CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Đức Thánh Cha nói với các nữ tu Đaminh: truyền giáo bằng sự thánh thiện, chuẩn bị nghề nghiệp và vui tươi Sáng thứ Bảy ngày 4/1/2024, gặp gỡ các nữ tu tham dự tổng hội của các nữ tu Đaminh truyền giáo trong giáo dục, Đức Thánh Cha cám ơn công việc của họ đặc biệt trong lĩnh vực giới trẻ! Ngài khuyến khích họ hãy tiếp tục tiến bước với sự cởi mở và lòng can đảm, sẵn sàng đổi mới chính mình khi cần thiết, bằng đời sống thánh thiện, sự chuẩn bị và vui tươi niềm nở. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Phương pháp giáo dục của Thiên Chúa là sự gần gũi Gặp gỡ một số hiệp hội thuộc lĩnh vực giáo dục vào sáng ngày 4/1/2024, Đức Thánh Cha nhắc nhở họ rằng “phương pháp giáo dục” của Thiên Chúa là sự gần gũi. "Như người thầy bước vào thế giới học trò, Thiên Chúa chọn sống giữa loài người để giảng dạy bằng ngôn ngữ sự sống và tình yêu". Đọc tất cả   Hơn 21.000 bạn trẻ Mỹ tham dự hội nghị tìm kiếm Chúa Giêsu vào đầu năm mới Hơn 21.000 người đã tham gia hội nghị dành cho thanh thiếu niên Công giáo lớn nhất trong năm tại Hoa Kỳ, được tổ chức tại hai địa điểm. SEEK25, do Hội sinh viên đại học Công giáo tổ chức, diễn ra từ ngày 1 đến ngày 5/1/2025 tại Salt Lake City và từ ngày 2 đến ngày 5/1/2025 tại thủ đô Washington. Đọc tất cả   Tổng thống Zambia cảm ơn Giáo hội hỗ trợ nỗ lực tái cơ cấu nợ của đất nước Ngày 31/12/2024, tiếp Đức Tổng Giám mục Gianluca Perici, Sứ thần Tòa Thánh tại Zambia, Tổng thống Zambia, Hakainde Hichilema, đặc biệt công nhận vai trò quan trọng của Giáo hội Công giáo trong việc hỗ trợ các nỗ lực tái cơ cấu nợ của Zambia, đồng thời lưu ý rằng những đóng góp của Giáo hội phù hợp với mục tiêu của Zambia trong việc giảm nợ và phục hồi kinh tế. Đọc tất cả   Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha trong tháng 1: Cầu cho quyền được giáo dục Trong video ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha trong tháng 1/2025, Đức Thánh Cha bảo vệ "quyền được giáo dục" của các trẻ em và người trẻ, những người vì di dân hay di tản vì chiến tranh không có được quyền này. Ngài mời gọi cầu nguyện để quyền được giáo dục của họ được tôn trọng. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha khuyến khích huynh đoàn của Hội Hiệp sĩ Malta gia tăng cầu nguyện và phục vụ Sáng ngày 3/1/2024, tiếp Tổng huynh đoàn Thánh Gioan Tẩy Giả và Gioan Thánh Sử của Hội Hiệp sĩ Malta ở Catanzaro, Đức Thánh Cha nhắc nhở họ về mối liên hệ rất chặt chẽ giữa việc chầu Thánh Thể và phục vụ: phục vụ người nghèo, người đau khổ là phục vụ Chúa. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Điểm đến của người hành hương là gặp Chúa Giêsu Gặp gỡ các thiếu niên và thanh niên của Liên minh người mù và người khiếm thị của Ý vào sáng thứ Sáu ngày 3/1/2025, Đức Thánh Cha nhắc rằng điểm đến của người hành hương là gặp Chúa Giêsu, để biết Người một cách cá nhân, lắng nghe Lời Người. Đọc tất cả   Giáo hội Úc mời gọi người Công giáo sử dụng mạng xã hội để chia sẻ Chúa Kitô cho thế giới Các Giám mục Công giáo Úc kêu gọi các cha mẹ và chính phủ bảo vệ trẻ em khỏi những điều xấu từ mạng xã hội, đồng thời sử dụng phương tiện này để chia sẻ Chúa Kitô cho thế giới. Đọc tất cả   Bách hại Kitô giáo ở Ấn Độ gia tăng chưa từng có, với 745 vụ trong năm 2024 Bạo lực chống các Kitô hữu ở Ấn Độ gia tăng chưa từng có trong năm 2024, với 745 vụ, tăng gần gấp sáu lần so với năm 2014 (127 vụ). Đặc biệt trong dịp Lễ Giáng sinh có 14 vụ chống lại các Kitô hữu từ phía các tín đồ Ấn Giáo cực đoan. Đọc tất cả   Số tín hữu hành hương Đền thánh Giacôbê ở Tây Ban Nha tăng kỷ lục trong năm 2024 Số tín hữu hành hương đến Đền thánh Giacôbê tại Santiago de Compostela, đông bắc Tây Ban Nha, tăng kỷ lục. Các chuyên gia ước tính số người hành hương khoảng 1,5 triệu người, bao gồm cả những người không yêu cầu giấy chứng nhận. Đọc tất cả  

Mẹ Maria

Mến Yêu Hằng Ngày - Ngày 10.01.2024

11/01/2024 - 17
MẾN YÊU HẰNG NGÀY
Thứ 4, 10-01-2024 (Mc 1,29-39)
Vừa ra khỏi hội đường Ca-phác-na-um, Đức Giê-su đi đến nhà hai ông Si-môn và An-rê. Có ông Gia-cô-bê và ông Gio-an cùng đi theo. Lúc đó, bà mẹ vợ ông Si-môn đang lên cơn sốt, nằm trên giường. Lập tức họ nói cho Người biết tình trạng của bà. Người lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy; cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài.
Chiều đến, khi mặt trời đã lặn, người ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỷ ám đến cho Người. Cả thành xúm lại trước cửa. Đức Giê-su chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỷ, nhưng không cho quỷ nói, vì chúng biết Người là ai.
Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó. Ông Si-môn và các bạn kéo nhau đi tìm. Khi gặp Người, các ông thưa: "Mọi người đang tìm Thầy đấy!" Người bảo các ông: "Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng xã chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa, vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó." Rồi Người đi khắp miền Ga-li-lê, rao giảng trong các hội đường của họ, và trừ quỷ.

SUY NIỆM

Tin Mừng hôm nay tiếp diễn ngày hôm qua nói về một ngày hoạt động trong hành trình công khai rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu. Cũng vào ngày Sa bát đó, sau khi phục vụ trong hội đường, Chúa Giêsu đến nhà của hai người môn đệ là Simon và Andrê ở Ca-phác-na-um. 

Khi đến nơi, Chúa Giêsu biết tin mẹ vợ ông Phêrô phải nằm trên giường vì bị sốt. Ngài liền lại gần, cầm lấy tay và đỡ dậy. Cơn sốt dứt ngay, bà khoẻ dậy và phục vụ các ngài. Việc phục vụ này không phải là vai trò của người nữ trong gia đình. Hơn thế, đây là cách để nói lên vai trò của tất cả Ki tô hữu, cả người nam và người nữ, để phục vụ. Chữa lành không chỉ là giúp một người lành bệnh mà còn nâng đỡ để người ấy trở nên hăng hái trở lại và phục vụ cộng đồng. 

Chiều đến, khi ngày Sa bát qua đi, người ta được tự do đi lại hơn. Vì thế, một số lượng lớn người bệnh kéo đến với Người để được chữa khỏi mọi bệnh tật và được giải thoát khỏi quyền lực của ma quỷ. “Cả thành xúm lại trước cửa,” đó là cánh cửa của ngôi nhà nơi Chúa Giêsu ở. Nhà của Chúa Giêsu phải chăng là nơi quy tụ những ai thân cận với Chúa, như là cộng đồng dân Chúa thường quy tụ nơi nhà thờ. “Nhà của Chúa” là biểu tượng cho nơi Chúa ở, nơi quy tụ mọi người xung quanh Chúa Giê-su, cũng là biểu tượng của Giáo Hội, của cộng đoàn. Vậy khi những người nghèo khổ, người bệnh, và những người bị mất tự do mà không còn tìm đến cộng đoàn của chúng ta để tìm sự chữa lành nữa, nâng đỡ, thì chúng ta cần suy nghĩ lại đời sống chứng nhân của người Ki-tô hữu chúng ta.

Sớm ngày hôm sau, Chúa Giêsu rời khỏi đó và đến một đồi vắng mà cầu nguyện một mình. Mặc dù vẫn còn nhiều việc phải làm ở Ca-phác-na-um, Chúa Giêsu biết mình vẫn cần cầu nguyện để lấy lại năng lượng thiêng liêng và kết nối với Cha Ngài và cũng để nhận ra những nhu cầu chính đáng hơn mà dân chúng ở các thành khác đang cần. 

Tuy Chúa Giê-su là Con Một Thiên Chúa, nhưng Ngài chỉ có thể hiện diện ở một nơi trong một thời diểm nhất định, và trong ba năm công khai rao giảng, Chúa Giê-su chỉ có thể “đụng chạm” được một số lượng ít người, để Tin Mừng được rao truyền khắp nơi, Ngài rất cần sự giúp đỡ của chúng ta.

Khi Chúa Giêsu trở về sau buổi cầu nguyện, Ngài không quay trở lại Ca-phác-na-um, mặc dù chắc chắn có nhiều người cần được chữa lành và giúp đỡ ở đó. Thay vào đó, Chúa tiếp tục đến các hội đường khắp Ga-li-lê để công bố tin mừng Nước Trời và làm cho tin mừng đó được cụ thể hóa bằng việc chữa lành bệnh tật và giải phóng những ai bị giam cầm bởi sự dữ.

Điều này cho chúng ta thấy tầm quan trọng của sự ứng trực, sẵn sàng. Chúng ta đừng ngần ngại khi có thể giúp đỡ cho những ai cần chúng ta thực sự. Đồng thời, cũng hãy biết những giới hạn của bản thân. Cho dù chúng ta có thể rất hào phóng và cho đi rất nhiều, chúng ta cần cân bằng giữa những nhu cầu của tha nhân và biết những giới hạn của bản thân. Chúng ta không thể giúp đỡ người khác bằng cách làm mọi việc cách hết mình và trở nên kiệt sức. Nên nhớ chúng ta cũng cần dành ra một khoảng thời gian ‘có chất lượng' để ở với Chúa, để cầu nguyện và để suy ngẫm về thứ tự ưu tiên của chúng ta trong cuộc sống. Chúa Giêsu đã làm gương cách tuyệt vời cho chúng ta trong đoạn bài đọc ngày hôm nay.

------//------//-----
Biên dịch: Nhóm Bạn Đường Linh Thao
Nguồn: https://livingspace.sacredspace.ie/o2014g/


We continue from yesterday’s reading, following a day in the public life of Jesus. It was still the Sabbath and, after the synagogue service, Jesus now goes to the house of his two disciples, Simon and Andrew in Capernaum. (As it was the Sabbath, people could not go very far or do anything which could be labelled ‘work’.)

In the house Jesus finds Peter's mother-in-law confined to bed because of a fever. When he is told about it, he immediately goes to see her, takes her by the hand, lifts her up and heals her. Immediately, she gets up and begins to serve them. This is not simply because that is the role of a woman in the home. Rather it is a way of saying that it is the role of the whole Christian – man or woman – to serve. Healing is not just to make one well but to enable one to become again an active, serving member of the community.

In the evening, once the Sabbath was over, people were free to move around. So large numbers come seeking out Jesus to be healed of their sicknesses and to be freed from the power of evil spirits. “The whole town was gathered at the door.” That is the door of the house where Jesus was. Many times we will see a reference to the “house” where Jesus is. It seems to be a symbol of the place where Jesus is gathered with those who are close to him, a symbol of a Christian community, of the church. When the poor and the sick and unfree no longer come to the doors of our community seeking healing and wholeness, we need to reflect on the quality of our Christian witness.

The following morning, Jesus leaves, goes to the hills to be alone and to pray. His disciples come in search of him. “Everyone is looking for you,” they tell him. Although there are many demands being made on him by the people of Capernaum, Jesus
a. needs time for himself to renew his spiritual energy and be in contact with his Father, and
b. has to think of the needs of other people as well.

Jesus may have been the Son of God but he could only be in one place at a time and, during those three years of public life, he really only reached a very small number of people. To reach the rest, he needed and still needs our help.

When Jesus returns from his prayer he does not go back to Capernaum, although there were certainly more people to be healed and helped there. Instead he went on to synagogues all over Galilee proclaiming his message of the Kingdom and making it a reality by healing the sick and liberating those controlled by evil forces.

This scene brings up the importance for us of availability. We do need to be available to all those who are in genuine need. At the same time, there is what we might call the ‘poverty of availability’. No matter how generous and self-giving we are we can only give so much. We need to find a balance between people’s needs and our limited resources. We do not help people by working ourselves to the point of ‘burnout’. We also need ‘quality time’ to be with God, to pray and to reflect on our priorities. Jesus gives us an excellent example here.


Nguồn: Dòng Đức Maria Nữ Vương Hoà Bình - dongnuvuonghoabinh.org

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.