CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Đức Thánh Cha bất ngờ đến Đền thờ Thánh Phêrô cầu nguyện trước mộ Thánh Piô X Vào lúc 13 giờ ngày 10/4, trước sự ngạc nhiên của các tín hữu và khách tham quan trong Đền thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đến mộ Thánh Giáo hoàng Piô X cầu nguyện, và sau đó ngài chào thăm và ban phép lành cho mọi người. Đọc tất cả   Nhận ra Chúa Kitô nơi người đau khổ. Một vài câu chuyện cảm động từ Ngày Năm Thánh bệnh nhân Cuối tuần vừa qua, đã có hơn 20 ngàn bệnh nhân và các nhân viên y tế từ hơn 90 quốc gia quy tụ về Roma để tham dự Ngày Năm Thánh các bệnh nhân và giới y tế, diễn ra trong hai ngày thứ Bảy ngày 5 và thứ Sáu ngày 6/4. Đối với nhiều bệnh nhân, đây là lần đầu tiên họ đến Roma, mà lại đến trong một dịp đặc biệt, trong một ngày dành riêng cho họ. Nhiều giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt của các bệnh nhân khi bước qua Cửa Thánh Đền thờ Thánh Phêrô. Đọc tất cả   Giám mục của Mandalay chia sẻ cuộc sống với người vô gia cư sau động đất ở Myanmar Từ một tuần qua, Đức Cha Marco Tin Win, Giám mục của Mandalay, đã ngủ trong một chiếc mùng, trên đường phố trong khuôn viên Nhà thờ Thánh Tâm, ở trung tâm thành phố phía bắc Myanmar, để chia sẻ cuộc sống với những người mất nhà cửa vì trận động đất kinh hoàng vào ngày 28/3/2025. Đọc tất cả   Toàn bộ Sách Kinh Thánh hiện đã được dịch sang 769 ngôn ngữ Liên đoàn các Hiệp hội Kinh Thánh cho biết toàn bộ bản văn Cựu Ước và Tân Ước hiện đã được dịch sang 769 ngôn ngữ. Các bản dịch mới được bổ sung thêm vào năm 2024 bao gồm các bản dịch sang các ngôn ngữ được nói ở Ấn Độ, Tanzania và Burkina Faso. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha tiếp Vua Charles và Hoàng hậu Camilla của Anh Trong một tuyên bố vào tối thứ Tư ngày 9/4/2025, Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết: “Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp riêng Vua Charles và Hoàng hậu Camilla vào chiều nay. Trong cuộc gặp, Đức Thánh Cha đã gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến Đức vua nhân dịp kỷ niệm ngày cưới của họ và đáp lại lời chúc sức khỏe sớm bình phục của Đức vua”. Đọc tất cả   1.700 năm sau Nicea, hy vọng cử hành lễ Phục sinh chung Ngày 20/5 tới đây đánh dấu kỷ niệm 1.700 năm công đồng đại kết đầu tiên trong lịch sử, diễn ra tại Nicea vào năm 325. Nhân dịp này, ngày 03/4, Ủy ban Thần học Quốc tế đã công bố văn kiện “Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế”, trong đó nhắc lại ý nghĩa cơ bản của Kinh Tin Kính, nền tảng của đức tin Kitô giáo. Vatican News đã có cuộc phỏng vấn một trong những tác giả của văn kiện này, Đức cha Etienne Veto, Giám mục phụ tá Reims ở Pháp. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha khích lệ các tín hữu hành hương Ý kiên trì trong cầu nguyện Trong sứ điệp gửi đến các giáo phận Grosseto và Pitigliano-Sovana-Orbetello, của Giáo hội Ý đến Roma hành hương, Đức Thánh Cha gửi lời chào đặc biệt và bày tỏ hy vọng cuộc hành hương qua Cửa Thánh của họ sẽ làm mới lại đức tin. Đọc tất cả   Giới trẻ Công giáo Anh đến nhà thờ nhiều hơn Hiện nay, Giới trẻ Anh ngày càng quan tâm đến đức tin Kitô giáo, đặc biệt nhóm tuổi từ 18 đến 24. Riêng Giáo hội Công giáo đang ghi nhận sự gia tăng thực hành đạo nơi giới trẻ, và hiện đã vượt Anh giáo trong thế hệ Z, những người trẻ sinh từ năm 1997 đến 2012. Đọc tất cả   Công bố phúc trình của Cơ quan Giám sát và Thông tin Tài chính Vatican năm 2024 Ngày 09/4/2025, Cơ quan Giám sát và Thông tin Tài chính đã công bố phúc trình trong năm 2024, theo đó các vụ đáng ngờ được trình báo giảm; Ngân hàng Vatican được Moneyval, Cơ quan Giám sát rửa tiền châu Âu nhìn nhận là một thực thể vững chắc, hoạt động tốt. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Chúng ta phải dẹp bỏ các gánh nặng khiến lòng mình xa cách Chúa Trong bài giáo lý được chuẩn bị cho buổi Tiếp kiến ​​chung vào thứ Tư ngày 9/4/2025, Đức Thánh Cha kêu gọi các tín hữu hãy từ bỏ mọi gánh nặng đè nặng lên trái tim mình để có thể trải nghiệm sự bình an và niềm vui đến từ tình yêu vô điều kiện của Chúa. Đọc tất cả  

Giáo Hội Việt Nam

NGÀY 06 THÁNG 01: LỄ TRỌNG CHÚA HIỂN LINH

04/01/2025 - 17

NHỮNG NGÀY LỄ PHỤNG VỤ

Ngày 6 tháng 1

Lễ Trọng Chúa Hiển Linh

Hiển Linh trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “biểu lộ”. Ở phương Tây, ngày lễ Chúa Hiển Linh gắn liền với sự kiện các nhà chiêm tinh viếng thăm, qua đó Chúa được “biểu lộ” cho dân ngoại và vì thế cho toàn thế giới. Trong Giáo hội Đông phương, trọng tâm của ngày lễ này là sự “mặc khải” Ba Ngôi trong biến cố Chúa Giêsu chịu Phép Rửa tại sông Giođan. Nếu lễ Chúa Giáng sinh nhấn mạnh đến việc Chúa Giêsu được sinh ra, thì lễ Chúa Hiển Linh làm nổi bật rằng Hài Nhi nghèo khó và yếu đuối này chính là Vua, và là Đấng Mêsia, Thiên Chúa của toàn cõi đất.

Với lễ Chúa Hiển Linh, lời ngôn sứ Isaia đã được ứng nghiệm, như chúng ta thấy trong bài đọc một: “Hãy đứng lên, hãy tỏa sáng ra, hỡi Giêrusalem!” (Is 60,1). Phụng vụ như muốn nói với chúng ta: đừng khép mình lại, đừng bỏ cuộc, đừng mãi là tù nhân của “những xác tín” của mình, đừng nản lòng; hãy phản ứng, “hãy ngước mắt lên”! Như các nhà chiêm tinh, hãy quan sát “ngôi sao” và bạn sẽ tìm thấy “Ngôi Sao”, chính là Chúa Giêsu.

Khi Đức Giêsu ra đời tại Bêlem, miền Giuđê, thời vua Hêrôđê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ Phương Đông đến Giêrusalem, và hỏi: “Đức Vua dân Do Thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên Phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người.” Nghe tin ấy, vua Hêrôđê bối rối, và cả thành Giêrusalem cũng xôn xao. Nhà vua liền triệu tập tất cả các thượng tế và kinh sư trong dân lại, rồi hỏi cho biết Đấng Kitô phải sinh ra ở đâu. Họ trả lời: “Tại Bêlem, miền Giuđê, vì trong sách ngôn sứ, có chép rằng: Phần ngươi, hỡi Bêlem, miền đất Giuđa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giuđa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Ítraen dân Ta sẽ ra đời.” Bấy giờ vua Hêrôđê bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện. Rồi vua phái các vị ấy đi Bêlem và dặn rằng: “Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người.” Nghe nhà vua nói thế, họ ra đi. Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở Phương Đông, lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại. Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng. Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Maria, liền sấp mình thờ lạy Người. Rồi họ mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và một dược mà dâng tiến. Sau đó, họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hêrôđê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình. (Mt 2,1-12)

Các nhà chiêm tinh

Các nhà chiêm tinh đã “ngước mắt lên” và lên đường, đi đến một nơi hợp lý để “tìm kiếm” một vị vua, đó là trong cung điện. Sự xuất hiện của họ gây ra một chút xáo trộn, đến mức Vua Hêrôđê phải triệu tập các tư tế và kinh sư, những người thông thạo Thánh Kinh. Họ “biết” rằng Đấng Mêsia sẽ được sinh ra tại “Bêlem”. Nhưng cái “biết” của họ không vượt ra ngoài. Nó không chạm đến cuộc sống của họ, kinh nghiệm của họ. Họ vẫn bị mắc kẹt. Họ không “đứng lên” được; họ vẫn an toàn và thoải mái trong cung điện. Các nhà chiêm tinh đến từ phương xa; các tư tế và kinh sư thì đã ở gần, nhưng họ bị mù quáng bởi kiến thức, bởi sự chắc chắn và vị trí đặc ân của mình... Có vẻ như Thiên Chúa mặc khải chính Ngài cho những ai không mãi chìm đắm trong ánh sáng của riêng họ, cho những ai không tìm kiếm sự hào nhoáng của danh vọng.

Cuộc khủng hoảng

Các nhà chiêm tinh tiếp tục lên đường theo ánh sao, nhưng đến một lúc nào đó, họ không còn nhìn thấy nó nữa. Niềm tin chắc chắn của họ về một vị vua mới sinh phải ở trong cung điện là quá lớn, đến nỗi nó làm mờ mắt họ và khiến họ lạc lối. Nhưng rồi, khi chấp nhận rằng họ đã sai lầm, họ “hoán cải” bản thân và ánh sao lại xuất hiện, dẫn họ đến đích của hành trình. Đây là một bản văn rất đẹp và quan trọng, vì nó giúp chúng ta hiểu rằng bi kịch của con người không bao giờ là sự sa ngã hay lầm lỗi, mà chính là sự bỏ cuộc sau khi sa ngã. Như các nhà chiêm tinh, những người luôn tìm kiếm sự thật, đôi khi hoặc thậm chí thường xuyên, chúng ta có nguy cơ bị ánh sáng của chính xác tín của mình làm lóa mắt đến mức lạc lối.

Ngày nay, chúng ta được mời gọi đừng sợ đặt câu hỏi với chính những điều chắc chắn và kết luận của mình, vì một “thụ tạo” đích thực thì biết cách chấp nhận sai lầm và tiếp tục hành trình của mình. Trái tim của chúng ta khao khát mãnh liệt những điều lớn lao – chúng khát vọng công lý và sự thật, niềm vui và hy vọng. Theo ánh sao có nghĩa là bước theo những khát vọng cao cả, cao đẹp, và chính đáng này, những khát vọng đã đi vào trái tim và có khả năng đưa chúng ta bước qua cuộc đời, dấn thân trên hành trình với khả năng đối mặt với những khó khăn, hiểm nguy và thất bại – như các nhà chiêm tinh đã làm.

Cuộc gặp gỡ với Hài Nhi, vị Vua

Khi hành trình tìm kiếm của chúng ta được thúc đẩy bởi sự thật, chúng ta sẽ tìm thấy điều mình mong đợi, dù điều đó được thể hiện qua một “trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ” (Lc 2,12). Đây là một bản văn thú vị. Chỉ “tìm kiếm” thôi thì chưa đủ nếu tâm hồn chúng ta không trong sạch, nếu chúng không thoát khỏi định kiến, nếu chúng không được dẫn dắt bởi khát vọng sự thật.

Hêrôđê muốn thờ lạy Hài Nhi, nhưng chúng ta biết ước muốn của ông ta đã bị méo mó (x. Mt 2,16: “Bấy giờ, vua Hêrôđê thấy mình bị các nhà chiêm tinh đánh lừa, thì đùng đùng nổi giận, nên sai người đi giết tất cả các con trẻ ở Bêlem và toàn vùng lân cận, từ hai tuổi trở xuống”; Lc 9,9: “Rồi vua tìm cách gặp Đức Giêsu,” vì tò mò về những phép lạ của Đức Giêsu. Bị bao trùm trong nỗi sợ hãi và bất an, bị giam cầm trong tham vọng quyền lực, Hêrôđê không thể nhận ra Hài Nhi ấy là ai. Thay vào đó, ông để cho nỗi sợ biến Hài Nhi trở thành một kẻ thù nguy hiểm chế ngự mình.

Lễ Hiển Linh biểu lộ Chúa Giêsu và tâm hồn chúng ta

Lễ Hiển Linh không chỉ biểu lộ Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, mà còn vén mở tâm hồn chúng ta. Nó cho thấy rằng Đấng Cứu Độ có thể được đón nhận (như với các mục đồng và các nhà chiêm tinh) nhưng cũng có thể bị từ chối (như trường hợp của vua Hêrôđê). Chúng ta không thể phủ nhận rằng trong mỗi người đều có những khía cạnh của “các nhà chiêm tinh” và những khía cạnh của “vua Hêrôđê”. Có một phần trong chúng ta luôn sẵn sàng lên đường, để biết và để hiểu, để phát triển và hoàn thiện, vượt qua chính mình. Nhưng cũng có một Hêrôđê luôn chực chờ để hủy hoại những giấc mơ và hy vọng của chúng ta. Một Hêrôđê luôn sẵn sàng tiêu diệt, rình rập đằng sau khát vọng của chúng ta hướng đến những điều tốt, điều đẹp và điều đúng, không muốn chúng ta gặp được “Hài Nhi” – Đấng có thể thay đổi cuộc sống của chúng ta. Các nhà chiêm tinh dạy chúng ta rằng cuộc sống là một hành trình, và chúng ta được mời gọi sống hành trình ấy như Chúa Giêsu đã sống. Trong khi đó, những “Hêrôđê” trên thế gian lừa dối và tâng bốc chúng ta, làm chúng ta tin rằng thành công và quyền lực là điều cần thiết để tồn tại.

Các lễ vật

Vàng và nhũ hương gợi nhớ các lễ vật của nữ hoàng Saba dâng lên vua Salômôn, một hình ảnh được nhắc đến trong Thánh vịnh Đáp ca (Tv 71). Vàng tượng trưng cho vương quyền của Chúa Giêsu; nhũ hương tượng trưng cho thiên tính của Người; còn mộc dược chỉ nhân tính của Người, vì nó là chất được dùng để tẩm trên thân xác người chết. Ánh sáng của ngôi sao luôn dẫn đến một hành động tôn thờ, quỳ gối trước mầu nhiệm đã đến gần. Nó dẫn đến việc trao tặng, nhưng hơn hết, dẫn đến sự tự hiến. Chính hành động “tự hiến” này lại ngăn cản nhiều người không dám để mình được cuốn hút bởi Chúa Giêsu, vì họ sợ mất đi địa vị, sự thoải mái, an toàn, đặc quyền, và do đó cản trở họ thay đổi cuộc sống và hoán cải.

Tâm Bùi chuyển ngữ
từ Vatican News



Nguồn: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam - hdgmvietnam.com

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.