CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Kinh Truyền Tin 6/7: Thiên Chúa quảng đại gieo hạt giống và cần con người cộng tác gặt Trưa Chúa Nhật ngày 6/7, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin cuối tại Vatican trước khi đi nghỉ tại Castel Gandolfo. Trước khi đọc Kinh, ngài đã có một bài huấn dụ ngắn dựa trên đoạn Tin Mừng Chúa Nhật thứ 14 thường niên. Đọc tất cả   Philippines đưa ra dự luật hạn chế trẻ em sử dụng internet để bảo vệ các em Thượng nghị sĩ Philippines Panfilo Lacson đã đề xuất một dự luật nhằm hạn chế trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội để bảo vệ các em khỏi các rủi ro trực tuyến như bắt nạt, quấy rối và dụ dỗ tình dục. Dự luật này yêu cầu cấm trẻ dưới 18 tuổi truy cập mạng xã hội và buộc các nền tảng phải xác minh độ tuổi người dùng. Đọc tất cả   Sau 40 năm áp dụng luật cho phá thai, hơn 3 triệu trẻ em Tây Ban Nha không có quyền sống Ngày 5/7/2025 đánh dấu kỷ niệm 40 năm luật phá thai đầu tiên ở Tây Ban Nha. Kể từ đó, hơn ba triệu người đã bị tước mất quyền sống, bất chấp những cuộc vận động và lời rao giảng của Giáo hội Công giáo. Đọc tất cả   Chủ tịch HĐGM Thái Bình Dương: Giáo hội ở đây gặp thử thách nhưng đầy niềm vui và vẻ đẹp Sau khi nhận dây Pallium do Đức Thánh Cha trao trong Thánh lễ ngày 29/6 vừa qua, Đức Tổng Giám mục Ryan Jimenez của giáo phận Agaña trên đảo Guam đã chia sẻ với Vatican News về cuộc gặp gần đây của ngài với Đức Thánh Cha Lêô XIV và những khó khăn và niềm vui trong cuộc sống ở Thái Bình Dương. Đọc tất cả   ĐHY Rolandas Makrickas - tân Giám quản Đền thờ Đức Bà Cả, kế nhiệm ĐHY Stanisław Ryłko Ngày 4/7/2025, Đức Hồng y người Ba Lan Stanisław Ryłko tròn 80 tuổi, đã kết thúc sứ vụ Giám quản Đền thờ Đức Bà Cả mà ngài đảm nhiệm từ năm 2016, và được kế nhiệm bởi Đức Hồng y Rolandas Makrickas, người Litva, nguyên là Phó Giám quản Đền thờ. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha gặp các nữ tu Dòng Augustinô Tận hiến Phục vụ Chúa Giêsu và Mẹ Maria Sáng 5/7, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã gặp gỡ các nữ tu Dòng Augustinô Tận Hiến Phục Vụ Chúa Giêsu và Mẹ Maria vào dịp kết thúc Tổng Tu nghị của Hội dòng. Trong buổi tiếp kiến, ngài khuyến khích các nữ tu kiên trì trong sứ vụ giáo dục, trung tín trong thử thách và can đảm bước theo Chúa Kitô. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha với các bạn trẻ và giáo viên hành hương từ Bắc Âu và Anh quốc: Hãy lắng nghe tiếng Chúa trong lòng mình Sáng thứ Bảy (5/7), Đức Thánh Cha Lêô XIV đã chào đón một nhóm hành hương gồm các bạn trẻ đến từ Đan Mạch và các giáo viên từ Ireland, Anh, xứ Wales và Scotland tại Vatican. Cuộc gặp gỡ diễn ra trong bối cảnh Năm Thánh để suy tư về nhân đức Hy vọng. Đọc tất cả   Năm Thánh - Năm Hồng Ân #30: Anh chị Hùng - Chín, Nottingham, Anh quốc Anh chị Hùng Chín chia sẻ về sức mạnh của đức tin giúp anh chị vượt qua những sóng gió trong cuộc sống, đặc biệt là lời nói "tạ ơn Chúa" khi bị cháy nhà. Đọc tất cả   Đức cha Giuse Châu Ngọc Tri được bổ nhiệm làm thành viên Bộ Đối thoại liên tôn Ngày 3/7, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã bổ nhiệm Đức cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, cùng với 4 Hồng y và 17 Tổng Giám mục và Giám mục khác, làm thành viên của Bộ Đối thoại Liên tôn (Dicastero per il Dialogo Interreligioso). Đây là cơ quan của Tòa Thánh phụ trách thúc đẩy sự hiểu biết, hợp tác và tôn trọng giữa Giáo hội Công giáo và các tôn giáo ngoài Kitô giáo. Đọc tất cả   Cứ tám gia đình Ucraina thì có một gia đình buộc phải di tản để tìm kiếm sự an toàn Báo cáo về tình hình các gia đình trong chiến tranh ở Ucraina được trình lên Thánh Hội đồng Giám mục của Giáo hội Công giáo Đông phương Ucraina diễn ra tại Roma cho biết, tính đến tháng 4/2025, hơn 6,9 triệu người Ucraina phải di tản do Nga xâm lược nước này. Điều này có nghĩa là cứ tám gia đình Ucraina thì có một gia đình buộc phải rời bỏ quê hương để tìm kiếm sự an toàn. Đọc tất cả  

Giáo Phận Xuân Lộc

Ngày Thế giới Ông bà và Người Cao tuổi (23.07.2023) – Người già và người trẻ cùng nhau lớn lên

23/07/2023 - 23


BÀI GIẢNG ĐỨC THÁNH CHA
Chúa nhật 16 Thường niên năm A
Ngày Thế giới Ông bà và Người Cao tuổi
Ngày 23.07.2023
NGƯỜI GIÀ VÀ NGƯỜI TRẺ CÙNG NHAU LỚN LÊN
Hồng Thủy - Vatican News
Vatican News (23.07.2023) – Vào lúc 10 giờ sáng Chúa Nhật ngày 23.07.2023, Đức Thánh Cha đã chủ sự Thánh lễ nhân Ngày Thế giới Ông bà và Người Cao tuổi lần thứ 3. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha mời gọi người già và người trẻ, ông bà và con cháu, cùng nhau lớn lên, lắng nghe nhau, nói chuyện với nhau và hỗ trợ nhau. Ngài nhắc nhờ đừng quên ông bà hay người lớn tuổi, vì họ đã từng trợ giúp khi chúng ta gặp khốn khó, đã hy sinh vì chúng ta. Đừng để họ nằm ngoài danh sách ưu tiên của chúng ta. Sau đây là bài giảng của Đức Thánh Cha.
Để nói với chúng ta về Nước Thiên Chúa, Chúa Giêsu dùng các dụ ngôn. Ngài kể những câu chuyện đơn giản nhưng chạm đến trái tim của người nghe. Ngôn ngữ đầy hình ảnh này giống như ngôn ngữ mà ông bà thường nói với các con cháu, khi đặt chúng ngồi trên đầu gối của họ: bằng cách này, họ truyền đạt một sự khôn ngoan quan trọng cho cuộc sống. Nghĩ đến ông bà và những người lớn tuổi, những gốc rễ mà những người trẻ cần để trưởng thành, tôi muốn đọc lại ba câu chuyện trong bài Tin Mừng hôm nay, bắt đầu từ một khía cạnh chung mà các ông bà và con cháu cùng có: cùng nhau lớn lên."


Dụ ngôn thứ nhất
Thiện ác pha trộn
Trong dụ ngôn thứ nhất, lúa mì và cỏ lùng cùng mọc lên trong một cánh đồng (xem Mt 13,24-30). Đó là một hình ảnh giúp chúng ta nhìn các sự việc một cách thực tế: trong lịch sử loài người, cũng như trong cuộc đời mỗi người, có sự pha trộn giữa ánh sáng và bóng tối, giữa tình yêu và sự ích kỷ. Thật vậy, thiện và ác đan xen vào nhau đến mức dường như không thể tách rời. Cách tiếp cận thực tế này giúp chúng ta nhìn vào lịch sử mà không mang theo những ý thức hệ, không có những sự lạc quan không sinh ích lợi và không có sự bi quan tai hại. Các Kitô hữu, được thúc đẩy bởi niềm hy vọng của Thiên Chúa, không phải là những người bi quan, nhưng cũng không phải là những người ngây thơ sống trong thế giới của những câu chuyện cổ tích, giả vờ không nhìn thấy điều ác và nói rằng "mọi thứ đều ổn". Không, các Kitô hữu là những người thực tế: họ biết rằng có lúa mì và cỏ lùng trên thế giới. Nhìn vào cuộc đời của mình, họ nhận ra rằng sự dữ không chỉ đến “từ bên ngoài”, rằng không phải lúc nào cũng là lỗi của người khác, rằng không cần “tưởng tượng” kẻ thù để chiến đấu nhằm tránh nhìn vào nội tâm của mình. Kitô hữu nhận thức rằng sự dữ đến từ trong tâm hồn, trong cuộc chiến nội tâm mà tất cả chúng ta đều trải qua.
Vượt qua cám dỗ phân tách thiện ác ngay lập tức
Tuy nhiên, dụ ngôn đặt ra một câu hỏi: Khi thấy lúa mì và cỏ lùng cùng chung sống trên thế giới, chúng ta phải làm gì? Chúng ta nên phản ứng như thế nào? Trong trình thuật, những người đầy tớ muốn nhổ cỏ lùng ngay lập tức (xem câu 28). Thái độ này xuất phát từ ý định tốt, nhưng lại bốc đồng và thậm chí là hiếu chiến. Họ tự lừa dối mình khi nghĩ rằng họ có thể nhổ bỏ cái ác bằng chính nỗ lực của mình để tạo nên sự tinh tuyền. Thật vậy, chúng ta thường thấy bị cám dỗ tìm cách tạo ra một “xã hội thuần khiết”, một “Giáo hội tinh tuyền”, nhưng trong khi làm việc để đạt được sự thuần khiết này, chúng ta có nguy cơ thiếu kiên nhẫn, cố chấp, thậm chí bạo lực đối với những người lầm đường lạc lối. Bằng cách này, cùng với cỏ dại, chúng ta nhổ cả lúa tốt và ngăn cản con người tiến lên, phát triển và thay đổi. Thay vào đó, chúng ta hãy lắng nghe điều Chúa Giêsu nói: “Hãy để cả hai cùng lớn lên cho đến mùa gặt” (Mt 13,30). Cái nhìn này của Thiên Chúa, cách Người dạy chúng ta về lòng thương xót, thật đẹp biết bao. Điều này mời gọi chúng ta kiên nhẫn với người khác, và – trong gia đình, trong Giáo hội và trong xã hội – đón nhận sự yếu đuối, chậm trễ và những hạn chế, không phải để chúng ta quen với chúng hay bào chữa cho chúng, nhưng để học cách hành động với sự tôn trọng, chăm sóc những hạt lúa tốt một cách nhẹ nhàng và kiên nhẫn. Chúng ta cũng phải nhớ rằng việc thanh tẩy tâm hồn và chiến thắng dứt khoát trước sự dữ về cơ bản là công việc của Thiên Chúa. Và chúng ta, khi vượt qua cám dỗ phân tách lúa mì với cỏ dại, được mời gọi để hiểu những cách thức và thời điểm tốt nhất để hành động.
Kiên nhẫn
Ở đây tôi nghĩ đến ông bà của chúng ta và những người lớn tuổi, những người đã đi quãng đường rất dài trong cuộc hành trình của cuộc đời. Nếu họ nhìn lại, họ sẽ thấy rất nhiều điều tốt đẹp mà họ đã làm được. Tuy nhiên họ cũng nhìn thấy những thất bại, sai lầm, những điều mà – như người ta nói – “nếu trở lại khi đó tôi sẽ không làm như vậy nữa”. Nhưng hôm nay, lời Chúa dịu dàng mời gọi chúng ta hãy thanh thản và kiên nhẫn đón nhận mầu nhiệm của cuộc đời, hãy để việc phán xét cho Người, và đừng sống một cuộc đời ân hận và hối hận. Như thể Chúa Giêsu muốn nói với chúng ta: “Hãy nhìn vào hạt lúa tốt tươi đã nảy mầm dọc đường đời con và hãy để nó lớn lên, hãy phó thác mọi sự cho Ta, vì Ta luôn tha thứ: cuối cùng, điều thiện sẽ mạnh hơn sự ác”. Tuổi già thực sự là một thời gian may mắn, vì đó là thời gian để được hòa giải, một thời gian để dịu dàng nhìn vào ánh sáng đã chiếu rọi bất chấp bóng tối, trong niềm hy vọng tin tưởng rằng hạt giống tốt do Thiên Chúa gieo sẽ chiến thắng cỏ lùng mà ma quỷ muốn dùng nó để hủy hoại tâm hồn chúng ta.


Dụ ngôn thứ hai
Bây giờ chúng ta hãy chuyển sang dụ ngôn thứ hai. Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng Nước Trời là công trình của Thiên Chúa âm thầm hành động trong dòng lịch sử, đến mức dường như nhỏ bé và vô hình, giống như một hạt cải nhỏ bé. Tuy nhiên, khi hạt giống này lớn lên, “nó là cây lớn nhất trong các bụi cây và trở thành cây to, đến nỗi chim trời đến làm tổ trên cành” (Mt 13,32). Cuộc sống của chúng ta cũng giống như vậy, vì chúng ta đến với thế giới trong hình hài nhỏ bé; chúng ta trở thành người trưởng thành, rồi già đi. Lúc đầu chúng ta giống như một hạt giống nhỏ; sau đó chúng ta được nuôi dưỡng bởi những hy vọng, và những kế hoạch và ước mơ của chúng ta thành hiện thực, điều đẹp đẽ nhất trở thành cái cây không sống cho chính nó mà mang bóng mát cho tất cả những ai mong muốn nó và cung cấp không gian cho những ai muốn xây tổ ở đó. Như vậy, những người cùng lớn lên trong dụ ngôn này chính là cây lớn và những chú chim nhỏ.
Vẻ đẹp của cuộc sống: gặp gỡ và đối thoại
Ở đây tôi nghĩ về ông bà của chúng ta: những cây xanh tươi mạnh mẽ này đẹp biết bao, trên những “cành” của họ, con cháu xây “tổ ấm”, học được hơi ấm gia đình và cảm nhận được sự dịu dàng của vòng tay ôm. Đây là cùng nhau phát triển: cây mạnh mẽ và những đứa trẻ cần một tổ ấm, ông bà với con cháu của họ, người già với người trẻ nhất. Chúng ta cần biết bao một sợi dây liên kết mới giữa người già và người trẻ, để nhựa sống của những người có kinh nghiệm sống lâu năm sẽ nuôi dưỡng những chồi non hy vọng của những người đang lớn lên. Trong sự trao đổi hiệu quả này, chúng ta có thể học được vẻ đẹp của cuộc sống, xây dựng một xã hội huynh đệ, và trong Giáo hội, có thể gặp gỡ nhau và đối thoại giữa truyền thống và sự mới mẻ của Thần Khí.


Dụ ngôn thứ ba
Bí quyết của việc sống cùng nhau
Cuối cùng là dụ ngôn thứ ba, men và bột cùng phát triển (x. Mt 13,33). Sự pha trộn này làm cho toàn khối bột dậy men. Chúa Giêsu dùng động từ “trộn lẫn”. Điều này nhắc nhở chúng ta về “nghệ thuật” hay “bí quyết” của việc “sống cùng nhau, hòa nhập và gặp gỡ, đón nhận và nâng đỡ nhau… Đi ra khỏi chính mình và kết hợp với người khác” (Niềm vui Phúc âm, 87). Đây là con đường vượt qua chủ nghĩa cá nhân và tính ích kỷ, để xây dựng một thế giới nhân bản và huynh đệ hơn. Thật vậy, hôm nay lời Chúa mời gọi chúng ta hãy lưu ý để không gạt người già trong gia đình hay trong cuộc sống của mình ra bên lề. Chúng ta hãy cẩn thận để những thành phố đông đúc của chúng ta không trở thành những “trung tâm cô đơn”; nền chính trị đó, được kêu gọi để đáp ứng nhu cầu của những người mong manh nhất, không bao giờ quên người già và cũng không để thị trường trục xuất họ như một “thứ đồ bỏ không còn lợi nhuận”. Mong sao chúng ta đừng đuổi theo những điều không tưởng về hiệu quả và hiệu suất ở tốc độ tối đa, kẻo chúng ta không thể chậm lại để đồng hành cùng những người đang cố gắng đi theo chúng ta. Xin hãy hòa nhập và cùng nhau phát triển.
Hãy cùng nhau lớn lên
Thưa anh chị em, lời Chúa kêu gọi chúng ta đừng tách rời, khép kín hay nghĩ rằng chúng ta có thể làm một mình, nhưng hãy cùng nhau lớn lên. Chúng ta hãy lắng nghe nhau, nói chuyện với nhau và hỗ trợ nhau. Chúng ta đừng quên ông bà hoặc những người lớn tuổi, vì chúng ta thường được nâng đỡ, trở lại đúng hướng, cảm thấy được yêu thương và được chữa lành nội tâm, tất cả chỉ nhờ sự âu yếm vuốt ve. Họ đã hy sinh vì chúng ta, và chúng ta không thể để họ nằm ngoài danh sách ưu tiên của chúng ta. Hãy cùng nhau phát triển, cùng nhau tiến bước. Xin Chúa chúc lành cho cuộc hành trình của chúng ta!
Nguồn: vaticannews.va/vi


Nguồn: Giáo phận Xuân Lộc - giaophanxuanloc.net

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.