CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển...., trang chính thức  http://www.gxthanhtamhonai.vn - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Năm Thánh - Năm Hồng Ân #1: Trò chuyện với Đức Tổng Giuse Nguyễn Năng Số đầu tiên của chương trình Năm Thánh - Năm Hồng Ân, Vatican News Tiếng Việt giới thiệu cuộc trò chuyện với Đức TGM Giuse Nguyễn Năng, TGM Sài Gòn, một cuộc trò chuyện bắt đầu bằng những câu chuyện cá nhân và kết thúc bằng những suy tư mang tính gợi hứng cho nhiều cuộc trò chuyện khác trong suốt Năm Thánh 2025 - "Những người hành hương của hy vọng". Đọc tất cả   Những cánh cửa của hy vọng Mùa Vọng 2024, điểm nhấn trong Mùa Phụng vụ, khởi đầu và mang theo nhiều hy vọng cho Năm Phụng vụ mới. Giữa rất nhiều âu lo của con người - các thảm họa thiên nhiên với sức tàn phá kinh hoàng liên tục kéo đến, chiến tranh ngày một thêm khốc liệt tại nhiều nơi trên thế giới - Mùa Vọng lại càng trở nên dấu chỉ cho sự “phục hồi” (x. Cv 3,21) bởi sự ngự đến của Ngôi Hai Thiên Chúa. Đọc tất cả   ĐHY Parolin: Đức Thánh Cha đến Ajaccio để kêu gọi cầu nguyện, công lý và trách nhiệm Đề cập đến chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Ajaccio (Đảo Corsica) vào Chúa Nhật ngày 15/12/2024, nhân kết thúc Đại hội "Lòng đạo đức bình dân ở Địa Trung Hải", Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh nhấn mạnh: “Tôi hình dung Đức Thánh Cha sẽ tái khẳng định ‘Mẹ biển của chúng ta’ không được trở thành ‘Nghĩa trang của chúng ta’ đối với những người đang tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn, phải liều mạng sống. Đọc tất cả   Hơn 15.000 người chết vì an tử ở Canada trong năm 2023 Trong năm 2023, ở Canada, luật cho phép trợ tử hay làm cho chết êm dịu, theo yêu cầu của bệnh nhân nan y hoặc vì những lý do khác, đã làm tăng số người chết. Đã có hơn 15.000 người chết vì an tử, tăng 16% so với năm trước. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Phải đặt bệnh nhân trở lại trung tâm Trong buổi tiếp Hiệp hội Ý chống bệnh bạch cầu - u lympho và u tủy vào sáng ngày 14/12, Đức Thánh Cha chia sẻ với mọi người ba cụm từ: “chiếu sáng”, “quà tặng” và “quảng trường”, nhấn mạnh các thành viên Hiệp hội là một phần của công trình xây dựng hai niềm hy vọng: hy vọng được chữa khỏi bệnh và hy vọng được điều trị bằng những phương pháp hiện đại nhất”. Đọc tất cả   Lần đầu tiên Đức Thánh Cha bổ nhiệm phụ nữ làm thành viên Hội đồng thường kỳ của Thượng Hội đồng Vào ngày 13/12/2024, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm 4 thành viên của Hội đồng thường kỳ của Ủy ban Thư ký của Thượng Hội đồng thứ 16, trong đó có hai phụ nữ là Sơ Simona Brambilla và tiến sĩ María Lía Zervino. Đây là lần đầu tiên hai phụ nữ được bổ nhiệm vào số bốn bổ nhiệm bởi Đức Thánh Cha, và do đó họ không nhất thiết phải là Giám mục. Đọc tất cả   ĐTC Phanxicô tiếp các nhà tổ chức và nghệ sĩ của buổi Hòa nhạc Giáng Sinh tại Vatican Ngỏ lời với ban tổ chức và các nghệ sĩ của buổi Hòa nhạc Giáng Sinh tại Vatican trong buổi tiếp kiến sáng thứ Bảy ngày 14/12/2024, Đức Thánh Cha mời gọi họ ca vang giai điệu hòa bình và hy vọng để trao lại cho các thế hệ tương lai một thế giới tốt đẹp hơn và giàu có hơn về lòng nhân hậu. Đọc tất cả   47,5% trẻ em sinh ra ở Tây Ban Nha vào năm 2023 được rửa tội trong Giáo hội Công giáo Trong Báo cáo Hoạt động năm 2023 của Giáo hội Công giáo ở Tây Ban Nha do Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha trình bày, tổng cộng Giáo hội đã rửa tội cho 152.426 trẻ em trong số 320.656 trẻ em chào đời trong năm 2023, chiếm 47,5%. Đọc tất cả   Thánh lễ kỷ niệm 25 năm mở cửa lại nhà thờ chính tòa Công giáo ở Moscow Chiều ngày 11/12/2024, tại Moscow, Đức Tổng Giám mục Tadeusz Kondrusiewicz, nguyên Giám mục giáo phận Minsk-Mahilëŭ, đã chủ tế Thánh lễ kỷ niệm 25 năm mở cửa lại nhà thờ chính tòa dâng kính Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội. Ngài nói: “Trong những năm này chúng ta đã cho thấy rằng nhà thờ này là dấu chỉ của Đấng Phục Sinh và là nhà của mọi người”. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe Chiều ngày 12/12/2024, Đức Thánh Cha đã cử hành Thánh lễ tại đền thờ Thánh Phêrô để kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói rằng “Trong những giây phút khó khăn của cuộc sống, trong những giây phút hạnh phúc, trong những giây phút thường ngày, chúng ta hãy nhớ những lời của Mẹ: đừng sợ hãi... Lẽ nào Mẹ là Mẹ của con, không ở đây sao? Đây là toàn bộ thông điệp của Guadalupe. Còn điều gì khác thì đó là ý thức hệ”. Đọc tất cả  

Mẹ Maria

Mến Yêu Hằng Ngày - Ngày 01.03.2024

01/03/2024 - 13
MẾN YÊU HẰNG NGÀY – ĐÁ TẢNG GÓC TƯỜNG
Thứ 6, 01-03-2024 (Mt 21, 33-43.45-46)
Các ông hãy nghe một dụ ngôn khác: “Có gia chủ kia trồng được một vườn nho; chung quanh vườn, ông rào giậu; trong vườn, ông khoét bồn đạp nho, và xây một tháp canh. Ông cho tá điền canh tác, rồi trẩy đi xa. Gần đến mùa hái nho, ông sai đầy tớ đến gặp các tá điền để thu hoa lợi. Bọn tá điền bắt các đầy tớ ông: chúng đánh người này, giết người kia, ném đá người nọ. Ông lại sai một số đầy tớ khác đông hơn trước: nhưng bọn tá điền cũng xử với họ y như vậy. Sau cùng, ông sai chính con trai mình đến gặp chúng, vì nghĩ rằng: “Chúng sẽ nể con ta.” Nhưng bọn tá điền vừa thấy người con, thì bảo nhau: “Đứa thừa tự đây rồi! Nào ta giết quách nó đi, và đoạt lấy gia tài nó!” Thế là chúng bắt lấy cậu, quăng ra bên ngoài vườn nho, và giết đi. Vậy xin hỏi: Khi ông chủ vườn nho đến, ông sẽ làm gì bọn tá điền kia?” Họ đáp: “Ác giả ác báo, ông sẽ tru diệt bọn chúng, và cho các tá điền khác canh tác vườn nho, để cứ đúng mùa, họ nộp hoa lợi cho ông.” Đức Giê-su bảo họ: “Các ông chưa bao giờ đọc câu này trong Kinh Thánh sao? Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường. Đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta.

Bởi đó, tôi nói cho các ông hay : Nước Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ lấy đi không cho các ông nữa, mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi. Nghe những dụ ngôn Người kể, các thượng tế và người Pha-ri-sêu hiểu là Người nói về họ. Họ tìm cách bắt Người, nhưng lại sợ dân chúng, vì dân chúng cho Người là một ngôn sứ.

SUY NIỆM
“Tảng đá bị thợ xây loại bỏ sẽ trở nên đá tảng góc tường.” (Mt 21,42)
Xuyên suốt các thời đại, trong tất cả sự chối từ, có một sự chối từ nổi bật trên tất cả. Đó là sự chối từ Con Thiên Chúa mà chúng ta đã làm. Chúa Giêsu có một tình yêu thuần khiết và hoàn hảo nơi Trái Tim Ngài. Ngài muốn những điều là tốt đẹp nhất cho tất cả những ai Ngài gặp gỡ. Và Ngài sẵn lòng trao ban món quà là chính sự sống của Ngài cho bất cứ ai muốn đón nhận. Mặc dù có nhiều người đón nhận, nhưng cũng có rất nhiều người chối bỏ Ngài.

 Nếu như chúng ta hiểu được việc bị chối bỏ đã khiến cho Chúa Giêsu trải qua đau thương và mất mát sâu sắc như thế nào, thì có lẽ chúng ta sẽ không chối bỏ Ngài qua những tội lỗi mà ta đã vấp phạm hằng ngày. Việc chịu đóng đinh là một nỗi đau vô cùng lớn, nhưng bị chối bỏ bởi những người mình yêu thương còn gây ra vết thương lớn hơn trong tim của Ngài. Đó cũng là nguyên nhân chính gây đau khổ cho Ngài.

Sự đau khổ của Ngài không phải là một hành động của sự yếu nhược mà là một hành động của yêu thương. Chúa Giêsu đã không chịu đựng đau đớn trong tâm hồn bởi vì lòng kiêu hãnh hay vì hình ảnh thấp kém bề ngoài. Nhưng trái tim của Ngài đau đớn bởi vì Ngài đã yêu con người quá sâu đậm. Chính tình yêu đó khi bị chối bỏ, nó đã lấp đầy trong lòng Ngài một nỗi buồn sầu thiêng liêng được nói lên trong Tám Mối Phúc (“Phúc thay ai khóc than…” Matthêu 5,4). Nỗi buồn này không phải là một dạng tuyệt vọng, nhưng là một niềm hy vọng và là một kinh nghiệm sâu sắc của việc mất đi tình yêu của người khác. Nó thiêng liêng, nó quý báu và là một kết quả của tình yêu bừng cháy của Ngài cho tất cả con người.

Khi chúng ta trải qua việc bị chối bỏ, thật khó để gọi tên nỗi đau mà chúng ta cảm thấy. Thật khó để nỗi đau và sự tức giận mà chúng ta trải qua biến thành một “nỗi buồn thánh thiện” như nỗi buồn của Chúa Giê-su, có tác dụng thúc đẩy chúng ta hướng đến một tình yêu sâu sắc hơn với những người mà chúng ta thương tiếc. Điều này rất khó thực hiện, nhưng đó là tất cả những gì mà Thiên Chúa chúng ta đã làm.

Kết quả của việc Chúa Giêsu đã làm là cứu độ cho toàn thế giới. Hình dung xem, nếu Chúa Giêsu từ bỏ thì chuyện gì xảy ra?  Nếu ngay lúc Ngài bị bắt, Chúa Giêsu sẽ gọi đạo binh thiên thần đến giải cứu Ngài. Điều gì xảy ra nếu Ngài đã suy nghĩ, “Những con người này không xứng đáng!” Kết quả là chúng ta không bao giờ nhận được ơn cứu chuộc vĩnh cửu bởi sự chết và sự Phục Sinh của Ngài. Hy sinh sẽ không được chuyển đổi thành tình yêu.

Việc bị chối bỏ có khả năng là một trong những món quà lớn nhất mà chúng ta có để chống lại sự dữ. Nó “có khả năng” là một trong những món quà tuyệt vời nhất bởi nó hoàn toàn phụ thuộc vào cách chúng ta đáp trả sau cùng như thế nào. Nếu khi chúng ta bị chối bỏ chúng ta biết làm cho nỗi buồn trở thành một nỗi buồn thiêng liêng với tình yêu  như Chúa Giêsu đã làm. Ngài đã đáp trả bằng tình yêu hoàn hảo khi kêu lên, “Lạy Cha, xin tha cho họ, bởi họ không biết việc họ làm.” Hành động của tình yêu hoàn hảo này giữa lúc sau cùng bị chối bỏ của Ngài khiến cho Ngài trở nên “Đá tảng góc tường”, của Giáo Hội và là “Đá tảng của sự sống”!

Chúng ta được mời gọi bắt chước tình yêu này và chia sẻ khả năng của Ngài để không chỉ tha thứ, nhưng còn để trao ban tình yêu thánh thiện của lòng thương xót. Khi chúng ta làm điều này, chúng ta cũng sẽ trở nên đá tảng của tình yêu và ân sủng cho những ai đang cần đến chúng ta nhất.

Lạy Chúa, xin giúp con trở nên đá tảng góc tường. Xin giúp con không chỉ tha thứ mỗi lần con bị tổn thương, nhưng hãy để con đáp trả bằng cách trao ban tình yêu và lòng thương xót. Chúa là mẫu gương cho tình yêu thánh thiện và hoàn hảo này. Nguyện xin cho con biết chia sẻ cùng một tình yêu như Ngài, kêu lên cùng với Ngài, “Lạy cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm.” Lạy Chúa Giêsu, con tín thác nơi Chúa.

----//----//-----

Nhóm Bạn Đường Linh Thao
Nguồn: 
https://mycatholic.life/books/catholic-daily-reflections-series/lent-and-easter-reflections/3-second-week-of-lent/
 
Rejection Transformed
Friday of the Second Week of Lent

 
The stone that the builders rejected has become the cornerstone. Matthew 21:42
Of all the rejections that have been experienced throughout the ages, there is one that stands out above the rest.  It’s the rejection of the Son of God.  Jesus had nothing other than pure and perfect love in His Heart.  He wanted the absolute best for everyone He encountered.  And He was willing to offer the gift of His life to whoever would accept it.  Though many have accepted it, many have also rejected it.  

It’s important to understand that the rejection Jesus experienced left deep pain and suffering.  Certainly the actual Crucifixion was extraordinarily painful.  But the wound He experienced in His Heart from the rejection of so many was His greatest pain and caused the greatest of suffering.

Suffering in this sense was an act of love, not an act of weakness.  Jesus didn’t suffer interiorly because of pride or a poor self image.  Rather, His Heart hurt because He loved so deeply.  And when that love was rejected, it filled Him with the holy sorrow spoken of in the Beatitudes (“Blessed are they who mourn…” Matthew 5:4).  This sort of sorrow was not a form of despair; rather, it was a deep experience of the loss of the love of another.  It was holy, and a result of His burning love for all.

When we experience rejection it is hard to sort out the pain we feel.  It’s hard to let the hurt and anger we feel turn into a “holy sorrow” which has the effect of motivating us toward a deeper love of those whom we mourn over.  This is difficult to do but is what our Lord did.  The result of Jesus doing this was the salvation of the world.  Imagine if Jesus would have simply given up.  What if, at the time of His arrest, Jesus would have called on the myriads of angels to come to His rescue.  What if He would have done this thinking, “These people are not worth it!”  The result would have been that we would have never received the eternal gift of salvation by His death and Resurrection.  Suffering would not have been transformed into love.

Reflect, today, upon the deep truth that rejection is potentially one of the greatest gifts we have to fight against evil.  It’s “potentially” one of the greatest gifts because it all depends on how we ultimately respond.  Jesus responded with perfect love when he cried out, “Father, forgive them, they know not what they do.”  This act of perfect love in the midst of His ultimate rejection enabled Him to become the “Cornerstone” of the Church and, therefore, the Cornerstone of new life!  We are called to imitate this love and to share in His ability to not only forgive, but to also offer the holy love of mercy.  When we do, we also will become a cornerstone of love and grace for those who need it the most.

Lord, help me to be that cornerstone.  Help me to not only forgive every time I’m hurt, but let me also offer love and mercy in return.  You are the divine and perfect example of this love.  May I share in this same love, crying out with You, “Father, forgive them, they know not what they do.”  Jesus, I trust in You.


Nguồn: Dòng Đức Maria Nữ Vương Hoà Bình - dongnuvuonghoabinh.org

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.