CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Đông Timor tuyên bố để tang Đức Thánh Cha Phanxicô trong 7 ngày Chính phủ Đông Timor tuyên bố để tang Đức Thánh Cha Phanxicô trong bảy ngày và yêu cầu treo cờ rủ trên toàn quốc. Đọc tất cả   Các tín hữu xếp hàng thâu đêm để tham dự lễ tang ĐTC Phanxicô Vào lúc 9:45 tối giờ Roma ngày 25/4/2025, 12 tiếng trước khi diễn ra Thánh lễ an táng của Đức Thánh Cha Phanxicô, các tín hữu đã bắt đầu xếp hàng dọc theo các con đường dẫn đến Đền thờ Thánh Phêrô và nơi đoàn rước linh cữu ngài sẽ đi qua. Đọc tất cả   Giáo hội Hoa Kỳ đã thấy nơi ĐTC Phanxicô khuôn mặt lòng thương xót Chúa Trong một cuộc phỏng vấn với Vatican News, Đức Tổng Giám Mục Joseph E. Kurtz, nguyên Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, người đã tháp tùng Đức Thánh Cha Phanxicô trong chuyến Tông du đến Hoa Kỳ năm 2015, cho biết người dân Mỹ "đang khao khát" sứ điệp lòng thương xót của Đức Thánh Cha. Đọc tất cả   Nghi thức Phó dâng và Từ biệt và an táng Đức Thánh Cha Phanxicô Vào cuối Thánh lễ an táng, trong Nghi thức Phó dâng và Từ biệt, các Giáo hội Roma và nghi lễ Đông phương đã cầu nguyện cho Đức Thánh Cha, và sau đó linh cữu ngài được đưa đến Đền thờ Đức Bà Cả để an táng. Đọc tất cả   Trực tiếp Thánh Lễ cầu nguyện cho linh hồn ĐTC Phanxicô - Ngày II trong Tuần Cửu Nhật Vatican News Tiếng Việt truyền hình trực tiếp cầu nguyện cho linh hồn ĐTC Phanxicô tại quảng trường thánh Phêrô. Ngày thứ II trong Tuần Cửu Nhật Đọc tất cả   Thánh lễ an táng Đức Thánh Cha Phanxicô Sáng thứ Bảy ngày 26/4/2025, tại thềm Đền thờ Thánh Phêrô, Đức Hồng y Niên trưởng Hồng y đoàn, Giovanni Battista Re, đã chủ sự Thánh lễ an táng Đức Thánh Cha Phanxicô, với khoảng 200 Hồng y, 700 Giám mục và 5.000 linh mục đồng tế, trước sự hiện diện tham dự của hơn 200 ngàn tín hữu đến từ nhiều nước trên thế giới. Đọc tất cả   Đức Giáo hoàng và bức ảnh Đức Mẹ Salus Populi Romani, tình yêu của người con dành cho Mẹ Trong một cuộc gặp gỡ với giới truyền thông, Đức Hồng y Makrickas, Phó Giám quản của Đền thờ Đức Bà Cả, đã giải thích lý do tại sao Đức Giáo hoàng Phanxicô chọn được chôn cất tại Đền thờ này: một dấu hiệu được truyền cảm hứng từ Mẹ Thiên Chúa, được mô tả trong bức ảnh mà Đức Giáo hoàng đặc biệt tôn sùng. Đọc tất cả   ROGITO - Bản tóm tắt tiểu sử của Đức Thánh Cha Phanxicô được đặt trong linh cữu Trong nghi thức đóng nắp linh cữu của Đức Thánh Cha Phanxicô vào tối thứ Sáu ngày 25/4/2025, Đức Tổng Giám mục Diego Ravelli, Trưởng ban Nghi lễ Phụng vụ của Đức Giáo hoàng đã đọc bản tóm tắt tiểu sử của Đức Thánh Cha. Sau đó bản tiểu sử đã được đặt trong một ống nhỏ và được niêm phong và đặt trong quan tài của ngài. Đọc tất cả   Nghi lễ niêm phong và đóng nắp linh cữu của Đức Thánh Cha Phanxicô Vào lúc 8 giờ tối thứ Sáu ngày 25/4/2025, Đức Hồng y Kevin Farrell, Nhiếp chính của Giáo hội sau khi Đức Thánh Cha qua đời, đã chủ sự nghi lễ phụng vụ tại Đền thờ Thánh Phêrô niêm phong và đóng nắp linh cữu của Đức Thánh Cha. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Phanxicô và bức họa còn dang dở Phanxicô - cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong những ngày vừa qua, Đức Giáo Hoàng đáng kính của Giáo Hội Công giáo đã khép lại cuộc đời ở tuổi 88. Ngài đã sống một cuộc đời thật đẹp và ý nghĩa. Đọc tất cả  

Mẹ Maria

Ngước Mắt Lên Trời

02/06/2022 - 60
NGƯỚC MẮT LÊN TRỜI 
“Chúa Giêsu ngước mắt lên trời và cầu nguyện!”


George Muller nói, “Cám dỗ thường tình của Satan là khiến chúng ta từ bỏ việc đọc Lời Chúa và cầu nguyện! Nó làm đủ cách để chứng tỏ, đọc Lời Chúa là vô ích; cầu nguyện là vô hồn. Sự thật là, để có thể thích thú với Lời Chúa, chúng ta phải tiếp tục đọc; và để có thể cầu nguyện, chúng ta phải tiếp tục cầu nguyện! Cầu nguyện là ‘ngước mắt lên trời’, nói với Chúa rằng, ‘Lạy Chúa, xin ban Lời, này con đang nghe!’. Sống động đến thế, sao bạn lại từ bỏ hai việc này?”.

Kính thưa Anh Chị em,
“Cầu nguyện là ‘ngước mắt lên trời!’”. Cùng với ý tưởng của Muller, Lời Chúa hôm nay khá bất ngờ với một chi tiết mà chúng ta sẽ ngạc nhiên; đó là, khi cầu nguyện với Chúa Cha, Chúa Giêsu ‘ngước mắt lên trời!’. ‘Ngước mắt lên trời’, Chúa Giêsu chiêm ngưỡng sự hiện diện huy hoàng của Chúa Cha trong một chiều kích hoàn toàn mới mẻ, tuyệt đối lạ lẫm, một chiều kích mà chính mỗi người cần có cả đời để khám phá. Đó là “chiều kích siêu việt” của Thiên Chúa!

Chúa Cha, Đấng siêu việt! “Siêu việt” là trên hết, trước hết và vô cùng. Thiên Chúa vượt trên tất cả; Ngài “bất tử”; thế giới không chứa nổi Ngài; không phàm nhân nào hiểu hết Ngài. Nói đến sự siêu việt của Thiên Chúa còn là nói đến quan hệ siêu việt của Ba Ngôi; Cha, Con và Thánh Thần. Tuy là Ba nhưng vẫn là Một! Quan hệ của Ba Ngôi là một quan hệ hỗ tương sâu sắc tự bản chất của từng Ngôi Vị. Và mặc dù hai từ “bất tử” và “siêu việt” khá xa lạ trong vốn từ vựng thường ngày của chúng ta, nhưng những khái niệm này cần được suy gẫm; ý nghĩa của chúng cần được thấu hiểu. Bởi lẽ, hiểu được mối quan hệ nội tại của Ba Ngôi, chúng ta hiểu được ảnh hưởng trực tiếp của nó đến mối quan hệ của chúng ta với Ngài theo hai nghĩa đó.

Chúa Giêsu cầu nguyện với Chúa Cha cho chúng ta, là những người tin rằng, chúng ta được thông phần vào sự “bất tử và siêu việt” của Cha, Con, và Thánh Thần. Chúng ta chia sẻ sự sống và tình yêu của Thiên Chúa; điều này có nghĩa là, cùng Chúa Giêsu, chúng ta chiêm ngưỡng sự siêu việt của Thiên Chúa; cùng Ngài ‘ngước mắt lên trời’, chiêm ngưỡng sự uy nghi, vinh quang, vĩ đại, quyền năng… của Thiên Chúa Ba Ngôi, Đấng ở trên tất cả, vượt qua tất cả!

Thật trùng hợp, bài đọc Công Vụ Tông Đồ hôm nay cho thấy sự thông hiệp của chúng ta với Thiên Chúa khi chúng ta tin vào sự sống lại của kẻ chết, tin thiên thần và linh hồn bất tử. Như vậy, cùng với Phaolô và phái Pharisêu, chúng ta không chỉ tin vào sự “bất tử” và sự “siêu việt” của Thiên Chúa, nhưng còn tin vào sự “bất tử” và “siêu việt” của chính mình. Chính Thiên Chúa, đã thông ban chính Ngài cho những ai tin nhận Ngài, tin nhận Giêsu, Đấng họ ẩn thân! Thánh Vịnh đáp ca thật thâm thuý, “Lạy Chúa Trời, xin giữ gìn con, vì bên Ngài, con đang ẩn náu!”.

Anh Chị em,
“Chúa Giêsu ngước mắt lên trời và cầu nguyện!”. Cùng Chúa Giêsu, chúng ta ‘ngước mắt lên trời’ và cầu nguyện; đồng thời, biết rằng, Thiên Chúa vinh hiển và siêu việt này đang thương đoái ngự xuống trong linh hồn chúng ta, ở lại với chúng ta, cắm lều trong chúng ta; Ngài thiết lập quan hệ cá nhân bền bỉ với chúng ta. Thật ngạc nhiên khi hai khía cạnh “siêu việt” và “gần gũi” này trong cuộc sống của Thiên Chúa lại kết hợp với nhau một cách tuyệt vời mầu nhiệm đến thế! Vậy mà hai khía cạnh đó không chống đối nhau; ngược lại, kết hợp với nhau và có tác dụng thu hút chúng ta vào mối quan hệ mật thiết với Đấng tạo thành, Đấng duy trì vạn vật. Thiên Chúa ngàn trùng chí thánh, nhưng cũng là Thiên Chúa đang ở với tôi, trong tôi, đang yêu thương tôi! Vinh quang Ngài cửu trùng thăm thẳm không chứa nổi, nhưng lại đang ngự trong nơi sâu kín bí mật của tâm hồn tôi. Lời Chúa hôm nay mời gọi bạn và tôi hãy thừa nhận sự hiện diện của Ngài, ‘ngước mắt lên trời’, kính uý Ngài, yêu mến Ngài. Ngài đang sống trong bạn và tôi!

Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, cuộc sống đang kéo ghì con xuống, xin giúp con luôn ‘ngước mắt lên trời’ để chiêm ngắm sự uy nghi huy hoàng của Chúa. ‘Lạy Chúa, xin ban Lời, này con đang nghe!’”, Amen.
(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế) 


Nguồn: Dòng Đức Maria Nữ Vương Hoà Bình - dongnuvuonghoabinh.org

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.