CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Đức Thánh Cha ra quảng trường thánh Phêrô chào các tín hữu (6/4) Sáng Chúa Nhật ngày 6/4, trong Thánh Lễ Năm Thánh dành cho các bệnh nhân và giới y tế tại quảng trước thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã ra quảng trường để chào các tín hữu tham dự. Đọc tất cả   Nữ tu Dòng Nữ tỳ Chúa Giêsu Thánh Thể trợ giúp người tị nạn ở Đức Truyền bá tinh thần giáo huấn của Chúa Kitô, đặc biệt là trong những môi trường khó khăn: đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các Nữ tu Dòng Nữ tỳ Chúa Giêsu Thánh Thể. Đây là một lĩnh vực rất rộng, liên tục thách thức chúng ta nhận ra những dấu hiệu của thời đại và đôi khi phải xem xét những lĩnh vực trách nhiệm mới. Tình trạng này cũng xảy ra ở Đức kể từ năm 2015. Đọc tất cả   Các giám mục Hàn Quốc đến thăm đảo biên giới, cầu nguyện cho hòa bình Ngày 2/4/2025, 5 giám mục và 4 linh mục Hàn Quốc đã đến thăm Đảo Gyodong, ngay bên kia biên giới với Triều Tiên. Đảo này là nơi trú ẩn cho những người phải di dời do Chiến tranh Triều Tiên, chỉ cách Triều Tiên vài cây số. Tại đây, các ngài gặp những người tị nạn Triều Tiên và cầu nguyện cho hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên. Đọc tất cả   Đối với người dân Papua New Guinea, Đức Thánh Cha như là một người cha Cha Martin Prado, một nhà truyền giáo người Argentina tại Papua New Guinea chia sẻ rằng người dân nước này xem Đức Thánh Cha Phanxicô như một người cha. Ngài cũng chia sẻ rằng tin tức về việc tuyên thánh cho vị thánh Papua đầu tiên, Peter To Rot, là lý do để khích lệ họ kiên trì trong chứng tá bác ái. Đọc tất cả   Tòa Thánh và Nga thảo luận về các sáng kiến nhằm chấm dứt chiến tranh ở Ucraina Vào ngày 4/4/2025, Ngoại trưởng Tòa Thánh, Đức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher, đã điện đàm với người đồng cấp Nga để thảo luận về cuộc chiến đang diễn ra ở Ucraina và các sáng kiến nhằm chấm dứt các hành động quân sự, đồng thời đề nghị tiếp tục các nỗ lực nhân đạo và tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi tù nhân giữa hai nước. Đọc tất cả   Năm Thánh - Năm Hồng Ân #17: Chú Đậu Việt Hùng, Stuttgart, Đức Chú Đậu Việt Hùng, từng là du học sinh tại Đức và không thể trở về sau biến cố 1975, chia sẻ về cộng đoàn người Việt tại Đức, đặc biệt là ưu tư về người Việt Công giáo tại thành phố Stuttgart nói riêng và tại Đức nói chung. Đọc tất cả   Một linh mục ở bang Kansas, Hoa Kỳ bị bắn chết tại nhà xứ Ngày 03/4, trong lúc đang ở nhà xứ, cha Arul Carasala, linh mục coi sóc giáo xứ Thánh Phêrô và Phaolô ở Seneca, một thành phố ở phía đông bắc bang Kansas, bị một người đàn ông bắn chết. Đọc tất cả   HĐGM Hàn Quốc kêu gọi quốc gia đoàn kết sau khi Tổng thống bị phế truất Sau khi Tổng thống Hàn Quốc bị Toà Hiến pháp phế truất, Hội đồng Giám mục Hàn Quốc kêu gọi mọi người đoàn kết và khôn ngoan để bầu ra một Tổng thống mới, đồng thời yêu cầu các cơ quan nhà nước nỗ lực hết mình để có lại niềm tin của người dân và thực hiện sự hòa hợp. Đọc tất cả   ĐTC Phanxicô gửi sứ điệp đến các tín hữu Slovakia dịp hành hương Năm Thánh Ngày 04/4, Đức Thánh Cha gửi sứ điệp đến 4.300 tín hữu Công giáo Slovakia dịp hành hương Năm Thánh. Ngài nhắc lại đức tin là kho báu cần được chia sẻ với niềm vui. Mỗi giai đoạn cuộc sống đều có những thách đố và khó khăn, nhưng cũng là cơ hội để phát triển lòng tin và phó thác nơi Chúa. Đọc tất cả   Hai nữ tu bị sát hại trong cuộc tấn công của các băng đảng ở Haiti Hai nữ tu của Dòng Thánh Têrêsa, Sơ Evanette Onezaire và Sơ Jeanne Voltaire, đã bị sát hại vào ngày 31/3/2025, tại Mirebalais, một thị trấn nằm cách thủ đô Port-au-Prince khoảng 50 km về phía đông bắc, nơi từng là mục tiêu tấn công của liên minh các băng đảng tội phạm Viv Ansanm. Đọc tất cả  

Mẹ Maria

Mến Yêu Hằng Ngày - Ngày 05.03.2024

05/03/2024 - 16
MẾN YÊU HẰNG NGÀY – NGHIỆM ĐƯỢC ƠN THA THỨ ĐỂ THỨ THA
Thứ 3, 05-03-2024 (Mt 18, 21-35)
Bấy giờ, ông Phê-rô đến gần Đức Giê-su mà hỏi rằng: “Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải bảy lần không?”  Đức Giê-su đáp: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy.”
Vì thế, Nước Trời cũng giống như chuyện một ông vua kia muốn đòi các đầy tớ của mình thanh toán sổ sách. Khi nhà vua vừa bắt đầu, thì người ta dẫn đến một kẻ mắc nợ vua mười ngàn yến vàng. Y không có gì để trả, nên tôn chủ ra lệnh bán y cùng tất cả vợ con, tài sản mà trả nợ. Bấy giờ, tên đầy tớ ấy sấp mình xuống bái lạy: “Thưa Ngài, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả hết.” Tôn chủ của tên đầy tớ ấy liền chạnh lòng thương, cho y về và tha luôn món nợ. Nhưng vừa ra đến ngoài, tên đầy tớ ấy gặp một người đồng bạn, mắc nợ y một trăm quan tiền. Y liền túm lấy, bóp cổ mà bảo: “Trả nợ cho tao!” Bấy giờ, người đồng bạn sấp mình xuống năn nỉ: “Thưa anh, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả anh.” Nhưng y không chịu, cứ tống anh ta vào ngục cho đến khi trả xong nợ. Thấy sự việc xảy ra như vậy, các đồng bạn của y buồn lắm, mới đi trình bày với tôn chủ đầu đuôi câu chuyện. Bấy giờ, tôn chủ cho đòi y đến và bảo: “Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta, thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao?” Rồi tôn chủ nổi cơn thịnh nộ, trao y cho lính hành hạ, cho đến ngày y trả hết nợ cho ông. Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em n hư thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình.”
 
SUY NIỆM
Hôm nay, Chúa Giêsu dùng dụ ngôn để dạy các môn đệ về lòng thương xót qua việc tha thứ cho người xúc phạm đến mình. Chúa Giêsu nói với Phêrô “Tha thứ đến bảy mươi lần bảy,” nghĩa là không giới hạn. Vì tha thứ là đỉnh cao của tình yêu, mà bản chất của tình yêu là không biên giới. Câu chuyện về tên đầy tớ không biết thương xót làm nổi bật sự tương phản giữa lòng thương xót vô biên của Chúa và sự cố chấp nhỏ mọn của con người. 
 
“Bấy giờ, tên đầy tớ ấy sấp mình xuống bái lạy: “Thưa Ngài, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả hết.” Tôn chủ của tên đầy tớ ấy liền chạnh lòng thương, cho y về và tha luôn món nợ.” (Mt 18,26-27)
Câu chuyện trên nhấn mạnh về việc cho đi và nhận lại sự tha thứ. Đáng chú ý là con người ta thường dễ tha thứ hơn là cầu xin sự tha thứ. Thành khẩn cầu xin sự tha thứ đòi hỏi phải thật lòng thừa nhận tội lỗi của mình, và điều đó thực sự khó, cũng như rất khó để chịu trách nhiệm cho những lỗi lầm mà chúng ta đã phạm.
 
Trong đoạn Tin Mừng này, người đầy tớ đã cầu xin được hoãn lại món nợ với sự chân thành. Anh ta “sấp mình xuống” trước mặt chủ nợ, cầu xin lòng khoan dung và sự nhẫn nại. Và ông chủ đã đáp lại với lòng khoan dung bằng cách tha toàn bộ số nợ cho anh ta, hơn cả những gì anh ta cầu xin.
 
Nhưng người đầy tớ thật sự chân thành hay đơn giản chỉ là một diễn viên xuất sắc? Dường như anh ta là một diễn viên xuất sắc bởi ngay khi anh được tha món nợ khổng lồ, anh gặp một người nợ tiền mình và thay vì thể hiện lòng khoan dung mà anh ta đã được nhận,  “Y liền túm lấy, bóp cổ mà bảo: ‘Trả nợ cho tao!’”.
Sự tha thứ nếu là chân thật, nó sẽ có ảnh hưởng đến mọi thứ của chúng ta. Đó là điều mà chúng ta phải cầu xin, cho, nhận, và lại cho đi. Đây là một số điểm để chúng ta cân nhắc suy ngẫm.
 
Bạn có thể thật lòng nhìn nhận tội lỗi của mình, trải nghiệm nỗi buồn rầu vì tội lỗi đó và nói “Tôi xin lỗi” với người khác? Khi bạn được tha thứ, điều đó tác động lên bạn như thế nào? Điều đó có khiến bạn khoan dung với người khác hơn không?
Bạn có thể lần lượt cho đi cùng mức sự tha thứ và khoan dung mà bạn hy vọng sẽ nhận được từ Thiên Chúa và những người khác không?
 
Nếu câu trả lời là “Có” cho mọi câu hỏi trên thì câu chuyện này đã được viết cho bạn. Nó được viết cho bạn để giúp bạn lớn lên trong những món quà của sự khoan dung và tha thứ. Đây là những câu hỏi rất khó để đối mặt nhưng là những câu hỏi thiết yếu cần phải đối mặt nếu bạn muốn được giải thoát khỏi gánh nặng của sự tức giận và oán hận. Gánh nặng của sự tức giận và oán hận đè nặng lên chúng ta và Thiên Chúa muốn chúng ta được giải thoát khỏi điều đó.
 
Hôm nay, hãy suy ngẫm về những câu hỏi trên và xét mình cầu nguyện về những việc chúng ta đã làm. Nếu bạn cảm thấy bất cứ sự vướng mắc nào về những câu hỏi đó, hãy tập trung xem điều gì đang đánh động bạn, hãy cầu nguyện về điều đó, và để ơn Chúa dẫn chúng ta đến một cuộc đối thoại sâu hơn về vấn đề đó trong cuộc sống của mình.
 
Lạy Chúa, con xin thừa nhận mọi tội lỗi của con. Nhưng con xin thừa nhận tội lỗi đó dưới ánh sáng của ơn thiêng và lòng khoan dung tràn đầy của Ngài. Khi con nhận được sự khoan dung trong cuộc đời con, xin giúp con biết khoan dung với người khác nữa. Xin giúp con biết tha thứ một cách hào phóng và hoàn toàn, không giữ lại điều gì. Lạy Chúa Giê-su, con xin tín thác vào Ngài. Amen!
——
Nhóm Bạn Đường Linh Thao
Nguồn: https://mycatholic.life/books/catholic-daily-reflections-series/lent-and-easter-reflections/4-third-week-of-lent/
Forgiving and Being Forgiven
Tuesday of the Third Week of Lent
 
The servant fell down, did him homage, and said, “Be patient with me, and I will pay you back in full.” Moved with compassion the master of that servant let him go and forgave him the loan.  Matthew 18:26-27
 
This is a story about giving and also receiving forgiveness.  Interestingly, it’s often easier to forgive than it is to ask forgiveness.  Sincerely asking for forgiveness requires that you honestly acknowledge your sin, which is hard to do.  It’s hard to take responsibility for what we have done wrong.
 
In this parable, the man asking patience with his debt appears to be sincere.  He “fell down” before his master asking for mercy and patience.  And the master responded with mercy by forgiving him the entire debt which was more than the servant had even requested.
 
But was the servant truly sincere or was he just a good actor?  It seems that he was a good actor because as soon as he was forgiven this huge debt, he ran into someone else who actually owed him money and instead of showing the same forgiveness he was shown, “He seized him and started to choke him, demanding, ‘Pay back what you owe.’”  
 
Forgiveness, if it is real, must affect everything about us.  It is something that we must ask for, give, receive, and give again.  Here are a few points for you to consider:
Can you honestly see your sin, experience sorrow for that sin, and say, “I’m sorry” to another?
When you are forgiven, what does that do to you?  Does it have the effect of making you more merciful toward others?
Can you in turn offer the same level of forgiveness and mercy that you hope to receive from God and others?
 
If you cannot answer “Yes” to all of these questions then this story was written for you.  It was written for you to help you grow more in the gifts of mercy and forgiveness.  These are hard questions to face but they are essential questions to face if we want to be freed of the burdens of anger and resentment.  Anger and resentment weigh heavily on us and God wants us freed of them.
 
Reflect, today, upon these questions above and prayerfully examine your actions.  If you find any resistance to these questions, then focus on what strikes you, take it to prayer, and let God’s grace enter in to bring about a deeper conversion in that area of your life.
 
Lord, I do acknowledge my sin.  But I acknowledge it in the light of Your abundant grace and mercy.  As I receive that mercy in my life, please make me just as merciful toward others.  Help me to offer forgiveness freely and fully, holding nothing back.  Jesus, I trust in You.


Nguồn: Dòng Đức Maria Nữ Vương Hoà Bình - dongnuvuonghoabinh.org

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.