CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) 🎥 DINH TÔNG TÒA | Vlog Năm Thánh 2025 | #11 Trong năm Thánh, mỗi tín hữu được mời gọi trở nên gần gũi hơn với Thiên Chúa, với chính đời sống đức tin của Hội Thánh. Có lẽ không chỉ như thế, trong số vlog này, Vatican News Tiếng Việt cũng mong muốn đem đến sự gần gũi ấy bằng một cách rất cụ thể – đó là mời quý vị cùng chiêm ngắm, bước vào một vài nơi thường ngày vốn kín đáo và ít được biết đến trong Thành quốc Vatican. Đó chính là Dinh Tông Tòa. Đọc tất cả   Sứ điệp Phục Sinh và phép lành Urbi et Orbi Sau Thánh Lễ, lúc 12 giờ trưa, Đức Thánh Cha xuất hiện trên ban công chính giữa Đền Thờ Thánh Phêrô để ban Phép Lành Toàn Xá “Urbi et Orbi” cho thành Roma và toàn thế giới, dù sức khoẻ vẫn còn yếu. Đức Thánh Cha đã chào với lời chúc Phục Sinh: Anh chị em thân mến, Chúc mừng Phục Sinh! Sau đó, Đức Thánh Cha nhờ Đức ông Ravelli đọc sứ điệp Phục Sinh. Đọc tất cả   Chúa đã sống lại: Lễ vọng Phục Sinh tại đền thờ thánh Phêrô Tối Thứ Bảy, ngày 19/04, ĐHY Giovanni Battista Re, đại diện Đức Thánh Cha cử hành Lễ Vọng Phục Sinh tại Đền thờ thánh Phêrô với khoảng 5000 tín hữu tham dự. Đức Hồng Y Re đã đọc bài giảng đã được Đức Thánh Cha soạn cho thánh lễ. Đọc tất cả   Thánh lễ Phục Sinh tại Quảng trường thánh Phêrô Sáng Chúa Nhật ngày 20/4, Chúa Nhật Phục Sinh, Đức Hồng Y Angelo Comastri đã thay mặt Đức Thánh Cha chủ sự Thánh Lễ Phục Sinh tại quảng trường thánh Phêrô với khoảng 40 ngàn tín hữu. Đọc tất cả   Đàng Thánh Giá do Đức Thánh Cha Phanxicô soạn Nội dung Đàng Thánh Cha năm 2025 do chính Đức Thánh Cha soạn cho buổi Đi Đàng Thánh Giá tối thứ Sáu Tuần Thánh tại đấu trường Colosseo. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha đến thăm nhà tù chiều Thứ Năm Tuần Thánh Ngày Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô lại thực hiện một cử chỉ cụ thể dành cho những người đang sống sau song sắt: “Tôi luôn muốn đến nhà tù để thực hiện nghi thức Rửa Chân. Năm nay tôi không thể, nhưng tôi vẫn gần gũi anh chị em”. Khoảng 70 tù nhân thuộc nhiều độ tuổi và quốc tịch đã chào đón Đức Thánh Cha với những lời hô vang và vỗ tay, xen lẫn tiếng hò reo từ các khu biệt giam khác. Đọc tất cả   Thứ Năm Tuần Thánh: Bài giảng của Đức Thánh Cha cho Lễ Dầu (17/4) Sáng Thứ Năm Tuần Thánh, ngày 17/04, Đức Hồng Y Domenico Calcagno đã thay mặt Đức Thánh Cha chủ sự Thánh Lễ Dầu cùng với khoảng 1800 linh mục và 2500 tín hữu hiện diện. Đức Hồng Y đã đọc bài giảng của Đức Thánh Cha chuẩn bị cho Thánh Lễ này, với những lời trước hết dành cho các linh mục và sau đó là cho mọi tín hữu. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Dù chúng ta lạc lối ở đâu Thiên Chúa cũng luôn tìm kiếm chúng ta Trong bài giáo lý được dọn sẵn cho buổi tiếp kiến chung ngày 16/4/2025, suy tư về dụ ngôn người cha thương xót, Đức Thánh Cha nhắc với các tín hữu rằng Thiên Chúa luôn tìm kiếm, tha thứ và thương xót chúng ta, bất kể chúng ta lạc lối ở đâu và như thế nào. Đây là niềm hy vọng của chúng ta. Đọc tất cả   Philippines sẽ được thánh hiến cho Lòng Chúa Thương xót Khi xã hội Philippines ngày càng chia rẽ trên bình diện xã hội và chính trị, để tìm kiếm sự thống nhất, các Giám mục nước này đã đưa ra sáng kiến sẽ thánh hiến quốc gia và phó thác cho Lòng Thương Xót Chúa vào ngày 27/4/2025, Chúa Nhật thứ hai mùa Phục Sinh, được gọi là Chúa Nhật Lòng Chúa Thương xót. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha soạn các bài suy niệm Đàng Thánh Giá năm nay Ngày 15/4/2025, Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết sức khỏe của Đức Thánh Cha đang tiến triển và thông báo rằng Đức Thánh Cha đã viết các bài suy niệm cho Đàng Thánh Giá sẽ được Đức Hồng y Baldassare Reina, Giám quản Roma, chủ sự vào tối thứ Sáu Tuần Thánh, ngày 18/4/2025, tại đấu trường Colosseo ở Roma. Đọc tất cả  

Giáo Phận Xuân Lộc

Mười cách để sống giáo lý về Lòng Chúa Thương Xót

15/04/2023 - 32
MƯỜI CÁCH ĐỂ SỐNG GIÁO LÝ VỀ LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
Lm. Ed Broom, OMV
WHĐ (13.04.2023) - Chúa Nhật thứ II Phục Sinh là Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót. Trong số những điểm nổi bật quan trọng nhất trong Triều đại Giáo hoàng của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II là vào cuối tháng 04.2000 khi ngài hoàn thành hai kỳ công phi thường trong cùng một ngày: (1) cử hành lễ tuyên thánh đầu tiên của thiên niên kỷ mới, nâng lên bàn thờ Thánh Faustina Kowalska (1905-1938) — được gọi là Thư ký của Lòng Chúa Thương Xót; (2) tuyên bố Chúa nhật thứ II sau lễ Phục sinh là Chúa nhật Lòng Chúa Thương Xót.
        Dưới đây là bản tóm tắt 10 điểm nổi bật nhất của Giáo lý về Lòng Chúa Thương Xót do Thánh Maria Faustina Kowalska đề xướng và được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chính thức công bố.

1. Hãy thương xót như Cha trên trời là Đấng Thương xót
       Khi bị ai đó xúc phạm, phản ứng tự nhiên của chúng ta là muốn trả đũa hoặc trả thù. Nhưng đây không phải là cách làm của Thánh tâm Chúa Giêsu. Khi bị treo trên thập giá, lời đầu tiên của Chúa Giêsu là lời thương xót: “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23, 34). Chúng ta hãy cố gắng tha thứ ngay; điều này làm Thánh tâm vui thoả và là phương thế chắc chắn để đạt được lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Chìa khóa để chiến thắng là tha thứ ngay, như Lời Chúa dạy chúng ta đừng để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn.

2. Tôn kính Ảnh Lòng Chúa Thương Xót
       Chúa Giêsu phán với Thánh Faustina Kowalska rằng Ngài muốn một hình vẽ về Lòng Chúa Thương Xót, và ảnh này được tôn kính trên toàn thế giới. Nếu có thể, bạn hãy mua một tấm ảnh Lòng Chúa Thương Xót, xin linh mục làm phép và treo lên trong nhà, ở một nơi trang trọng dễ dàng nhìn thấy. Điều này rất đẹp lòng Thánh tâm Chúa Giêsu, vì khi làm như vậy, bạn đang ngầm nói rằng Chúa Giêsu là Vua của ngôi nhà, của gia đình, và của tâm hồn của bạn.

3. Lần Chuỗi Lòng Chúa Thương Xót
       Hãy tập thói quen lần Chuỗi Lòng Chúa Thương Xót[1]. Lời Kinh Lòng Chúa Thương Xót rất ngắn gọn, dễ thuộc, và có thể đọc một mình, đọc với những người khác, đọc bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu. Chúa Giêsu nhắc Thánh Faustina là hãy thường xuyên cầu nguyện với Lời Kinh này, được như thế, lòng thương xót vô bờ từ trời cao sẽ tuôn tràn xuống trên toàn thế giới.

4. Giữ giờ Lòng Chúa Thương Xót
       Nếu có thể, hãy nhớ đến Giờ Lòng Chúa Thương xót, là 3 giờ chiều. Đây là Giờ khi Chúa Giêsu từ trên bàn thờ thập giá phó dâng mạng sống của Người cho Chúa Cha, “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha” (Lc. 23, 46). Vào Giờ này, Chúa Giêsu khuyên Thánh nữ Faustina đi Đàng Thánh Giá hoặc viếng Thánh Thể. Nếu vì bận rộn, điều này không thể thực hiện được, thì Chúa Giêsu nói với Thánh nữ—và cũng là nói với chúng ta—hãy nhớ lại cuộc Khổ nạn đau thương của Chúa Giêsu và hiệp nhất với những giây phút hấp hối cuối cùng của Người.

5. Cầu nguyện cho người hấp hối
       Giây phút quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người chắc hẳn là giây phút sinh thì. Cách chúng ta chết, nghĩa là trạng thái linh hồn của chúng ta, sẽ quyết định số phận đời đời của chúng ta. Vì vậy, chúng ta nhớ không ngừng cầu nguyện cho những người hấp hối trên khắp thế giới. Trong trường hợp có cơ hội hiện diện khi ai đó đang hấp hối, chúng ta hãy sốt sắng cầu nguyện cho họ với Chuỗi Lòng Chúa Thương Xót, xin cho họ được chết trong ân sủng và được cứu độ muôn đời.

6. Xưng Tội và Lòng Thương Xót của Thiên Chúa
        Lòng thương xót của Thiên Chúa thể hiện một cách trọn vẹn và hiệu quả nhất qua Nhiệm Thể của Đức Kitô và qua các Bí Tích. Mỗi Bí tích thông ban một ân sủng cụ thể, trong đó, Bí tích Giải tội thông ban lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa. Qua Bí Tích Giải Tội, Máu Châu Báu Chúa Giêsu đổ ra trên đồi Canvê tràn xuống và rửa sạch linh hồn hối nhân. Do đó, càng chuẩn bị cho việc Xưng tội kỹ lưỡng bao nhiêu thì ơn chữa lành và lòng thương xót của Chúa càng dồi dào bấy nhiêu! Chúng ta hãy tập thói quen xưng tội thường xuyên.

7. Học biết Sứ điệp của Lòng Chúa Thương Xót
        Chắc chắn, một trong những cách tốt nhất để chúng ta có thể làm quen với Sứ điệp Lòng Chúa Thương Xót là đọc cuốn Nhật Ký: Lòng Chúa Thương Xót nơi linh hồn tôi của Thánh Maria Faustina Kowalska. Sau đó, hãy tập thói quen đọc và suy ngẫm về ít nhất một số mỗi ngày (có 1828 số). Cuốn Nhật Ký này là kho tàng của đời sống tâm linh. Và, như là một cách để lớn lên trong đời sống đức tin là chia sẻ đức tin với người khác, nên sau khi đọc, chúng ta hãy chia sẻ những gì mình đã đọc và cảm nghiệm với người khác.

8. Thánh Lễ và Lòng Chúa Thương Xót
        Hai tia sáng phát ra từ Trái Tim Chúa Giêsu trong ảnh Lòng Chúa Thương Xót có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Khi Thánh Tâm Chúa Giêsu bị cây giáo chọc thủng trên thập giá, Máu và Nước tuôn ra. Tia sáng màu nhạt tượng trưng cho hai Bí tích thanh tẩy và chữa lành đó là Rửa tội và Giải tội. Tia sáng màu đỏ tượng trưng cho Bí tích Thánh Thể cực thánh. Xin cho chúng ta có được lòng khao khát mãnh liệt để lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể cách thường xuyên và sốt sắng, như lời của tác giả Thánh vịnh: “Như nai rừng mong mỏi tìm về suối nước trong, hồn con cũng trông mong được gần Ngài, lạy Chúa” (Tv 42, 1).

9. Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót và những lời hứa của Lòng Chúa Thương Xót
         Chúa Giêsu đã hứa rằng những ai tham dự Thánh lễ Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót, và rước Mình Thánh Chúa cách xứng hợp, nghĩa là không ở trong tình trạng tội trọng, có thể nhận được ơn tha thứ ngoại thường đối với mọi tội lỗi, và được tha mọi hình phạt tạm do tội lỗi gây ra, kể cả những tội lỗi trong quá khứ. Đây là một hồng ân và một món quà tuyệt vời mà chúng ta nên tận dụng để lãnh nhận.

10. Đức Mẹ của Lòng Thương Xót
        Một trong nhiều tước hiệu của Mẹ Maria là “Mẹ của Lòng Thương xót”. Thực ra, trong lời Kinh Lạy Nữ Vương thường được đọc sau khi lần hạt Kinh Mân Côi, chúng ta kêu lên Mẹ bằng những lời này: “Lạy Nữ Vương, Mẹ nhân lành, làm cho chúng con được sống, được vui, được cậy,...”. Trong những giờ phút thử thách, chúng ta hãy ngước nhìn lên Mẹ Maria. Khi chúng ta ngã, chúng ta hãy kêu lên với Mẹ và Mẹ sẽ nâng đỡ chúng ta. Ước gì những lời của Thánh Bernard trong Kinh Hãy nhớ truyền cảm hứng giúp chúng ta đặt niềm tin tưởng vào Mẹ của Lòng Thương xót: “Lạy Thánh Nữ Đồng Trinh Maria, là Mẹ rất nhân từ, xin hãy nhớ xưa nay chưa từng nghe có người nào chạy đến cùng Ðức Mẹ, xin bầu chữa cứu giúp mà Ðức Mẹ từ bỏ chẳng nhận lời”.
***
         Tóm lại, chúng ta hãy suy gẫm, cầu nguyện, ấp ủ và yêu mến thuộc tính cao cả nhất của Thánh Tâm Chúa Giêsu đó là Lòng Thương xót. Xin cho chúng ta không chỉ hiểu trong tâm trí về Lòng Chúa Thương Xót, mà còn sống Lòng Chúa Thương Xót trong cuộc sống thường ngày. Một bước quan trọng nữa: chúng ta hãy cố gắng noi gương Thánh Faustina, để trở thành những Tông đồ đích thực của Lòng Chúa Thương Xót.
Hãy để những lời Kinh này vang vọng ngày đêm trong tâm trí, và tâm hồn của chúng ta: Lạy Chúa Giêsu, con tín thác nơi Ngài!
Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Nguồn: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
Chuyển ngữ từ: catholicexchange.com (12.04.2023)

[1] Chúa Giêsu đã ban cho Thánh Faustina một tập hợp những lời cầu nguyện để cầu khẩn lòng thương xót của Người, được gọi là chuỗi Lòng Chúa Thương Xót. Sau đây là cách Lần chuỗi Lòng Chúa Thương Xót đơn giản với chuỗi Mân côi.
Trước hết, 
- Làm Dấu Thánh Giá, 
- Đọc: 1 Kinh Lạy Cha; 1 Kinh Kính Mừng; 1 Kinh Tin Kính
Thứ đến: 
- Hạt Lớn, thay vì Kinh Lạy Cha thì đọc:
Lạy Cha Hằng Hữu, con xin dâng lên Cha, Mình và Máu, linh hồn và thần tính của Con rất yêu dấu Cha, là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con, để đền vì tội lỗi chúng con và toàn thế giới.
 - 10 Hạt Nhỏ, thay vì 10 Kinh Kính Mừng, thì đọc 10 lần:
- Vì cuộc tử nạn đau thương của Chúa Giêsu Kitô,
- Xin Cha thương xót chúng con và toàn thế giới.
Tiếp theo:
Lặp lại 5 lần: 1 “hạt lớn” và “10 hạt nhỏ” đến hết chuỗi Mân Côi. 
Cuối cùng, đọc 3 lần:
Lạy Đấng Chí Thánh, là Thiên Chúa Toàn Năng Hằng Hữu, xin thương xót chúng con và toàn thế giới.


Nguồn: Giáo phận Xuân Lộc - giaophanxuanloc.net

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.