CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Đức Thánh Cha gửi sứ điệp đến Đại hội của TGP Công giáo Byzantine của Pittsburgh Hoa Kỳ Đức Thánh Cha Lêô XIV gửi sứ điệp đến các thành viên tham dự Đại hội lần thứ ba của Tổng Giáo Phận Công giáo Byzantine tại Pittsburgh, ở Hoa Kỳ, bày tỏ lòng biết ơn chứng tá của các vị tiền bối, những người đã xây dựng nên các cộng đoàn Byzantine sống động tại Bắc Mỹ, giữa muôn vàn thử thách và bất ổn. Đọc tất cả   Bạo lực chống các Kitô hữu leo thang ở Syria Theo Tổ chức Trợ giúp các Giáo hội Đau khổ (ACN), trong những ngày gần đây, các cộng đoàn Kitô hữu ở Syria đã trở thành nạn nhân của làn sóng bạo lực mới đáng báo động. Đọc tất cả   ĐHY Parolin trả lời phỏng vấn về cuộc điện đàm giữa ĐTC Lêô và Thủ tướng Israel Trả lời phỏng vấn của chương trình truyền hình “Tg2 Post” của Ý, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh nói việc thủ tướng Israel gọi điện cho Đức Thánh Cha là đúng, bởi vì “không thể không giải thích cho Đức Thánh Cha, không thể không trực tiếp thông báo cho ngài về những gì đã xảy ra, điều đó là vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, tôi cho rằng cuộc điện đàm là tích cực”. Đọc tất cả   Tòa Thánh: Giảm nợ cho các quốc gia đang phát triển là một “trách nhiệm luân lý” Phái đoàn Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc tái khẳng định cam kết của Giáo hội trong việc giảm đói nghèo và kêu gọi các quốc gia phát triển hỗ trợ giảm nợ cho các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng toàn diện. Đọc tất cả   Năm Thánh - Năm Hồng Ân #32: Lm. Giuse Đào Nguyên Vũ, TGP Sài Gòn Chia sẻ của cha Giuse Đào Nguyên Vũ về hành trình ơn gọi và việc phục vụ với tư cách là Chánh Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam. Đọc tất cả   Một dân tộc dưới làn bom và sự toàn cầu hóa của sự thờ ơ Đề cập đến tấn công giáo vào xứ Công giáo Thánh Gia tại Dải Gaza của Israel, ngày 17/7 vừa qua, ông Andrea Tornielli, Tổng Biên tập Vatican News nói: “Cộng đồng quốc tế cần phải can đảm để can thiệp bằng mọi phương tiện mà luật quốc tế cho phép: để làm im tiếng súng, ngăn chặn những cuộc tàn sát và chấm dứt những trò chơi quyền lực mà cái giá phải trả là hàng ngàn sinh mạng vô tội”. Đọc tất cả   Carlo Acutis – chứng nhân đức tin vì đã yêu mến Chúa Giêsu Trước ngày phong thánh cho hai chân phước trẻ Pier Giorgio Frassati và Carlo Acutis vào ngày 7 tháng 9 tới đây, cha Arturo Elberti, Dòng Tên, đã chia sẻ về chứng tá đức tin của vị chân phước trẻ Carlo Acutis. Bài viết của cha Arturo Elberti được đăng trên trang web của Bộ Phong Thánh Đọc tất cả   ĐTC Lêô XIV gọi điện cho ĐHY Pizzaballa, bày tỏ sự gần gũi sau vụ tấn công giáo xứ Công giáo Gaza Thứ Sáu ngày 18/7, trong lúc đến Gaza thăm nhà thờ Công giáo bị tấn công ngày 17/7, Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, Thượng Phụ Công giáo Latinh Giêrusalem, đã được Đức Thánh Cha Lêô XIV gọi điện hỏi thăm, bày tỏ sự gần gũi và liên đới với người dân Palestine. Đọc tất cả   Lòng bác ái của Đức Thánh Cha dành cho Ucraina Trong những ngày vừa qua, qua trung gian của Đức Hồng y Konrad Krajewski, Bộ trưởng Bộ Bác Ái, Đức Thánh Cha Lêô đã gửi các chuyến hàng viện trợ nhân đạo đến các khu vực bị chiến tranh tàn phá tại Ucraina, như làng Staryi Saltiv và thành phố Shevchenkove thuộc tỉnh Kharkiv. Đọc tất cả   Đức TGM Gallagher đặt viên đá đầu tiên xây dựng Học viện Thần học của Giáo hội Công giáo nghi lễ Syro-Malankara Ngày 15 tháng Bảy, trong chuyến thăm Ấn Độ, Đức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher, Ngoại trưởng Toà Thánh, đã chủ sự nghi thức đặt viên đá đầu tiên xây dựng Học viện Thần học Malankara, trực thuộc Đại chủng viện Thánh Maria của Giáo hội Công giáo nghi lễ Syro-Malankara tại Trivandrum. Đọc tất cả  

Mẹ Maria

Mến Yêu Hằng Ngày - Ngày 20.04.2022

20/04/2022 - 49
MẾN YÊU HẰNG NGÀY
Thứ 4, 20-04-2022 (Lc 24, 13-35)


Cũng ngày hôm ấy, có hai người trong nhóm môn đệ đi đến một làng kia tên là Em-mau, cách Giê-ru-sa-lem chừng mười một cây số. Họ trò chuyện với nhau về tất cả những sự việc mới xảy ra. Đang lúc họ trò chuyện và bàn tán, thì chính Đức Giê-su tiến đến gần và cùng đi với họ. Nhưng mắt họ còn bị ngăn cản, không nhận ra Người. Người hỏi họ: "Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy?" Họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu.

Một trong hai người tên là Cơ-lê-ô-pát trả lời: "Chắc ông là người duy nhất trú ngụ tại Giê-ru-sa-lem mà không hay biết những chuyện đã xảy ra trong thành mấy bữa nay." Đức Giê-su hỏi: "Chuyện gì vậy?" Họ thưa: "Chuyện ông Giê-su Na-da-rét. Người là một ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân. Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị án tử hình, và đã đóng đinh Người vào thập giá. Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc Ít-ra-en. Hơn nữa, những việc ấy xảy ra đến nay là ngày thứ ba rồi. Thật ra, cũng có mấy người đàn bà trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi kinh ngạc. Các bà ấy ra mộ hồi sáng sớm, không thấy xác Người đâu cả, về còn nói là đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng Người vẫn sống. Vài người trong nhóm chúng tôi đã ra mộ, và thấy sự việc y như các bà ấy nói; còn chính Người thì họ không thấy."

Bấy giờ Đức Giê-su nói với hai ông rằng: "Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ! Nào Đấng Ki-tô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao? Rồi bắt đầu từ ông Mô-sê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh.

Khi gần tới làng họ muốn đến, Đức Giê-su làm như còn phải đi xa hơn nữa. Họ nài ép Người rằng: "Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn." Bấy giờ Người mới vào và ở lại với họ. Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ. Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất. Họ mới bảo nhau: "Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?"
Ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở lại Giê-ru-sa-lem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó. Những người này bảo hai ông: "Chúa trỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông Si-môn." Còn hai ông thì thuật lại những gì đã xảy ra dọc đường và việc mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh.

SUY NIỆM

Sự xuất hiện của Chúa Giêsu trước mặt hai môn đệ thật bất ngờ và thú vị. Họ khá hoang mang và dường như không biết phải nghĩ gì về cái chết của Chúa Giêsu. Họ đã hy vọng Ngài là Đấng Thiên Sai nhưng rồi Ngài lại bị giết. Và sau đó có một số người bảo rằng ngôi mộ của Ngài trống rỗng. Họ không biết mình nên làm gì với tất cả những chuyện đã xảy ra? 

Khi câu chuyện tiếp diễn, Chúa Giêsu đã giải thích cho họ tất cả những gì được đề cập đến trong Kinh thánh. Từ đó, các môn đệ nhận ra rằng người đàn ông mà họ đang nói chuyện có trí tuệ và sự hiểu biết đáng kinh ngạc, vì vậy họ đã mời Ngài ở lại với họ. Chúa Giêsu ở lại và ngồi xuống với họ. Khi đồng bàn, Người đã cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho họ. Ngay lúc đó, đôi mắt của họ được mở ra và họ nhận ra Ngài, nhưng Ngài đã biến mất khỏi tầm nhìn của họ. Tại sao Chúa Giêsu xuất hiện với họ, che giấu Ngài là ai, ngồi xuống và bẻ bánh với họ, cho phép họ bất ngờ nhận ra Ngài và rồi Ngài lại biến mất? Chúng ta cần chú ý đến lí do Chúa Giêsu làm điều này. Chúa Giêsu muốn những môn đệ đó, cũng như tất cả chúng ta, biết rằng Người sống lại từ cõi chết, qua hành động bẻ bánh của Ngài. Điều này, làm cho chúng ta xác tín rằng Ngài đã trao ban chính thân mình để cứu chúng ta khỏi tội lỗi, khỏi tay thần chết và Ngài ở cùng chúng ta, nuôi sống chúng ta bằng chính thân mình Ngài nơi Bí tích Thánh Thể.

Trên thực tế, sự xuất hiện của Chúa Giêsu với các môn đệ dạy cho chúng ta sự thật đơn giản về sự hiện diện của Ngài trong Bí tích Thánh Thể. Chính lúc họ ăn bánh, nói lời chúc tụng, bẻ ra, Chúa Giêsu đã được biểu lộ trong tâm trí và linh hồn của họ. Quả thật, Chúa Giêsu đã ẩn mình và hiện diện nơi Bí tích Thánh Thể. Sự kết hợp của việc ẩn mình và hiện diện thực sự của Ngài cho chúng ta sự dẫn dắt tuyệt vời trong đức tin, rằng Chúa Giêsu ở đây, ngay bây giờ, trong sự hiện diện của chúng ta, nhưng rất có thể chúng ta không nhìn thấy Ngài. Nhưng Ngài thật sự ở đây! 

Những môn đệ này đã ở trong sự hiện diện của Chúa Giêsu và họ đã không nhận ra điều đó. Điều này cũng đúng đối với mỗi người chúng ta. Chúa Giêsu luôn hiện diện giữa chúng ta nhưng chúng ta hoàn toàn không nhận ra Ngài. Chúng ta thường nghĩ rằng Chúa của chúng ta chỉ hiện diện theo những cách phi thường, nhưng không, Ngài luôn có mặt với chúng ta theo những cách rất bình thường mà đôi khi chúng ta không ngờ tới. Ngài ở đây với chúng ta ngay bây giờ, yêu thương chúng ta, nói chuyện với chúng ta và mời gọi chúng ta yêu mến Ngài. Chúng ta phải khám phá sự hiện diện phục sinh của Chúa Giêsu xung quanh chúng ta. Bạn có thấy Ngài không? Bạn có nhận ra sự hiện diện của Ngài không? 

Hôm nay, chúng ta đặt mình trong vị trí của các môn đệ và suy ngẫm theo kinh nghiệm của họ, nếu bạn là họ, bạn đã được Chúa hiện diện trước mặt bạn mỗi ngày. Thật là một vinh dự. Sự thật là Chúa đã và đang ở bên bạn, luôn luôn ở bên bạn. Ngài ở bên bạn và nói chuyện với bạn, chỉ là bạn có muốn gặp gỡ Ngài mỗi ngày hay không mà thôi. Hãy tìm đến Ngài và lắng nghe tiếng Ngài. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi thấy Ngài thực sự đang ở rất gần bạn. 

Lạy Chúa, con cảm ơn Chúa vì đã luôn yêu thương con và luôn ở bên con, giúp con nhìn thấy Ngài và nhận ra giọng nói nhẹ nhàng và ấm áp của Ngài. Xin hãy cho con con mắt đức tin để nhận ra Ngài hiện diện trong Bí tích Thánh Thể, và giúp con nhận ra sự hiện diện của Ngài trong sự kiện xảy ra hằng ngày trong cuộc đời con. Lạy Chúa, con tín thác vào Ngài.
-----
Nhóm Bạn Đường Linh Thao
Nguồn: https://mycatholic.life/books/catholic-daily-reflections-series/lent-and-easter-reflections/8-octave-of-easter/


Nguồn: Dòng Đức Maria Nữ Vương Hoà Bình - dongnuvuonghoabinh.org

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.