CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) 🎥 DINH TÔNG TÒA | Vlog Năm Thánh 2025 | #11 Trong năm Thánh, mỗi tín hữu được mời gọi trở nên gần gũi hơn với Thiên Chúa, với chính đời sống đức tin của Hội Thánh. Có lẽ không chỉ như thế, trong số vlog này, Vatican News Tiếng Việt cũng mong muốn đem đến sự gần gũi ấy bằng một cách rất cụ thể – đó là mời quý vị cùng chiêm ngắm, bước vào một vài nơi thường ngày vốn kín đáo và ít được biết đến trong Thành quốc Vatican. Đó chính là Dinh Tông Tòa. Đọc tất cả   Sứ điệp Phục Sinh và phép lành Urbi et Orbi Sau Thánh Lễ, lúc 12 giờ trưa, Đức Thánh Cha xuất hiện trên ban công chính giữa Đền Thờ Thánh Phêrô để ban Phép Lành Toàn Xá “Urbi et Orbi” cho thành Roma và toàn thế giới, dù sức khoẻ vẫn còn yếu. Đức Thánh Cha đã chào với lời chúc Phục Sinh: Anh chị em thân mến, Chúc mừng Phục Sinh! Sau đó, Đức Thánh Cha nhờ Đức ông Ravelli đọc sứ điệp Phục Sinh. Đọc tất cả   Chúa đã sống lại: Lễ vọng Phục Sinh tại đền thờ thánh Phêrô Tối Thứ Bảy, ngày 19/04, ĐHY Giovanni Battista Re, đại diện Đức Thánh Cha cử hành Lễ Vọng Phục Sinh tại Đền thờ thánh Phêrô với khoảng 5000 tín hữu tham dự. Đức Hồng Y Re đã đọc bài giảng đã được Đức Thánh Cha soạn cho thánh lễ. Đọc tất cả   Thánh lễ Phục Sinh tại Quảng trường thánh Phêrô Sáng Chúa Nhật ngày 20/4, Chúa Nhật Phục Sinh, Đức Hồng Y Angelo Comastri đã thay mặt Đức Thánh Cha chủ sự Thánh Lễ Phục Sinh tại quảng trường thánh Phêrô với khoảng 40 ngàn tín hữu. Đọc tất cả   Đàng Thánh Giá do Đức Thánh Cha Phanxicô soạn Nội dung Đàng Thánh Cha năm 2025 do chính Đức Thánh Cha soạn cho buổi Đi Đàng Thánh Giá tối thứ Sáu Tuần Thánh tại đấu trường Colosseo. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha đến thăm nhà tù chiều Thứ Năm Tuần Thánh Ngày Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô lại thực hiện một cử chỉ cụ thể dành cho những người đang sống sau song sắt: “Tôi luôn muốn đến nhà tù để thực hiện nghi thức Rửa Chân. Năm nay tôi không thể, nhưng tôi vẫn gần gũi anh chị em”. Khoảng 70 tù nhân thuộc nhiều độ tuổi và quốc tịch đã chào đón Đức Thánh Cha với những lời hô vang và vỗ tay, xen lẫn tiếng hò reo từ các khu biệt giam khác. Đọc tất cả   Thứ Năm Tuần Thánh: Bài giảng của Đức Thánh Cha cho Lễ Dầu (17/4) Sáng Thứ Năm Tuần Thánh, ngày 17/04, Đức Hồng Y Domenico Calcagno đã thay mặt Đức Thánh Cha chủ sự Thánh Lễ Dầu cùng với khoảng 1800 linh mục và 2500 tín hữu hiện diện. Đức Hồng Y đã đọc bài giảng của Đức Thánh Cha chuẩn bị cho Thánh Lễ này, với những lời trước hết dành cho các linh mục và sau đó là cho mọi tín hữu. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Dù chúng ta lạc lối ở đâu Thiên Chúa cũng luôn tìm kiếm chúng ta Trong bài giáo lý được dọn sẵn cho buổi tiếp kiến chung ngày 16/4/2025, suy tư về dụ ngôn người cha thương xót, Đức Thánh Cha nhắc với các tín hữu rằng Thiên Chúa luôn tìm kiếm, tha thứ và thương xót chúng ta, bất kể chúng ta lạc lối ở đâu và như thế nào. Đây là niềm hy vọng của chúng ta. Đọc tất cả   Philippines sẽ được thánh hiến cho Lòng Chúa Thương xót Khi xã hội Philippines ngày càng chia rẽ trên bình diện xã hội và chính trị, để tìm kiếm sự thống nhất, các Giám mục nước này đã đưa ra sáng kiến sẽ thánh hiến quốc gia và phó thác cho Lòng Thương Xót Chúa vào ngày 27/4/2025, Chúa Nhật thứ hai mùa Phục Sinh, được gọi là Chúa Nhật Lòng Chúa Thương xót. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha soạn các bài suy niệm Đàng Thánh Giá năm nay Ngày 15/4/2025, Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết sức khỏe của Đức Thánh Cha đang tiến triển và thông báo rằng Đức Thánh Cha đã viết các bài suy niệm cho Đàng Thánh Giá sẽ được Đức Hồng y Baldassare Reina, Giám quản Roma, chủ sự vào tối thứ Sáu Tuần Thánh, ngày 18/4/2025, tại đấu trường Colosseo ở Roma. Đọc tất cả  

Giáo Phận Xuân Lộc

NHƯ NGỌN ĐÈN CHẦU

27/05/2023 - 15
NHƯ NGỌN ĐÈN CHẦU
 
Gần đây, tôi nhận được lời mời viết bài cho quyển Hợp tuyển số 3, với chủ đề “Tham gia đời sống Hội Thánh”. Người mời có một thời gian dài giúp chị em chúng tôi về văn chương tiếng Việt. Tôi chần chừ vì cũng ngại viết lách, nhất là viết cho độc giả bốn phương. Nhưng đây là một cơ hội “hiệp hành”, là dịp “ra mắt” (vì nhiều người còn chưa biết tên dòng chúng tôi và còn nhầm lẫn với dòng Nữ tỳ Chúa Giê-su Linh mục) để giới thiệu về sứ vụ của những Nữ tỳ Thánh Thể trên thế giới và đặc biệt tại Việt Nam thân yêu của chúng ta.
Tôi chọn chủ đề “Như ngọn đèn chầu” vì đó là sứ vụ nòng cốt của chúng tôi. Sứ vụ này bao trùm trọn đời sống người Nữ tỳ đến nỗi bị hiểu lầm là chúng tôi chỉ có một việc là Chầu Thánh Thể. Thật ra, Hội Thánh trao cho chúng tôi sứ vụ diện kiến Vị Vua cao cả và làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa hiện diện và đồng hành từng ngày với con người trong Thánh Thể. Thánh Eymard – Tổ phụ của chúng tôi – đã gọi các chị em Nữ tỳ Thánh Thể là đội cận vệ, là lính vệ binh, là hàng rào danh dự của Thánh Thể với nhiệm vụ: đền tạ và cầu nguyện trước Thánh Thể đặt trong Mặt Nhật. Vài năm trước đây, Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo - trong trách nhiệm Giám mục Giáo phận Xuân Lộc, khi thăm viếng mục vụ tại giáo xứ Hiền Hòa, nơi chúng tôi có một cộng đoàn nhỏ. Ngài nói với chúng tôi: “Sống giữa vùng có nhiều chùa chiền, các con cứ trung thành với giờ chầu và cầu nguyện trước Thánh ThểNhư thế là chúng con đã làm chứng về sự hiện diện của Thiên Chúa nơi trần gian này rồi”. Chúng tôi rất vui trước lời nhắn nhủ đầy ý nghĩa của ngài. Nói thế, bạn đọc có thể cho rằng: vậy các xơ chỉ chầu Thánh Thể thôi sao? Không chỉ thế và còn hơn thế nữa, sau khi kín múc nguồn năng lượng tình yêu nơi Thánh Thể, chúng tôi nhập cuộc vào thế giới theo di chúc thiêng liêng của Thày Chí Thánh “Thày đã đến ném lửa vào mặt đất và Thày ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên” (Lc 12, 49). Đây là Lửa Thánh Thể, Lửa Tình Yêu. Và trong Luật dòng chúng tôi đã nói: “Chúng tôi hòa hợp chiêm niệm với tình yêu tông đồ trong một đời sống tôn thờ”. Tình yêu tông đồ ấy không chỉ đọng lại nơi đầu môi chót lưỡi, mà được hiện tại hóa bằng những hành vi cụ thể.
  1. Giúp cho người khác biết yêu mến và tôn thờ Thánh Thể
Luật dòng quy định “Mỗi cộng đoàn chúng tôi là một trung tâm Thánh Thể và mọi người có thể đến kín múc nguồn sự sống là Thánh Thể”. Nghĩa là ở đâu cộng đoàn chúng tôi cắm dùi, thì chúng tôi có bổn phận lôi kéo những người sống xung quanh đến với Thánh Thể. Nhóm người này được gọi là Hiệp hội Thánh Thể. Họ cùng tinh thần và là cánh tay nối dài của chúng tôi trong sứ vụ tông đồ.  Họ chầu Thánh Thể hàng tháng và được khuyến khích viếng Thánh Thể thường xuyên. Nơi giáo xứ, họ tham gia các công việc mục vụ như: phục vụ bàn thánh, chịu trách nhiệm mua bánh lễ, phụ giúp việc trao Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân, quét dọn thánh đường, cắm hoa… Một số giáo xứ có nhà chầu nhỏ, các cha sở mời họ đến viếng Thánh Thể mỗi ngày. Bạn có nghĩ điều này giúp đời sống của giáo xứ thêm phần đạo đức không?
  1. Cộng tác với giáo xứ
“Sống giữa Hội Thánh địa phương, chúng tôi sẽ chú tâm đến nhu cầu của thế giới xung quanh và đáp lại theo khả năng và đặc sủng của chúng tôi” (Luật dòng số 38). Với công việc mục vụ, chúng tôi chọn ưu tiên là phục vụ bàn thánh và dạy giáo lý chuẩn bị Rước lễ lần đầu cho trẻ em và người lớn (Lớp Dự tòng). Vì các Giáo Lý Viên đi học, đi làm xa nhà, nên có những giáo xứ chúng tôi giúp cả Lớp Thêm sức, Lớp Kinh thánh, Lớp Vào đời và lớp định hướng Ơn gọi. Thỉnh thoảng các cha sở cũng nhờ chúng tôi giúp tĩnh tâm cho trẻ em, người lớn, trước các dịp đặc biệt như Xưng tội rước lễ lần đầu, Thêm sức, mừng Bổn mạng… Ngoài ra chị em chúng tôi còn phụ trách ca đoàn, hướng dẫn lễ sinh… Đứng trước “cánh đồng mục vụ” bao la và phức tạp, mà lại thiếu thợ gặt, ít khả năng, chúng tôi lại đưa vào cầu nguyện khi quỳ trước Thánh Thể. Nơi đó, Vị Mục Tử nhân lành sẽ dẫn chúng tôi đến đồng cỏ xanh tươi để nghỉ ngơi bồi dưỡng và rồi lại tiếp tục lên đường.
  1. Giáo dục
Ông cha ta có câu: “ mười năm trồng cây, trăm năm trồng người” . Tuy chỉ được cộng tác trong nghành giáo dục là chăm sóc và dạy dỗ trẻ em từ 2 đến 5 tuổi, nhưng chúng tôi ý thức đây là giai đoạn khai tâm phát triển mọi mặt của trẻ. Vì biết trẻ sẽ ghi dấu những ấn tượng ban đầu khi đến môi trường xa lạ, nên chúng tôi tập cho chúng từ lời nói, hành vi đơn giản như cảm ơn, xin lỗi; từ lời cầu nguyện chân thành cho những người luôn bên cạnh và yêu thương chúng như ông bà, cha mẹ, thày cô… Ngoài ra còn giúp trẻ biết yêu quý, chăm sóc cây cối và thú vật, mà Tạo hóa đã dựng nên để làm bạn với con người. Vì thế, có nhiều người thích gửi trẻ tại các nhà dòng, không trừ dòng chúng tôi, kể cả những cán bộ cấp cao chính phủ, mặc dầu con cháu họ làm Dấu Thánh Giá, cầu nguyện trước và sau bữa ăn, tham dự thánh lễ khởi đầu và kết thúc năm học. Chúng tôi đem hết nhiệt huyết để truyền đạt và phục vụ các cháu, vì chúng tôi tin rằng: Sau này ra trường đời, nếu trẻ em không gia nhập Hội Thánh, thì ít ra chúng sẽ trở thành người hữu dụng cho xã hội. Đó có phải là cách truyền giáo hữu hiệu góp phần xây dựng trái đất ngày càng tươi đẹp hơn không?
  1. Công tác bác ái xã hội
Cùng chung nhịp đập với con tim của Hội Thánh, những “vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô” (HCMV,1), chúng tôi chọn phục vụ trẻ em khiếm khuyết cần được phục hồi chức năng (bị câm điếc, bại liệt, bại não), trẻ chậm phát triển trí tuệ (hội chứng Down). Các em từ nhiều thành phần gia đình khác nhau, không phân biệt giàu nghèo, địa vị, tôn giáo hay sắc tộc. Hiện nay, chúng tôi có 5/13 cộng đoàn phục vụ cho các cháu khuyết tật này. Tuy cuộc đời nhìn các em như là những “mảnh bánh vụn”, nhưng các em đã “vượt lên số phận”, đem khả năng góp phần xây dựng xã hội trong vị trí của công nhân may, sửa và dạy vi tính, làm những nghề thủ công hoặc điều hành một công ty nhỏ dành cho những người khiếm khuyết…Bên cạnh đó, chúng tôi không quên nuôi dưỡng đức tin cho các em. Nhiều em ngỏ ý với cha mẹ xin được gia nhập Hội Thánh và lập gia đình theo nghi lễ công giáo. Tuy thành quả của chúng tôi được nhiều cơ quan Chính phủ trong và ngoài nước công nhận, nhưng chúng tôi vẫn chân nhận rằng: “chúng tôi chỉ là những đầy tớ vô dụng và chỉ làm những việc bổn phận mà thôi” (Lc 17,10).
Bạn đọc thân mến,
Hội dòng chúng tôi chỉ là con số rất ít ỏi so với bao Hội dòng khác trên thế giới và ngay tại Việt Nam. Nhưng với tình yêu mà chúng tôi dành cho Thiên Chúa và con người qua sứ vụ được trao, hy vọng với ơn Chúa tuôn đổ từng ngày, ánh sáng của ngọn đèn chầu có đôi lần leo lét, đã bao phen chực tắt, nhưng nó vẫn kiên trì làm bổn phận của mình: trở thành ánh sáng chỉ dẫn người khác đến với Thánh Thể - Thiên Chúa yêu thương - luôn hiện diện và đồng hành với con người.
Nt. Agnes Tuyết Hằng, SSS


Nguồn: Giáo phận Xuân Lộc - giaophanxuanloc.net

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.