CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Khoảng 20 ngàn bệnh nhân và nhân viên y tế sẽ tham dự Ngày Năm Thánh Khoảng 20 ngàn người, bao gồm các bệnh nhân, bác sĩ, y tá, dược sĩ, chuyên gia vật lý trị liệu, nhân viên y tế và kỹ thuật viên từ hơn 90 quốc gia trên thế giới sẽ đến Roma vào thứ Bảy ngày 5 và Chúa Nhật ngày 6/4/2025 để tham dự Ngày Năm Thánh dành cho các bệnh nhân và giới chăm sóc sức khỏe. Đọc tất cả   Tĩnh tâm Mùa Chay 2025 - Chữa Lành Đọc tất cả   Công bố văn kiện “Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế, Kỷ niệm 1700 năm Công đồng Đại kết Nicea” Ngày 03/04, Ủy ban Thần học Quốc tế đã công bố văn kiện “Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế, kỷ niệm 1700 năm Công đồng Đại kết Nicea (325-2025)”. Công đồng đã đi vào lịch sử vì Tín Biểu tuyên xưng đức tin vào ơn cứu độ nơi Chúa Giêsu Kitô và vào Một Thiên Chúa, là Cha, Con và Thánh Thần. Nội dung được khai triển trong bốn chương nhằm mục đích thúc đẩy sự hiệp nhất các Kitô hữu và tính Hiệp hành trong Giáo hội. Đọc tất cả   Lời kêu gọi giảm nợ của Đức Thánh Cha đang có hơn 160 quốc gia thực hiện và có tác động toàn cầu Trong một cuộc phỏng vấn với Vatican News, Eric LeCompte, Giám đốc Mạng lưới Jubilee USA, xác nhận lời kêu gọi giảm nợ của Đức Thánh Cha Phanxicô đang được thực hiện tại hơn 160 quốc gia và tạo ra ảnh hưởng trên toàn cầu. Đọc tất cả   Bahrain thành lập Hội Thánh Nhi để giúp các trẻ em đau khổ ở các nước nghèo Vào ngày 28/3/2025, Đức Cha Aldo Berardi, Đại diện Tông tòa Bắc Ả-rập, đã cử hành Thánh lễ tại Nhà thờ Đức Mẹ Ả Rập của Bahrain thành lập trung tâm của Hội Nhi đồng truyền giáo tại Hạt Đại diện Tông tòa Bắc Ả-rập, đánh dấu một thời điểm quan trọng trong cộng đồng Công giáo địa phương. Đọc tất cả   Triển lãm 500 thánh tích tại một nhà nguyện ở bang New Jersey, Hoa Kỳ Từ 11 giờ sáng đến 7 giờ tối ngày 5/4/2025, tại hội trường Nhà nguyện Đức Mẹ Núi Carmel ở thành phố Montclair, thuộc Hạt Essex, bang New Jersey, sẽ có buổi trưng bày hơn 500 thánh tích của Chúa Giêsu, Thánh Gia và nhiều vị thánh, các vị tử đạo và các chân phước. Đọc tất cả   Đức Hồng y Parolin chủ sự Thánh lễ kỷ niệm 20 năm ngày Thánh Gioan Phaolô II về Nhà Cha Vào lúc 3 giờ chiều ngày 2/4/2025, tại Đền thờ Thánh Phêrô, Đức Hồng y Pietro Parolin đã chủ sự Thánh lễ kỷ niệm 20 năm ngày Thánh Gioan Phaolô II về Nhà Cha trên trời. Ngài cầu xin Thánh Giáo hoàng chúc lành cho Giáo hội để Giáo hội là người hành hương hy vọng; xin chúc lành cho nhân loại để biết được sự phong phú của tình yêu thương xót của Thiên Chúa. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Đừng mất hy vọng ngay cả khi chúng ta thấy mình không thể thay đổi cuộc sống Trong bài giáo lý được chuẩn bị cho buổi Tiếp kiến chung ngày 2/4/2025, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu “hãy học từ ông Dakêu để không mất hy vọng, ngay cả khi chúng ta cảm thấy bị bỏ rơi hoặc không có khả năng thay đổi. Chúng ta hãy vun trồng ước muốn được nhìn thấy Chúa Giêsu, và trên hết hãy để lòng thương xót của Thiên Chúa tìm gặp chúng ta, Đấng luôn đến tìm kiếm chúng ta, trong bất kỳ hoàn cảnh nào khi chúng ta lạc lối”. Đọc tất cả   Các Giám mục Ý phân bổ 500 ngàn euro để cứu trợ ban đầu cho nạn nhân động đất ở Myanmar Đức Hồng y Matteo Zuppi, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý, đã bày tỏ “lời chia buồn” và “sự gần gũi” với người dân bị ảnh hưởng bởi trận động đất tại Myanmar, khiến hơn 2.000 người thiệt mạng, phá hủy nhà cửa và cơ sở hạ tầng. Các quỹ được phân bổ cho trường hợp khẩn cấp sẽ được điều phối bởi Caritas Ý. Đọc tất cả   Tình trạng sức khỏe của Đức Thánh Cha ổn định; tiếng nói và khả năng di chuyển khá hơn Theo thông cáo được ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh trình bày vào ngày 1/4/2025, liên quan đến tình trạng sức khỏe của Đức Thánh Cha, các xét nghiệm máu và chụp X-quang lồng ngực cho thấy tình trạng nhiễm trùng phổi của Đức Thánh Cha đã cải thiện; giọng nói, đường thở và khả năng di chuyển của ngài cũng có tiến triển. Đọc tất cả  

Nhân Bản

Lời mời gọi hoán cải và hòa giải với môi sinh.

29/04/2022 - 69

Năm Thánh vì Trái Đất – lời mời gọi “hoán cải môi sinh” | Tỉnh Dòng Chúa  Cứu Thế Việt Nam

Những ngày đầu tháng 11, Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (viết tắt là COP26) đã diễn ra tại Glasgow, Scotland. COP26 được ví như “cơ hội vàng cuối cùng” để cứu vãn khí hậu toàn cầu. Trong một thế giới đang bị “trật đường ray” và con người sắp hết thời gian, các cam kết mới mẻ và những hành động khẩn cấp chắc chắn là chưa đủ, thế giới và nhân loại còn cần một cuộc hoán cải và hòa giải sâu xa với môi trường và sinh thái.

Một thế giới “trật đường ray”

Trong nhiều thế kỷ qua, nền kinh tế các quốc gia và thế giới – bất kể theo mô hình nào – liên tục tăng trưởng và phát triển nhanh chóng dựa chủ yếu vào việc khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Hàng năm, có thêm các nhà máy, hạ tầng, phương tiện giao thông, các đô thị mới, đồng nghĩa với việc ngốn thêm năng lượng và nhiên liệu hoá thạch. Trong khi đó, người dân ở khắp nơi trên thế giới đều muốn tiện nghi trong cuộc sống của mình ngày càng đầy đủ hơn. Mọi người đều muốn bật điều hòa vào mùa hè, bật máy nước nóng vào mùa đông, và không phải ai cũng quan tâm nguồn năng lượng mình dùng đến từ điện gió, điện mặt trời hay than đá.

Nếu một cá nhân phát thải không quá đáng thì cả nhân loại với hơn 7 tỷ người hiện nay lại là cả một con số khổng lồ. Theo các nhà nghiên cứu, 51 tỷ là số tấn khí thải gây hiệu ứng nhà kính mà nhân loại trút vào bầu khí quyển mỗi năm. Và con số này đang tăng lên. Thế giới như một con tàu vì chạy quá nhanh trên một… đường ray không vững chắc nên bị “trật đường ray”. Những cuộc chạy đua không kềm chế và vô trách nhiệm của con người làm cho Trái Đất đang nóng dần lên. Và đó lại là một cách “tự sát tập thể” nữa của nhân loại. Tuy nhiên, vẫn còn những quốc gia nghĩ rằng giảm phát thải ròng chưa phải việc của mình. Nhiều hội nghị COP đã được tổ chức, nhiều cam kết đã được đưa ra mà đáng chú ý nhất là Thỏa thuận Paris đạt được tại COP21 cách đây 6 năm với hơn 190 quốc gia cam kết hạn chế lượng phát thải của mình. Nhưng phần đa các cam kết vẫn còn nằm gọn trên bàn giấy hơn là trong hành động thực tế, có lẽ vì người ta chưa biết sợ. Vì thế, triết gia người Đức Hans Jonas (1903-1993) đã nói: “Hãy biết sợ!” trước những viễn cảnh đen tối và nguy hiểm, vì chỉ có như thế ta mới thấm thía gánh nặng trách nhiệm đang đặt trên vai để biết phải bảo vệ những gì và phải từ bỏ những gì. Ta chỉ có thể hy vọng khi biết sợ!

Cam kết của tôi? Dấn thân của bạn?

Quan sát sự bận rộn của các đại biểu toàn cầu đến dự hội nghị khí hậu COP26 tại Glasgow và chờ đưa tin về hoạt động của họ, tôi tự hỏi đâu là nghĩa vụ của mình với Trái Đất. Bên cạnh cam kết của các quốc gia và quốc tế, cam kết của cá nhân tôi là gì? Như nhiều người, với khả năng giới hạn của mình, tôi sẽ không trực tiếp thay đổi ngay được điều gì về công nghệ, chính sách hay tái cấu trúc thị trường ở tầm vĩ mô để đưa nhân loại bước tiếp trên con đường loại bỏ khí nhà kính vào năm 2050. Nhưng tôi có thể tích cực ủng hộ chống biến đổi khí hậu, cổ võ các hoạt động bảo vệ môi trường và từng bước thay đổi thói quen của mình.

Sẽ không công bằng và không thể bắt buộc người nghèo dừng sử dụng xăng cho chiếc xe máy cũ giúp họ mưu sinh. Nghĩa vụ của mỗi người với môi trường, nhất là những người đang ở nhóm thu nhập thấp, không phải là thôi nỗ lực cải thiện cuộc sống của mình, mà là sống có lựa chọn. Không lấy thêm một túi nylon khi mua hàng, từ chối một ống hút nhựa, vặn vòi nước nhỏ lại, giảm điều hòa hay không bật điện bừa bãi, không lãng phí thức ăn… Lựa chọn làm khác đi thay vì thói quen cũ của mỗi người sẽ tác động đến môi trường và cả đến quyết sách của nhà nước, giúp chuyển cuộc sống từ “vùng cam”, “vùng đỏ” sang “vùng xanh”. Những quyết định khác trong cuộc sống của ta cũng cần được cân nhắc với suy nghĩ về môi sinh. Khi đó, ta mới thực sự góp một tay để cứu Trái Đất.

Một lời mời gọi hoán cải và hòa giải với môi sinh

Cứu Trái Đất, thực ra là cách nói của bản ngã loài người cho việc cứu chính loài người chúng ta, ở đây và ngay lúc này, và cứu cả con cháu chúng ta nữa. Nếu không hành động kịp thời và mạnh mẽ, trong tương lai “hành tinh xanh” sẽ nên như “quả cầu lửa”. Vì thế, trách nhiệm cụ thể đối với các thế hệ đã qua và các thế hệ tương lai, trách nhiệm đối với môi trường khu vực và toàn cầu, trách nhiệm đối với sự đa dạng của các giống loài cũng như đối với các nền văn hoá xa lạ và xa xôi trở thành những vấn đề thời sự thiết thân hơn bao giờ hết. Và như Hans Jonas nói, chúng ta không chỉ “yêu người sát bên cạnh mình” nhưng còn phải “yêu người ở nơi xa nhất”.

Thêm nữa, thánh Tôma Aquinô nói, Thiên Chúa tạo nên con người là để con người cũng tạo dựng: “Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời và mọi giống vật bò trên mặt đất” (St 1,28). Vì thế, hoán cải sinh thái không gì khác hơn là khơi lại nơi mình ý thức về trách nhiệm được tham gia vào công trình tạo dựng của Thiên Chúa, để tâm hồn con người luôn mang một thái độ tạ ơn, vốn đã bị thói ích kỷ làm thô thiển và vô cảm. Hòa giải với môi trường là cởi dây giày ích kỷ; thay đổi nếp nghĩ và thái độ dửng dưng với thế giới vô cơ và cách làm đầy bạo lực nhân danh lợi ích kinh tế thiển cận và tham lam của mình. Với sự khiêm tốn, tôn trọng và đối thoại, chúng ta nhìn thấy nơi môi sinh, nghĩa là nơi biển cả, không khí, cá tôm, đất đai, cây cỏ và anh chị em đồng loại,.. lời mời gọi cộng tác và dấn thân của Thiên Chúa. Lạy Chúa, xin hãy ban Thánh Thần Chúa đến và đổi mới bộ mặt địa cầu.

Gió Biển



× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.