Mẹ Maria
Mến Yêu Hằng Ngày - Ngày 10.08.2023
10/08/2023 - 9
MẾN YÊU HẰNG NGÀY
Thứ 5, 10-08-2023 (Ga 12,24-26)
“Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác. Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời. Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy; và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Thầy, Cha của Thầy sẽ quý trọng người ấy."
SUY NIỆM
Dụ ngôn về hạt lúa trong Tin Mừng hôm nay nói với chúng ta điều gì về Nước Thiên Chúa? Những thính giả của Chúa Giêsu hầu hết đều làm nghề nông ở xứ Palestine, vì thế họ có thể hiểu dễ dàng những dụ ngôn mạc khải về cuộc sống mới được sinh ra từ những hạt giống gieo xuống lòng đất. Vậy đâu là ý nghĩa thiêng liêng mà Chúa Giêsu muốn nói đến? Hoặc Ngài muốn ám chỉ đến cách “chết và phục sinh” cho những người theo Ngài? Chúa Giêsu rất chắc chắn về những điều nói với các môn đệ của mình.
Hình ảnh hạt lúa mì phải hư nát trong lòng đất để lớn lên và sinh hoa trái là hình ảnh ẩn dụ cho cái chết, mai táng trong mồ và sự sống lại của Chúa Giêsu. Ngài biết rằng cách duy nhất để chiến thắng tội lỗi và cái chết là phải băng qua con đường Thập Giá. Chúa Giêsu đã dùng sự vâng phục của mình với Chúa Cha để phản ngược sự bất tuân của tổ tiên chúng ta. Chúa Giêsu sẵn sàng đón lấy thập giá để trả giá cho hình phạt của tội lỗi chúng ta và chiến thắng sự chết một lần và mãi mãi. Sự vâng phục và cái chết trên thập giá của Ngài đã mang lại cho chúng ta sự tự do và một cuộc sống mới trong Chúa Thánh Thần. Thập Giá Chúa Giêsu giải thoát chúng ta khỏi sự thống trị của tội lỗi và cái chết và chỉ cho chúng ta con đường của tình yêu tuyệt hảo -“Đức Chúa đã muốn người phải bị nghiền nát vì đau khổ. Nếu người hiến thân làm lễ vật đền tội, người sẽ được thấy kẻ nối dõi, sẽ được trường tồn, và nhờ người, ý muốn của Đức Chúa sẽ thành tựu.” (Is 53,10) Có một nghịch lý ở đây là cái chết dẫn đến sự sống. Khi chúng ta chết với chính mình, chúng ta sẽ được “sống lại” trong Đức Kitô. Chính cái chết này mới làm người môn đệ trở nên một với Đấng mình hằng mến yêu và tôn thờ. Do đó, "theo Chúa" là chấp nhận đau khổ, chấp nhận thập giá và chấp nhận cả cái chết để được ở cùng Người như lời Người nói: "Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó." (Ga 12, 26).
“Chết” với chính mình nghĩa là gì? Điều đó có nghĩa là những gì trái với Thiên Chúa sẽ phải bị “đóng đinh” hoặc “bị xử tử”. Ngài ban cho chúng ta ân sủng để thưa “vâng” với Thánh Ý và từ chối bất cứ điều gì trái với kế hoạch yêu thương, lúc ấy tự mỗi người sẽ sinh nhiều bông hạt. Bạn thân mến! Có một hạt lúa mang tên Giêsu, hạt lúa ấy đã chấp nhận chịu mục nát, để cả thế giới trở thành đồng lúa thơm trĩu hạt. Như thi hào Francisco Luis Bernárdez đã diễn tả:
“Làm sao được điều đã được,
nếu tiên vàn không mất điều đã mất?
Làm sao thành công,
nếu không qua vất vả?
Để yêu bây giờ,
tôi phải từng đau,
Nhưng tôi biết mình đã đau cho điều đáng đau,
và đã khóc cho điều đáng khóc.
Vì cuối cùng, tôi hiểu,
chẳng thể nào gặt trong hân hoan,
nếu đã không từng gieo trong nước mắt.
Cuối cùng, tôi hiểu,
hoa bừng nở trên cây kia
đang rút nhựa sống từ sâu dưới đất.”
(“Soneto”, trong Cielo de tierra, Buenos Aires, 1937)
Chúa Giêsu muốn nói điều gì khi mời gọi chúng ta hãy "coi thường mạng sống mình"? "Coi thường" ở đây tức là không đặt nó lên chỗ cao nhất, không để nó chiếm chỗ của Thiên Chúa. Chính khi nhận ra giá trị tương đối của cuộc sống nơi trần thế này, chúng ta mới có hy vọng giữ được cuộc sống mãi mãi. Đừng để bất cứ điều gì cản trở việc chúng ta chỉ khao khát Thánh Ý Thiên Chúa mà thôi. Thánh Phaolo đã nhắc nhớ ta rằng: “Việc kẻ chết sống lại cũng vậy, gieo xuống thì hư nát mà chỗi dậy thì bất diệ.t” (1Cr 15,42). Bạn có thật sự tin tưởng nơi Chúa mà bước theo con đường hy vọng mà Ngài đã dành cho bạn không?
Lạy Chúa Giêsu, xin cho con dám vùi mình như hạt lúa mì gieo vào lòng đất, để trở nên hoa trái trong Ngài. Con muốn được theo Ngài tới bất kì nơi đâu Ngài chỉ dẫn. Xin hãy ban cho con đức tin mạnh mẽ, niềm hy vọng và vui tươi mới để phục vụ Ngài suốt cuộc đời con. Amen.
----//-----//-----
Biên dịch: Nhóm Bạn Đường Linh Thao
Nguồn: http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/2019/aug10.htm
What can a grain of wheat tell us about life and the kingdom of God? Jesus drew his parables from the common everyday circumstances of life. His audience, mostly rural folk in Palestine, could easily understand the principle of new life produced by dead seeds sown into the earth. What is the spiritual analogy which Jesus alludes to? Is this, perhaps, a veiled reference to his own impending death on the cross and his resurrection on the third day? Or does he have another kind of "death and rebirth" in mind for his disciples? Jesus, no doubt, had both meanings in mind for his disciples.
The image of the grain of wheat dying in the earth in order to grow and bear a harvest can be seen as a metaphor of Jesus' own death and burial in the tomb and his resurrection. Jesus knew that the only way to victory over the power of sin and death was through the cross. Jesus reversed the curse of our first parents' [Adam and Eve] disobedience through his obedience to the Father's will - his willingness to go to the cross to pay the just penalty for our sins and to defeat death once and for all. His obedience and death on the cross obtain for us freedom and new life in the Holy Spirit. His cross frees us from the tyranny of sin and death and shows us the way of perfect love. There is a great paradox here. Death leads to life. When we "die" to ourselves, we "rise" to new life in Jesus Christ.
What does it mean to "die" to oneself? It certainly means that what is contrary to God's will must be "crucified" or "put to death". God gives us grace to say "yes" to his will and to reject whatever is contrary to his loving plan for our lives. Jesus also promises that we will bear much "fruit" for him, if we choose to deny ourselves for his sake. Jesus used forceful language to describe the kind of self-denial he had in mind for his disciples.
What did he mean when he said that one must hate himself? The expression to hate something often meant to prefer less. Jesus says that nothing should get in the way of our preferring him and the will of our Father in heaven. Our hope is in Paul's reminder that "What is sown in the earth is subject to decay, what rises is incorruptible" (1 Corinthians 15:42). Do you hope in the Lord and follow joyfully the path he has chosen for you?
"Lord Jesus, let me be wheat sown in the earth, to be harvested for you. I want to follow wherever you lead me. Give me fresh hope and joy in serving you all the days of my life."
Nguồn: Dòng Đức Maria Nữ Vương Hoà Bình - dongnuvuonghoabinh.org