CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Huấn quyền truyền giáo của Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô Ngay từ những tháng đầu tiên của triều Giáo hoàng, Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô đã trao cho Giáo hội một huấn quyền về tình yêu Tin Mừng và khích lệ một “Giáo hội đi ra”, tái khám phá lòng can đảm để làm chứng cho niềm vui đến từ tình yêu Chúa và tha nhân. Đọc tất cả   Một số điều liên quan đến Mật nghị Hồng y (conclave) Đọc tất cả   Sau 3 lần bỏ phiếu, các Hồng y vẫn chưa bầu chọn được Giáo hoàng mới Vào lúc 11:51 trưa ngày 8/5/2025, một luồng khói đen lại bốc lên từ ống khói trên mái Nhà nguyện Sistine. Giáo hội vẫn chưa có vị Giáo hoàng thứ 267. Đọc tất cả   Đền thánh Đức Mẹ Fatima cầu nguyện cho Mật nghị và sẵn sàng đổ chuông mừng Giáo hoàng mới Cha Carlos Manuel Pedrosa Cabecinhas, Giám đốc Đền thánh Đức Mẹ Fatima, cho biết trong những ngày này, trong mỗi Thánh lễ tại Đền thánh đều có ý cầu nguyện xin “Chúa Thánh Thần soi sáng và hướng dẫn các Hồng y cử tri”. Cha nói thêm: “Như chúng tôi đã rung chuông báo tử khi Đức Giáo hoàng Phanxicô qua đời, chúng tôi cũng sẽ rung chuông vui mừng khi nhận được tin về cuộc bầu cử Đức Giáo hoàng mới”. Đọc tất cả   Ý nghĩa lễ phục của tân Giáo hoàng trong lần xuất hiện đầu tiên Khi xuất hiện lần đầu tiên tại ban công chính Đền thờ Thánh Phêrô để chào dân chúng và ban phép lành "Urbi et Orbi", tân Giáo hoàng sẽ mặc lễ phục với chiếc mũ sọ trắng, áo dòng trắng, đai thắt lưng trắng, áo choàng vai trắng, áo choàng vai đỏ, Thánh Giá đeo trước ngực, nhẫn ngư phủ, vv. Tất cả những lễ phục này đều có ý nghĩa thiêng liêng. Đọc tất cả   Trực tiếp theo dõi Mật nghị qua ống khói nhà nguyện Sistine Đọc tất cả   Lần bỏ phiếu đầu tiên: khói đen - các Hồng y chưa bầu được Giáo hoàng Lúc 9 giờ tối ngày 7/5/2025, khói đen từ ống khói trên mái Nhà nguyện Sistine bay lên, báo hiệu 133 Hồng y vẫn chưa bầu được Giáo hoàng sau lần bỏ phiếu đầu tiên. Đọc tất cả   Các tín hữu Thái Lan và Philippines cầu nguyện cho Mật nghị Hội đồng Giám mục Thái Lan cũng như các Giám mục Philippines kêu gọi các giáo xứ, dòng tu và tín hữu trên toàn quốc hiệp nhất trong lời cầu nguyện và hy vọng khi Giáo hội bước vào tiến trình thiêng liêng bầu chọn một Giáo hoàng mới. Đọc tất cả   Hàng ngàn tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô chờ đợi làn khói đầu tiên Chiều thứ Tư ngày 7/5/2025, khi Mật nghị Hồng y bầu Giáo hoàng mới bắt đầu, hàng ngàn tín hữu đã chờ đợi ở Quảng trường Thánh Phêrô với ánh mắt hướng về phía ống khói của Nhà nguyện Sistine để chờ đợi luồng khói đầu tiên báo kết quả của lần bỏ phiếu đầu tiên. Đọc tất cả   Bắt đầu Mật nghị bầu vị Giáo hoàng thứ 267 của Giáo hội Chiều ngày 7/5/2025, 133 Hồng y cử tri từ Nhà nguyện Paolina đã tiến vào Nhà nguyện Sistine, sau đó đặt tay trên Phúc Âm và tuyên thệ. Sau khi Trưởng ban nghi lễ phụng vụ Giáo hoàng, Tổng giám mục Ravelli, tuyên bố "Extra omnes", chỉ còn các Hồng y cử tri ở lại nghe bài suy niệm của Đức Hồng y Cantalamessa và sau đó bắt đầu bỏ phiếu lần thứ nhất bầu chọn Giáo hoàng mới. Đọc tất cả  

Giáo Phận Xuân Lộc

Kinh Truyền tin với Đức Thánh cha: Xin Mẹ Maria giúp chúng ta biết thưa “xin vâng” trước lời mời của Chúa

16/10/2023 - 24
Photo: Vatican Media

Trưa Chúa nhật, ngày 15 tháng Mười năm 2023, như thường lệ, Đức Thánh cha Phanxicô đã chủ sự kinh Truyền tin tại Quảng trường thánh Phêrô. Hiện diện tại buổi đọc kinh, có khoảng 30.000 tín hữu. Nhiều người phải đứng ở ngoài lề Quảng trường hoặc dưới những hàng cột để tránh nắng. Trong phần kêu gọi sau khi đọc kinh, Đức Thánh cha tái bày tỏ lo âu vì tình hình tại Israel và Gaza. Ngài kêu gọi hòa bình cho Thánh địa cũng như tại Nagorno Karabakh, nơi có xung đột giữa người Azerbaijan và Armeni.


G. Trần Đức Anh, O.P.

Huấn từ của Đức Thánh cha

Trong bài suy niệm ngắn trước khi đọc kinh, Đức Thánh cha đã giải thích về bài Tin mừng đọc trong thánh lễ Chúa nhật XXVIII Thường niên năm A, về dụ ngôn một ông vua mời nhiều người đến dự tiệc cưới của hoàng tử nhưng bị nhiều người từ khước.

Đức Thánh cha mở đầu bài huấn dụ như sau: Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Tin mừng hôm nay nói với chúng ta về một vị vua chuẩn bị tiệc cưới cho hoàng tử (Xc Mt 22,1-14). Vua là một người quyền thế, nhưng nhất là một người cha quảng đại, mời chia sẻ niềm vui của ông. Đặc biệt, lòng từ nhân của vua được biểu lộ qua sự kiện ông không bó buộc một ai, nhưng mời tất cả mọi người, cho dù cách thức làm như thế của nhà vua có thể bị người ta từ khước. Chúng ta hãy ghi nhận rằng: vua chuẩn bị một bữa tiệc, cống hiến cơ hội nhưng không để gặp gỡ, để mừng lễ. Đó là điều Thiên Chúa chuẩn bị cho chúng ta: một bữa tiệc, để có sự hiệp thông giữa Ngài và chúng ta. Và tất cả chúng ta là những khách mời của Thiên Chúa. Nhưng một tiệc cưới đòi hỏi từ phía chúng ta thời giờ và sự can dự: đòi chúng ta đồng thuận.

Tương quan của Chúa với chúng ta

Đó là loại tương quan mà Chúa Cha cống hiến cho chúng ta: Người kêu gọi chúng ta ở với Người, để cho chúng ta chấp nhận hay không chấp nhận lời mời của Người. Chúa không đề nghị với chúng ta một tương quan khuất phục, nhưng là tình cha con, là điều nhất thiết cần có tự do ưng thuận của chúng ta. Thánh Augustinô dùng thành ngữ rất đẹp về vấn đề này, khi nói rằng: “Thiên Chúa dựng nên bạn, không cần có bạn, Người không thể cứu bạn nếu không có bạn” (Sermo CLXIX, 13). Và chắc chắn không phải vì Người không có khả năng - vì Người là Đấng Toàn Năng! - nhưng lý do vì Chúa là tình thương, Người tôn trọng tự do của chúng ta cho đến cùng. Thiên Chúa đề nghị chứ không áp đặt, không bao giờ.

Ý nghĩa dụ ngôn

Chúng ta trở lại với dụ ngôn: Tin mừng kể rằng nhà vua “sai các đầy tớ đi gọi những người được mời đến dự tiệc cưới, nhưng họ không muốn đến” (v.13). Đó là thảm trạng của câu chuyện: từ khước Thiên Chúa. Nhưng tại sao những người ấy từ chối lời mời của Chúa? Phải chăng đó là một lời mời làm phật lòng? Không phải vậy, Tin mừng nói: “họ không quan tâm, và người thì đi ra đồng của họ, kẻ khác thì lo công chuyện riêng” (v.5). Họ chẳng để ý gì đến lời mời ấy, và chỉ nghĩ tới chuyện của họ. Và vị vua ấy là Cha, là Thiên Chúa, Người phản ứng thế nào? Người không đầu hàng, và tiếp tục mời, thậm chí còn mở rộng lời mời, cho đến khi tìm được người nhận lời, trong số những người nghèo. Trong số họ, họ biết là không có nhiều khách, nên rất nhiều người đến, và làm đầy phòng tiệc (Xc vv.8-10).

Áp dụng vào cuộc sống

Đức Thánh cha nói tiếp: “Anh chị em thân mến, bao nhiêu lần chúng ta chẳng quan tâm đến lời mời của Thiên Chúa, vì chúng ta chỉ chú tâm đến việc riêng của mình! Nhiều khi ta chiến đấu để có thời gian rảnh rỗi cho mình, nhưng hôm nay Chúa Giêsu mời chúng ta hãy tìm thời giờ giải thoát chúng ta: thời giờ dành cho Thiên Chúa làm cho chúng ta nhẹ nhõm, và chữa lành con tim, gia tăng an bình nơi chúng ta, lòng tín thác và niềm vui, cứu thoát chúng ta khỏi sự ác, cô đơn và rất ý nghĩa. Đó là điều bõ công, vì thật là đẹp ở với Chúa, dành chỗ cho Người. Chỗ ấy ở đâu? Thưa, ở trong thánh lễ, khi lắng nghe Lời Chúa, trong lúc cầu nguyện và cả trong việc bác ái, vì khi giúp đỡ người yếu thế hoặc người nghèo khổ, đồng hành với người đơn độc, lắng nghe người xin sự quan tâm, an ủi người đau khổ, ở với Chúa, Đấng hiện diện nơi người ở trong tình cảnh túng quẫn. Nhưng bao nhiêu người nghĩ rằng những điều đó là ‘mất thời giờ’ và vì thế họ khép mình trong thế giới riêng tư của họ, và thực là buồn.

Xét mình

Và Đức Thánh cha kết luận rằng: “Vậy chúng ta hãy tự hỏi: phần tôi, tôi trả lời thế nào cho những lời mời của Thiên Chúa? Tôi dành chỗ nào cho Chúa trong ngày của tôi? Chất lượng cuộc sống của tôi tùy thuộc công việc của tôi và thời giờ rảnh rỗi của tôi hay tùy thuộc lòng yêu mến Chúa và anh chị em, nhất là đối với những người túng thiếu nhất?

Lạy Mẹ Maria, Mẹ đã dành chỗ cho Chúa qua lời thưa “xin vâng”, xin Mẹ giúp chúng con đừng giả điếc đối với những lời mời của Chúa.

Chào thăm và kêu gọi

Sau khi đọc kinh và ban phép lành cho các tín hữu, Đức Thánh cha tái bày tỏ lo âu và kêu gọi cho hòa bình tại Thánh địa. Ngài nói:

Tôi tiếp tục theo dõi những gì đang xảy ra tại Israel và Palestine. Tôi nghĩ đến các trẻ em, các bệnh nhân và người già. Tôi yêu cầu trả tự do cho các con tin và cũng kêu gọi tránh làm hại các thường dân. Ở Gaza, cần có những hành lang nhân đạo. Đừng đổ máu nữa, đừng gây nên những nạn nhân vô tội tại Đất Thánh, tại Ucraina và bất kỳ tại đâu. Kinh nguyện thánh có thể giúp đỡ và trợ giúp chúng ta.

Ngày 17 tháng Mười này, tất cả chúng ta cần ăn chay và cầu nguyện cho hòa bình.

Đức Thánh cha cũng nhắc nhở thảm trạng tại miền Nagorno Karabakh, nơi có hàng trăm ngàn người Armeni phải chạy về Cộng hòa Armeni láng giềng để lánh nạn, vì phần đất của họ bị người Azerbaijan chiếm đóng.

Sau cùng, Đức Thánh cha nhắc nhớ cộng đoàn Do thái ở Roma, trong những ngày này đang kỷ niệm 80 năm cuộc bố ráp của quân Đức Quốc xã trong khu ghetto của người Do thái tại đây để bắt đưa sang trại tập trung Auschwitz, trong thời Thế chiến thứ hai.

Đức Thánh cha đặc biệt chào thăm nhóm 400 bạn trẻ truyền giáo, trên các đường phố ở Roma, Chúa nhật này, tại các nơi giải trí của người trẻ.

Ngài chúc mọi người hiện diện một Chúa nhật an lành, đồng thời xin họ đừng quên cầu nguyện cho ngài.



Nguồn: Giáo phận Xuân Lộc - giaophanxuanloc.net

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.