CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) ĐTC Lêô kêu gọi hành động cho việc Chăm sóc thụ tạo Ngày 2/7, hướng đến Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Thụ tạo lần thứ 10 sẽ được cử hành vào ngày 1/9, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã công bố sứ điệp với chủ đề “Hạt giống của Hòa bình và Hy vọng”, gợi lại hình ảnh Kinh Thánh về hạt giống được gieo vào lòng đất để sinh hoa kết trái, như chính Chúa Kitô là hạt giống đem lại sự sống cho trần gian. Đọc tất cả   Lời kêu gọi của Giáo hội Nam bán cầu về công bằng khí hậu và hoán cải sinh thái Trong văn kiện “Lời kêu gọi công bằng khí hậu và Ngôi nhà chung: hoán cải về sinh thái, chuyển đổi và chống lại các giải pháp sai lầm”, các Giám mục ở Nam bán cầu kêu gọi công bằng, công lý, bảo vệ” để bảo vệ các nhóm dân bản địa, hệ sinh thái, cộng đồng nghèo đói, những người dễ bị tổn thương; cổ võ hoán cải sinh thái thực sự và thay đổi các mô hình của nền kinh tế ngày nay, phê bình mạnh mẽ chủ nghĩa tư bản “xanh” và các cách tiếp cận kỹ trị. Đọc tất cả   Các Giám mục Peru mời Đức Thánh Cha Lêô viếng thăm nước này Theo một thông báo của Hội đồng Giám mục Peru, phái đoàn các Giám mục, trong đó có Đức Cha Carlos García Camader, Giám mục giáo phận Lurín, Chủ tịch Hội đồng Giám mục, đã yết kiến Đức Thánh Cha Lêô XIV hôm 30/6/2025 và chính thức mời ngài viếng thăm Peru với lời bảo đảm rằng sự hiện diện của ngài sẽ canh tân niềm hy vọng của người dân Peru. Đọc tất cả   Đức Hồng y Dri, vị giải tội được Đức Phanxicô xem là gương mẫu về lòng thương xót, qua đời Đức Hồng y Luis Pascual Dri, quen được gọi là Cha Dri, một tu sĩ người Argentina thuộc dòng Capuchino, người được Đức Giáo hoàng Phanxicô xem như mẫu gương trong tòa giải tội khi giải tội nhiều giờ và luôn tha thứ theo gương Chúa Giêsu, đã qua đời ngày 30/6 tại Buenos Aires, hưởng thọ 98 tuổi. Đọc tất cả   Tài liệu đồng hành với giai đoạn thực hiện của Thượng Hội đồng về hiệp hành sẽ được công bố ngày 7/7 Vào ngày 7/7/2025, tài liệu được soạn thảo để đồng hành với giai đoạn thực hiện của tiến trình hiệp hành sẽ được công bố trên trang web của Ủy ban Thư ký Thượng Hội đồng (www.synod.va). Tài liệu đã được thông qua bởi Hội đồng thường trực của Thượng Hội đồng lần thứ 16 diễn ra trong hai ngày 26 và 27/6/2025. Đọc tất cả   Gặp gỡ các Giám mục Ucraina, ĐTC Lêô XIV cầu nguyện cho hòa bình trở lại với Ucraina Gặp gỡ các Giám mục thành viên của Giáo hội Công giáo Đông phương Ucraina vào sáng thứ Tư ngày 2/7/2025, Đức Thánh Cha nhìn nhận rằng trong bối cảnh lịch sử hiện tại, khó nói về hy vọng cho những người Ucraina, nhưng nhiều chứng từ về đức tin và hy vọng của người Ucraina cho thấy sức mạnh của Thiên Chúa giữa đống đổ nát của hủy diệt. Ngài cầu cho hòa bình trở lại trên Ucraina. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha gởi sứ điệp đến hội nghị FAO: “Đã đến lúc hành động, không chỉ là khẩu hiệu” Nhân dịp Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) kỷ niệm 80 năm thành lập và đang nhóm Hội nghị lần thứ 44, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã gửi một sứ điệp kêu gọi hành động khẩn thiết để chấm dứt nạn đói, bảo vệ người nghèo và thúc đẩy hòa bình toàn cầu. Đọc tất cả   Cha sở giáo xứ Công giáo ở Gaza: Sự im lặng của quốc tế giết chết hy vọng Phát biểu với hãng tin SIR của Hội đồng Giám mục Ý, Cha Gabriel Romanelli, cha sở giáo xứ Công giáo Thánh Gia, giáo xứ duy nhất ở Dải Gaza, nói rằng “Không chỉ có vũ khí giết người ở Gaza, mà sự im lặng của quốc tế hiện cũng đang đè nặng lên Dải Gaza”. Ngài kêu gọi quốc tế lên tiếng về cuộc chiến và không được quen với tình trạng đang xảy ra ở Gaza. Đọc tất cả   Các nhà thờ ở Syria cử hành lại phụng vụ trong bối cảnh an ninh thắt chặt Một tuần sau khi Nhà thờ Mar Elias ở Damascus, Syria, bị tấn công, vào Chúa Nhật ngày 29/6/2025, các nhà thờ đã cử hành lại phụng vụ, dù số người tham dự ít hơn đáng kể do bầu không khí sợ hãi và lo lắng bao trùm. Đọc tất cả   ĐHY Parolin mời gọi các Giám mục Nhật Bản làm chứng tá cho sự hiệp nhất và phổ quát của Giáo hội Đồng tế Thánh lễ với các giám mục Nhật Bản tại Nhà thờ chính tòa Đức Maria ở Osaka, Đức Hồng y Pietro Parolin nói rằng “khi mà mọi khía cạnh của cuộc sống — văn hóa, sắc tộc, lợi ích kinh tế, chính trị, địa vị xã hội — dường như là nguồn gốc của sự chia rẽ, thì sự hiệp nhất của chúng ta chính là lời chứng lớn nhất và chân thực nhất mà các môn đệ của Chúa Kitô có thể mang đến cho thế giới”. Đọc tất cả  

Mẹ Maria

Mến Yêu Hằng Ngày - Ngày 15.03.2024

15/03/2024 - 132
MẾN YÊU HẰNG NGÀY – NHẬN RA VẺ ĐẸP NƠI THA NHÂN
Thứ 6, 15-03-2024 (Ga 7, 1-2.10.25-30)

Sau đó, Đức Giê-su thường đi lại trong miền Ga-li-lê; thật vậy, Người không muốn đi lại trong miền Giu-đê, vì người Do-thái tìm giết Người. Lễ Lều của người Do-thái gần tới. Tuy nhiên, khi anh em Người đã lên dự lễ, thì chính Người cũng lên, nhưng không công khai và hầu như bí mật. Bấy giờ có những người ở Giê-ru-sa-lem nói: “Ông này không phải là người họ đang tìm giết đó sao? Kìa, ông ta ăn nói công khai mà họ chẳng bảo gì cả. Phải chăng các nhà hữu trách đã thực sự nhìn nhận ông là Đấng Ki-tô? Ông ấy, chúng ta biết ông xuất thân từ đâu rồi; còn Đấng Ki-tô, khi Người đến thì chẳng ai biết Người xuất thân từ đâu cả.” Lúc giảng dạy trong Đền Thờ, Đức Giê-su nói lớn tiếng rằng: “Các ông biết tôi ư? Các ông biết tôi xuất thân từ đâu ư? Tôi đâu có tự mình mà đến. Đấng đã sai tôi là Đấng chân thật. Các ông, các ông không biết Người. Phần tôi, tôi biết Người, bởi vì tôi từ nơi Người mà đến, và chính Người đã sai tôi.”
Bấy giờ họ tìm cách bắt Người, nhưng chẳng có ai tra tay bắt, vì giờ của Người chưa đến.

SUY NIỆM
 Đôi khi chúng ta càng quen thuộc với ai đó thì càng khó để thấy được điều thánh thiện và sự hiện diện của Chúa trong cuộc đời họ. Ta thường xuyên nhìn vào họ và kết luận cách phiến diện “Tôi biết mọi điều về anh/chị”. Và kết quả là chúng ta thường khắc sâu những lỗi lầm và nhược điểm của họ vào tâm trí và nhìn nhận họ thông qua những lỗi lầm và nhược điểm ấy.

Điều này cũng xảy ra với Chúa Giêsu. Khi Ngài đến dự Lễ Lều của người Do Thái, có vài người đã nhận ra Chúa. Họ đơn giản biết Người là con trai một người thợ mộc và có lẽ họ là đồng hương của Chúa Giêsu. Như một lẽ đương nhiên vì quá quen thuộc với Chúa Giêsu, họ ngay lập tức nghi ngờ Ngài có phải Đấng Mêsia hay chăng. Và dĩ nhiên họ đã mắc sai lầm vì tính chủ quan và sự thiển cận của bản thân.

Đoạn Phúc Âm trên là bài học quý giá cho chúng ta, đừng đánh giá hay chỉ trích thái quá những người mà ta dường như biết rõ. Chúng ta càng quen thuộc với họ, chúng ta càng biết nhiều về những điểm xấu và lỗi lầm của họ. Và nếu không cẩn trọng, chúng ta sẽ dễ dàng chỉ chăm chăm nhìn vào tính xấu của họ thay vì những đức tính tốt mà Thiên Chúa muốn ta thấy.

Đó là những gì đã xảy ra với Chúa Giêsu. Ngài là con người hoàn mỹ và quả thật không có điểm xấu nào. Nhưng trong 33 năm cuộc đời trần thế, Chúa Giêsu đã nhận phải rất nhiều chỉ trích và đánh giá từ những người khác. Lòng tự tin nơi Ngài, quyền uy Ngài biểu lộ khi giảng dạy, tình thương hải hà Ngài dành cho tha nhân… đều là những phẩm chất phi thường mà dân Do Thái không thể hiểu được. Và lẽ dĩ nhiên, thay vì ngợi ca, họ chọn cách chỉ trích và phê phán Ngài. “Chúng tôi biết ông ấy xuất thân từ đâu”. Mặt khác, họ không nghĩ một người họ vốn quen biết lại có thể làm được những điều vĩ đại như vậy.

Bạn nghĩ gì về những người xung quanh bạn, đặc biệt là những người thân thiết và gần gũi nhất? Bạn có thấy vượt trên những nhược điểm của họ là kì công dưới bàn tay Thiên Chúa? Hay bạn có thể thấy vượt trên diện mạo tầm thường là giá trị thực sự và phẩm giá cao đẹp của họ? Khi bạn có thể thấy được sự thiện mỹ nơi người khác, chỉ ra được và trân trọng điều ấy, thì bạn mới thực sự thấy và kính yêu sự thánh thiện được biểu lộ nơi Thiên Chúa. Ngài hằng có và hiện diện trong tâm hồn mỗi người xung quanh bạn. Nhiệm vụ của bạn là nhận biết điều thiện mỹ ấy và trân trọng, thương yêu. Điều ấy tuy khiến bạn phải nhún nhường, nhưng trên hết đó là phương thức để bạn thể hiện được niềm kính yêu Thiên Chúa trên hết mọi sự.

Phản tỉnh lại bản thân, mỗi người chúng ta hãy dựa vào cách ta nhìn vào những người gần gũi nhất với mình và dành chút thời gian cố gắng trầm tư về cách mà Thiên Chúa hiện diện trong họ. Nếu ta làm được thế, ta sẽ ngày càng yêu mến Chúa trên hết mọi sự!

Lạy Chúa, con yêu mến Ngài. Xin giúp con nhận ra và yêu thương Ngài trong hình hài người khác. Xin giúp con tránh xa những cám dỗ của chỉ trích, phê phán. Cùng xin lan tỏa sự thiện mỹ nơi những đứa con của Ngài đến con. Lạy Chúa, con yêu mến Chúa, và con cũng yêu mến Ngài trong hình hài anh em con. Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa!
——
Nhóm Bạn Đường Linh Thao
Nguồn: https://mycatholic.life/books/catholic-daily-reflections-series/lent-and-easter-reflections/5-fourth-week-of-lent/

The Temptation with Familiarity
Friday of the Fourth Week of Lent

 
Jesus cried out in the temple area as he was teaching and said, “You know me and also know where I am from.  Yet I did not come on my own, but the one who sent me, whom you do not know, is true.”  John 7:28

Sometimes the more familiar we are with someone the harder it is to actually see their goodness and the presence of God in their lives.  Often, we are tempted to look at them and presume we “know all about them.”  As a result, what we can often do is simply highlight their faults and weaknesses in our minds and see them only through the lens of these faults and weaknesses. 
 
This is what happened with Jesus.  When Jesus went up to the Jewish Feast of Tabernacles, there were some there who knew Him.  They probably knew Him as this ordinary son of a carpenter.  Perhaps they were even from His home town.  As a result of this familiarity with Jesus they immediately doubted He could be the Messiah.  But they were, of course, very mistaken.

This presents a great lesson for us.  It’s the lesson of being judgmental and overly critical of others we know well.  The more we know about someone the more we will be aware of their faults and weaknesses.  And if we are not careful, we will focus in on those qualities rather than on the good qualities God wants us to see.

This is what happened with Jesus.  No, He did not have any actual bad qualities.  He was perfect.  But there were most likely many parts of His life that invited the false judgment and criticism of others.  His self-confidence, the authority He manifested in His teaching, the extraordinary compassion He had toward sinners, etc., were all exceptional qualities that some could not understand.  And, as a result, they chose to be critical.  “We know where He is from,” they said.  In other words, they did not think that someone they knew could be filled with greatness.

What do you think about those around you?  What do you think about those closest to you?  Are you able to see beyond any apparent weakness they have and see the hand of God at work?  Are you able to see beyond the surface and see the value and dignity of their lives?  When you can see the goodness of others, point it out, and be grateful for it, you will actually be seeing and loving the manifest goodness of God.  God is alive and active in every soul around you.  It is your responsibility to see that goodness and love it.  This takes true humility on your part but, in the end, it’s a way of loving God in your midst.

Reflect, today, upon how you look at those who are closest to you and spend some time trying to ponder the ways that God is alive in their lives.  If you do this, you will be loving God in your very midst.

Lord, I do love You.  Help me to see and love You in others.  And help me to shed any temptation I have toward being judgmental and humbly be drawn into the goodness of all Your sons and daughters.  I love You, dear Lord, may I also love You in others.  Jesus, I trust in You.


Nguồn: Dòng Đức Maria Nữ Vương Hoà Bình - dongnuvuonghoabinh.org

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.