mục không là linh mục cho mình nhưng cho Dân Chúa Sáng thứ Bảy ngày 25/1/2025, tiếp các giám đốc đại chủng viện và chủng viện dự bị của Pháp, Đức Thánh Cha cảnh giác rằng trên hành trình linh mục, một số người dần dần “phục vụ bản thân”, tìm kiếm quyền lực, danh dự và danh tiếng, rơi vào cạm bẫy của tìm kiếm danh vọng, tính thế tục, ghen tị, phù phiếm. Ngài mời gọi các giám đốc chủng viện hãy biết cách đồng hành với các chủng sinh. Đọc tất cả   Năm Thánh Truyền Thông: Câu chuyện là con đường ngắn nhất để kết nối giữa con người Mười nghìn chuyên gia truyền thông từ khắp nơi trên thế giới quy tụ về Rôma trong dịp cuối tuần từ 24-26/1 để khai mạc sự kiện đầu tiên trong Năm Thánh với chương trình ba ngày dành cho Năm Thánh Truyền Thông Thế Giới. Đọc tất cả   Năm Thánh - Năm Hồng Ân #7:Cha Eli Thành, Salamanca, Tây Ban Nha Cha Eli Thành là một thừa sai Dòng Tên đến Việt Nam từ 1968 và gắn bó với người Việt cả trong và ngoài Việt Nam, suốt đời linh mục của cha. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha bổ nhiệm ĐHY Koovakad làm Tổng trưởng Bộ Đối thoại Liên tôn Sáng 24/1, Đức Thánh Cha bổ nhiệm ĐHY Koovakad, người Ấn Độ, làm Tổng trưởng Bộ Đối thoại Liên tôn kế nhiệm ĐHY Ayuso Guixot, qua đời vào tháng 11 năm ngoái. Đọc tất cả   Tuyên bố của Hội đồng Giám mục Thái Lan về chăm sóc mục vụ cho các đôi đồng tính Sau khi Thái Lan đưa ra Đạo luật Bình đẳng Hôn nhân, có hiệu lực vào ngày 22/1/2025, và từ ngày 23/1/2025 các đôi đồng tính sẽ có thể đăng ký kết hôn chính thức, các Giám mục nước này đã đưa ra tuyên bố mục vụ, trong đó tái khẳng định tính thánh thiêng của hôn nhân Kitô giáo, trong khi đồng hành cùng mọi người với lòng trắc ẩn và sự quan tâm. Đọc tất cả  

Giáo Phận Xuân Lộc

Những thay đổi mới trong Giáo Triều Roma

29/03/2022 - 94
Quảng trường thánh Phêrô, Lễ vọng Chúa Thánh Thần hiện xuống 18/05/2013
Quảng trường thánh Phêrô, Lễ vọng Chúa Thánh Thần hiện xuống 18/05/2013 
Từ Chúa Nhật 5/6 tới đây, Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Giáo hội bắt đầu áp dụng những đổi mới trong Giáo Triều Roma theo những quy định của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Tông Hiến “Praedicate Evangelium”, Các con hãy loan báo Tin Mừng, công bố hôm lễ Thánh Giuse 19/3 vừa qua, kỷ niệm đúng 9 năm bắt đầu sứ vụ Chủ chăn Giáo hội hoàn vũ của ngài. Đâu là những đổi mới đó?

G. Trần Đức Anh, O.P

Đại cương

Tông hiến mới là một văn kiện dài 54 trang thay thế cho Tông Hiến “Pastor Bonus” (Mục Tử nhân lành), do Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 ban hành vào cuối tháng 6 năm 1988. Trong 434 năm lịch sử Giáo triều Roma, đây là cuộc cải tổ thứ 5: bắt đầu từ năm 1588 do Đức Giáo Hoàng Sisto 5, lần thứ 2 với Thánh Piô 10 năm 1910, sau đó là thánh Phaolô 6 năm 1967, rồi Đến Thánh Gioan Phaolô 2 năm 1988.

Nói tổng quát, nhiều quy định trong Tông Hiến mới đã được thực hiện trong thời gian qua, với những quyết định cải tổ dần dần của Đức Thánh Cha Phanxicô trong gần 9 năm Giáo Hoàng. Cơ cấu và chức năng của Phủ Quốc vụ khanh, được chia thành 3 phân bộ, hầu như không thay đổi.

Nhiều bộ khác và 3 tòa án hầu như không có thay đổi đáng kể. Riêng Bộ Văn hóa và Giáo dục được hình thành bằng cách gộp Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa và Bộ giáo dục Công Giáo.

Về phương diện kinh tế, vẫn giữ Hội đồng Kinh tế gồm 8 hồng y và 7 giáo dân chuyên gia, có nhiệm vụ canh chừng về các cơ cấu và quản trị cũng như tài chính của các cơ quan trung ương Tòa Thánh. Đây là cơ quan duy nhất Tông Hiến mới quy định là do một Hồng Y làm chủ tịch. Tiếp đến là cơ quan quản trị của Tòa Thánh, gọi tắt là Apsa. Hai cơ quan này từ lâu vẫn hoạt động theo quy chế mới đã được Đức Thánh Cha thiết định trong những năm gần đây.

Những thay đổi lớn

Một thay đổi lớn thu hút rất nhiều chú ý của Cộng đồng Dân Chúa là Tông Hiến “Các Con hãy loan báo Tin Mừng” quy định rằng mọi tín hữu nam nữ đã chịu phép rửa, trên nguyên tắc, đều có thể đứng đầu các bộ và các cơ quan khác của Tòa Thánh. Điều này đã xảy ra với việc bổ nhiệm ông Paolo Ruffini làm Bộ trưởng Bộ Truyền thông.

Trong cuộc họp báo sáng ngày 21/3 vừa qua để giới thiệu Tông Hiến mới, cha Gianframco Ghirlanda, một nhà giáo luật dòng Tên nổi tiếng, giải thích thêm rằng trên nguyên tắc giáo dân có thể làm Bộ trưởng một bộ của Tòa Thánh, nhưng có những bộ thích hợp hơn với giáo dân, ví dụ Bộ giáo dân, gia đình và sự sống. Đồng thời về các tòa án, Tông hiến mới không bãi bỏ các khoản giáo luật quy định rằng trong những vấn đề liên quan tới các giáo sĩ, thì chính các giáo sĩ xét xử. Vì thế Giáo Hội vẫn giữ phẩm trật và không bãi bỏ chức năng của một linh mục hay giám mục, tùy thuộc những hoàn cảnh khác nhau.

Về vấn đề này, Đức cha Marco Mellino, từ năm 2020 là Tổng thư ký Hội đồng Hồng Y cố vấn của Đức Thánh Cha, nói rằng “giáo dân hay không giáo dân được bổ nhiệm theo thẩm quyền đặc thù của mỗi Bộ liên hệ”. Vì thế trong vấn đề này, “cần có một sự thẩm định cho từng trường hợp, chứ không có tính cách máy móc”.

Phẩm giá bình đẳng giữa các Bộ

Một đổi mới quan trọng khác, đó là từ nay hầu hết các cơ quan từ nay được gọi bằng danh từ chung là “Dicastero”, tạm dịch là “Bộ”, thay vì phân biệt giữa “Congregazione”, có quyền tài phán, và “Consiglio, Hội đồng, như một cơ quan tư vấn như cho đến nay. Các Dicasteri đều có phẩm giá bình đẳng. Người lãnh nhận nhiệm vụ cai quản một bộ nhận một quyền thừa ủy do Đức Giáo Hoàng chứ không do quyền từ thánh chức. Vì thế, điều này cũng nhấn mạnh sự bình đẳng cơ bản giữa mọi tín hữu đã chịu phép rửa.”

Bộ loan báo Tin Mừng đứng đầu

Trong số 16 Bộ, đứng đầu là Bộ Loan báo Tin Mừng, được gộp từ Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng và Bộ Loan báo Tin Mừng cho các Dân tộc, do chính Đức Thánh Cha điều khiển và được chia làm hai phân bộ, mỗi phân bộ do một Quyền Tổng Trưởng cai quản: Phân bộ thứ I đặc trách các vấn đề cơ bản trong việc loan báo Tin Mừng trên thế giới; Phân bộ thứ II đặc trách về việc loan báo Tin Mừng cho dân ngoại và các giáo phận mới thuộc vùng truyền giáo, cụ thể là Bộ Loan báo Tin Mừng cho các Dân tộc như cho đến nay.

Tông hiến mới đặt Bộ Loan báo Tin Mừng lên hàng đầu và nay chính Đức Thánh Cha đảm nhận chức vụ Bộ trưởng của Bộ này để chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt của ngài, đồng thời nói lên tầm quan trọng hàng đầu của việc truyền giảng Tin Mừng, một “Giáo Hội đi ra”.

Đây không phải là lần đầu tiên trong lịch sử một vị Giáo Hoàng trực tiếp đảm trách một bộ của Tòa Thánh. Cho đến thời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2, các Đức Giáo Hoàng trực tiếp đảm trách Bộ giáo lý đức tin, trước đây được gọi là Bộ Thánh Vụ, trong tư cách ngài là thầy dạy tối cao về đạo lý trong Giáo Hội. Nhưng nay, trong Tông Hiến mới, Bộ giáo lý đức tin được xếp hàng thứ hai sau Bộ Loan Báo Tin Mừng, và hiện phân làm 2 phân bộ: thứ I là thăng tiến và bảo vệ toàn vẹn đạo lý đức tin và luân lý; thứ II là phân bộ kỷ luật.

Thuộc bộ Giáo lý đức tin vẫn có Ủy ban thần học quốc tế, Ủy ban Tòa Thánh về Kinh thánh, và nay gộp cả Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ vị thành niên.

Đây cũng không phải là lần đầu tiên Đức Thánh Cha Phanxicô đặc trách một vấn đề thuộc các cơ quan Tòa Thánh. Ví dụ cho đến nay ngài đặc biệt đảm trách vấn đề di dân và tị nạn và do đó ngài bổ nhiệm hai vị Phó Tổng thư ký là hai linh mục đảm nhiệm việc này trong Bộ Phục vụ Phát triển Con người Toàn diện.

Bộ Bác Ái

Một điểm rất mới trong Tông Hiến sắp có hiệu lực, phản ánh mối quan tâm bác ái của Đức Thánh Cha Phanxicô, đó là Sở Từ thiện của Đức Thánh Cha được nâng lên hàng “Bộ bác ái”.

Trong lịch sử, khi các vị Giáo Hoàng đi đâu thường có một vị gọi là “Elesimoniere di Sua Santità” (Người lo việc bác ái của Đức Thánh Cha) tháp tùng, để nhân danh Đức Thánh Cha làm việc bác ái, giúp đỡ người nghèo. Và văn phòng phụ trách việc này thuộc “gia đình của Giáo Hoàng” chứ không phải là một cơ quan trung ương của Tòa Thánh. Trước đây vị đặc trách Sở Từ thiện của Đức Thánh Cha thường là một vị Tổng giám mục, nhưng Đức Thánh Cha Phanxicô đã thăng vị này lên hàng Hồng Y, để nói lên mối quan tâm của ngài đối với các việc từ thiện bác ái, cụ thể nay là ĐHY Konrad Krajewski người Ba Lan. Trong những năm qua, ngài đã nhân danh Đức Thánh Cha thực hiện nhiều công tác trợ giúp người nghèo ở các nơi, đặc biệt trong kỳ đại dịch Covid-19, giúp đỡ các dụng cụ y khoa, máy thở, và nhiều phẩm vật khác cho các nơi trong Giáo Hội.

Tông hiến quy định rằng Bộ Bác ái tiếp tục cấp các Văn bằng Phép lành Tòa Thánh, một trong những phương thế qua đó, các tín hữu góp phần vào công tác bác ái của Đức Thánh Cha.

Vấn đề từ thiện bác ái từ trước đến nay vẫn do một cơ quan gọi là Hội đồng Tòa Thánh “Cor Unum” - Đồng Tâm, phục trách và đứng đầu là một vị Hồng Y. Hội đồng có nhiệm vụ phối hợp các hoạt động của các cơ quan từ thiện bác ái trong Giáo Hội Công Giáo, và nhiều khi trực tiếp cứu trợ các nạn nhân thiên tai và chiến tranh. Nhưng Hội đồng này không còn nữa, sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô gộp cơ quan này vào Bộ Phục vụ Phát triển Con người Toàn diện.

Giới hạn nhiệm kỳ phục vụ

Một quy định khác trong Tông hiến mới thu hút nhiều chú ý, đó là từ nay các giáo sĩ hoặc tu sĩ phục vụ tại các cơ quan Tòa Thánh được bổ nhiệm với nhiệm kỳ 5 năm, và có thể gia hạn thêm 5 năm nữa, sau đó phải trở về giáo phận nguyên quán hoặc dòng tu của mình.

Quy luật này có thể giới hạn việc phát triển khả năng chuyên môn. Nhưng về điểm này cha Ghirlanda S.J, trong cuộc họp báo sáng ngày 21/3 vừa qua tại Vatican, trả lời rằng: “Đúng là ta có kinh nghiệm khi thực hành, nhưng nếu đương sự, trong 5 năm ấy không có tiến bộ nào, hoặc đương sự ở đó để được ‘leo thang’, thăng cấp, thì không bõ công gia hạn nhiệm kỳ. Trái lại nếu trong 5 năm ấy, đương sự mang lại thành quả thì có thể được gia hạn. Dĩ nhiên những người ở vị thế cai trị quá lâu thì có thể phát triển những trung tâm quyền lực, và điều này không bao giờ là điều thích hợp trong Giáo Hội. Sự thay đổi mang lại những ý tưởng mới, những khả năng mới và sự cởi mở”.

Có thể cải tiến

Tông hiến mới chắc chắn không phải là một văn kiện hoàn hảo và có thể được thay đổi với thời gian sau khi bắt đầu áp dụng. Về điểm này ĐHY Marcello Semerano, Tổng trưởng Bộ Phong thánh, vị chủ tọa cuộc họp báo nói trên nhắc lại nguyên tắc “Ecclesia semper reformanda”, Giáo Hội luôn cần được cải tổ, để áp dụng cho Giáo triều: “Curia semper reformanda”, Giáo Triều luôn cần được cải tổ. Vì thế, nếu có những thay đổi khác cần đưa ra, thì Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ làm, như Đức Phaolô 6 và Gioan Phaolô 2 cũng đã làm. Đó là nguyên tắc “từ từ” hay tiệm tiến mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói trong Tông huấn “Evangelli Gaudium”, Niềm Vui Tin Mừng.



Nguồn: Giáo phận Xuân Lộc - giaophanxuanloc.net

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.