CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Đức Thánh Cha Lêô XIV viếng mộ Đức cố Giáo hoàng Phanxicô Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết vào chiều thứ Bảy ngày 10/5/2025, trên đường trở về Vatican sau khi viếng Đền thánh Đức Mẹ Chỉ bảo Đàng lành ở Genazzano, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã đến Đền thờ Đức Bà Cả và cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ Salus Populi Romani và tại lăng mộ của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô XIV viếng Đền thánh Đức Mẹ Chỉ bảo đàng lành ở Genazzano Chiều thứ Bảy ngày 10/5/2025, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã viếng thăm Đền thánh Đức Mẹ Chỉ bảo đàng lành ở Genazzano, cách Roma khoảng 60 km. Ngài nói rằng ngài "rất muốn đến đây trong những ngày đầu tiên của Sứ vụ mới ... mà Giáo hội đã giao phó cho tôi". Đọc tất cả   Châm ngôn và Huy hiệu của Đức Giáo Hoàng Lêô XVI Châm ngôn "In Illo uno unum" (Trong Đấng duy nhất, chúng ta là một) là câu trích từ bài giảng của Thánh Augustinô mà Đức Giáo hoàng đã chọn làm khẩu hiệu giám mục của ngài. Trên huy hiệu, hình ảnh cuốn sách đóng, có trái tim bị mũi tên đâm xuyên qua cũng là một cách nhắc nhớ đến vị Giám mục thành Hippo. Đọc tất cả   Thánh Giá của Đức Lêô XIV có thánh tích của hai Thánh Augustinô và Monica Vào ngày được bầu chọn, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã đeo một Thánh Giá đeo ngực có thánh tích của các vị thánh có liên quan đến dòng Augustinô: thánh tích của Thánh Augustinô và Thánh Monica. Đọc tất cả   Ảnh chính thức của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV Văn phòng Cử hành Phụng vụ Giáo Hoàng đã công bố bức ảnh chính thức của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV, kèm theo chữ ký của ngài và ngày ngài được bầu chọn. Như thường lệ, hình ảnh này sẽ được gửi đến tất cả các văn phòng và cơ quan của Tòa Thánh. Đọc tất cả   Giáo hội Ấn Độ và Pakistan cầu nguyện cho hoà bình Các Giám mục Ấn Độ và Pakistan cùng lên tiếng kêu gọi các tín hữu cầu nguyện cho hoà bình, khẳng định rằng chiến tranh luôn là một thất bại và không phục vụ cho bất kỳ ai. Mọi vấn đề, ngay cả giữa các quốc gia, đều có thể được giải quyết, không cần bạo lực. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô XIV gặp gỡ Hồng y đoàn Sáng thứ Bảy, ngày 10/5/2025, trong cuộc gặp gỡ với Hồng y đoàn, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã nhấn mạnh rằng ngài tiếp tục con đường mà Giáo hội hoàn vũ đã thực hiện trong nhiều thập kỷ sau Công đồng Vatican II, và giải thích tại sao lấy tên Lêô XIV. Đọc tất cả   Các lãnh đạo các Giáo hội Kitô trên thế giới chào mừng Đức Thanh Cha Lêô XIV Sau khi Đức Hồng y Robert Francis Prevost được bầu chọn làm Giáo hoàng, nhiều vị lãnh đạo của các cộng đồng Anh giáo, Chính Thống giáo và Tin Lành trên thế giới đã gửi thông điệp và tuyên bố nhấn mạnh cam kết chung về sự hiệp nhất, hòa bình và chứng tá hợp tác theo tinh thần đối thoại. Đọc tất cả   Các tu sĩ Dòng Augustinô: Đức Lêô XIV là một món quà cho toàn thế giới Mặc dù hết sức ngạc nhiên khi đón nhận tin Đức Hồng y Robert Francis Prevost, một người anh em cùng dòng được bầu chọn làm Giáo hoàng, các tu sĩ Dòng Augustinô cũng nhận định rằng Đức tân Giáo hoàng là một món quà cho toàn thể Giáo hội. Đọc tất cả   ĐTC Lêô XIV tạm thời xác nhận các vị trí lãnh đạo và các thành viên của Giáo triều Roma Đức Thánh Cha Lêô XIV bày tỏ mong muốn "dành một khoảng thời gian nhất định để suy tư, cầu nguyện và đối thoại, trước khi đề cử hoặc xác nhận chính thức" các lãnh đạo và các thành viên của các cơ quan Giáo triều Roma. Đọc tất cả  

Giáo Phận Xuân Lộc

Khủng hoảng ngoại giao giữa Israel và Tòa Thánh

21/02/2024 - 36
Trẻ em tại Gaza
Trẻ em tại Gaza  (© WFP/Ali Jadallah)
Chiến tranh giữa Hamas và Israel không những tạo nên chết chóc cho nhân dân Palestine nhưng còn gây nên nhiều hậu quả tiêu cực khác: từ sự tăng vọt những vụ bài Do thái trên thế giới, cho tới sự cô lập của Israel trên trường quốc tế và cả cuộc khủng hoảng ngoại giao trầm trọng giữa Israel và Tòa Thánh.

G. Trần Đức Anh, O.P

Israel chống Đức Hồng Y Parolin

Vụ mới nhất là hôm thứ tư 14/2 vừa qua, Đại sứ quán Israel cạnh Tòa Thánh đã ra thông cáo mạnh mẽ phê bình tuyên bố của Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh vì đã tố giác các cuộc thảm sát thường dân Palestine tại Gaza do Israel gây ra nhân danh quyền tự vệ.

Tuyên bố của Đức Hồng Y Parolin

Tuyên bố với giới báo chí bên lề buổi kỷ niệm hiệp định Laterano giữa Ý và Tòa Thánh, chiều ngày 13/2 trước đó, tại Đại sứ quán Ý cạnh Tòa Thánh ở Roma, Đức Hồng Y Parolin nhắc đến tình trạng tại Trung Đông, đặc biệt tại Gaza, nơi 30 ngàn người đã bị thiệt mạng vì các cuộc tấn công của Israel vào miền này và ngài gọi đó là một cuộc tàn sát. Đức Hồng Y nói: “Tòa Thánh ngay từ đầu đã lên án một cách rõ ràng và không chút do dự những gì xảy ra ngày 7/10 năm ngoái, và tại đây tôi tái khẳng định sự lên án đó: một sự lên án rõ ràng và không chút dè dặt đối với mọi hình thức bài Do thái. Đồng thời Tòa Thánh yêu cầu làm sao để quyền tự vệ của Israel không được nại ra để biện minh cho cuộc hành quân không tương ứng hiện nay, và chắc chắn là không tương ứng khi 30 ngàn người chết như vậy”.

Phản ứng của Đại sứ quán Israel

Phản ứng về lập trường này, Đại sứ quán Israel, do Đại sứ Raphael Schutz đảm trách, đã ra thông cáo nói rằng tuyên bố của Đức Hồng Y Parolin là “đáng lên án” (deplorevole) vì “Để thẩm định về chiến tranh tại Gaza hiện nay, cần để ý đến những hoàn cảnh và những sự kiện quan trọng mà lẽ ra Quốc vụ khanh Tòa Thánh phải chú ý”.

Theo Israel, “Gaza đã bị Hamas biến thành một căn cứ khủng bố chưa từng thấy. Hầu như không có cơ cấu dân sự hạ tầng nào mà không được Hamas sử dụng cho những kế hoạch tội phạm của chúng, kể cả các nhà thương, trường học, nơi thờ phượng và nhiều nơi khác”. Và theo đại sứ quán, “các cuộc hành quân của quân đội Israel diễn ra trong sự tôn trọng hoàn toàn đối với công pháp quốc tế”.

Trong thông cáo hôm sau đó, 15/2, Đại sứ quán sửa sai bản tiếng Ý vì dịch sai từ bản tiếng Anh, theo đó tuyên bố của Đức Hồng Y Quốc vụ khanh là “đáng tiếc” (Regretable) (sfortuna).

Đức Hồng Y Parolin đã từ chối bình luận về lập trường trên đây của Đại sứ quán Israel cạnh Tòa Thánh.

Bất mãn đã có từ trước

Trước phản ứng mạnh mẽ trên đây của Đại sứ quán Israel chống lập trường của Tòa Thánh về cuộc chiến của Israel chống Hamas, với số thường dân Palestine bị khốn đốn và thiệt mạng, đã có những phê bình từ phía Israel.

Ngay từ hồi cuối tháng 10 năm ngoái, giới lãnh đạo Israel đã bày tỏ bất mãn đối với Tòa Thánh và họ muốn Tòa Thánh đứng riêng về phía Israel chứ đừng giữ tình trạng đứng giữa một bên là Hamas và bên kia là người Israel.

- Trong cuộc phỏng vấn dành cho chương trình “Porta a Porta” của đài truyền hình Ý, truyền đi ngày 31/10 năm ngoái, tổng thống Israel, Ông Herzog, bày tỏ sự “cay đắng” vì vẫn chưa nhận được những lời lên án rõ ràng của ĐGH Phanxicô đối với những cuộc tấn công của Palestine chống Israel. Ông nói: “Tôi chờ đợi tất cả những tiếng nói luân lý và tinh thần của thế giới rất cương quyết. Tôi rất muốn nghe một tuyên bố rất rõ ràng từ phía Tòa Thánh, từ phía Đức Giáo Hoàng về những trẻ em Do thái đang bị giữ ở Gaza, có 30 trẻ em, cả những trẻ sơ sinh 9 tháng bị bắt cóc. Ai có thể biện minh một cách nào đó cho sự kinh hoàng này?”

Trong cuộc phỏng vấn, Tổng thống Herzog cũng cảnh giác rằng “Nếu Israel bị thua, thì sau đó sẽ đến lượt Âu Châu, vì Hamas giống như nhà nước Hồi giáo: sẽ có cuộc xung đột nền văn minh”.

- Cả Rabbi trưởng của thành Roma, ông Riccardo Di Segni, tuyên bố rằng “Các cuộc chiến tranh luôn là một xúc phạm đến phẩm giá con người, mang theo chết chóc và tàn phá, cần phải tránh, nhưng khi sự sống còn của mình bị đe dọa trước một kẻ thù không thể thu phục được, thì thái độ chủ hòa là điều đáng phê bình kể cả về mặt luân lý. Thật là khó nói rằng sự đánh bại chế độ Đức quốc xã là một thất bại cho tất cả mọi người. Đôi khi người nào đó phải bị đánh bại, chỉ người ấy và mãi mãi”.

Rabbi Di Segni muốn ám chỉ đến lời Đức Thánh Cha nói rằng “Chiến tranh luôn là một thất bại”.

- Trong một dịp khác, Rabbi Riccardo Segni, tái bày tỏ sự bất mãn lớn đối với cách thức phản ứng của Tòa Thánh đối với cuộc khủng hoảng ở Gaza. Trong cuộc phỏng vấn dành cho báo “Il Giornale” xuất bản ngày 22/1 vừa qua ở Ý, Rabbi Segni than phiền rằng có nhiều bước thụt lùi trong quan hệ Công Giáo và Do thái giáo do kết quả những phản ứng của Vatican đối với cuộc chiến của Israel chống Hamas. Ông nói: “Có một sự thất vọng bất mãn lớn. Tôi hy vọng điều này được hiểu và cuộc khủng hoảng sẽ được giải quyết”.

Rabbi cũng bênh vực cuộc chiến do Israel đang tiến hành chống Hamas và nói rằng: “Ai cũng muốn hòa bình, nhưng tùy thuộc đó là hòa bình nào. Bất cứ ai làm điều ác phải bị đánh bại, như đã xảy ra với Đức quốc xã hội năm 1945. Bạn không thể chấp nhận ý tưởng theo đó, chiến tranh tự nó là một thất bại đối với mỗi người”, như ĐGH Phanxicô thường nói. Ý tưởng một cuộc chiến tranh chính đáng không cho phép làm bất cứ điều gì, nhưng bạn không thể đặt ngang hàng nhau giữa người đã chịu đựng một sự lạm dụng kinh khủng và người đang cố gắng loại trừ những nguồn gốc và tái diễn sự lạm dụng ấy”. (Crux now 24-1-2024)

Giới lãnh đạo Israel thường không hề đề cập đến những gì quân đội Israel đã gây ra cho 2 triệu 300 ngàn người dân vô tội tại Gaza với những cuộc dội bom và tình trạng khẩn trương về nhân đạo mà người dân tại đây đang phải chịu và Liên Hiệp Quốc phải lên tiếng kêu gọi tôn trọng công pháp quốc tế về nhân đạo và sự tương ứng. Họ coi đó chỉ là một “tác dụng phụ” của chiến tranh.

Lập trường của Tòa Thánh là lập trường chung

Trở lại lời tuyên bố của Đức Hồng Y Parolin hôm 14/2 tại đại sứ quán Ý cạnh Tòa Thánh, trong thực tế, những lời của Đức Hồng Y chỉ là nhắc lại sự lo lắng đã được ông António Guterres, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, nhiều lần bày tỏ và đó cũng là ý kiến chung của nhiều vị lãnh đạo quốc tế, kể cả Hoa Kỳ, và các tổ chức nhân đạo thuộc các khuynh hướng khác nhau, cũng như các chính phủ Âu Châu từ Pháp, Ý, Đức đến Anh quốc.

- Lập trường được Đức Hồng Y Parolin bày tỏ hôm 14/2 cũng là lập trường được chính Đức Thánh Cha bày tỏ. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 17/12 năm ngoái sau vụ 2 giáo dân Công Giáo bị lính Israel bắn tỉa chết ở giáo xứ Thánh Gia tại Gaza, Đức Thánh Cha đã nói: “Những thường dân vô tội là đối tượng những cuộc dội bom và bắn súng. Có người đã nói: “Đó là khủng bố, là chiến tranh”. Đúng vậy, đó là chiến tranh, là khủng bố. Vì thế Kinh Thánh quả quyết rằng: “Thiên Chúa làm cho chiến tranh chấm dứt… Người bẻ gãy cung tên và giáo mác” (X. Tv 46,9).

Một lập trường Do thái ngược dòng

Không phải người Do thái nào cũng đồng ý với đường lối của chính phủ Israel hiện nay, quyết liệt tiêu diệt Hamas dù có hàng chục ngàn thường dân vô tội Palestine và các nhân viên y tế, ký giả, và nhân viên cứu trợ quốc tế bị chết oan.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho báo “Fatto quotidiano” ở Ý, văn sĩ kiêm thi sĩ Edith Bruck, người Do thái Hungari, đã từng bị giam cầm tại trại tập trung Auschwitz của Đức Quốc xã, cũng đã bày tỏ những lập trường tương tự như Đức Hồng Y Parolin và Tòa Thánh. Bà mạnh mẽ phê bình thủ tướng Israel hiện nay và nhấn mạnh rằng “ông đã gây thiệt hại cho những người Do thái sống tại nước ngoài vì ông đã làm sống lại chủ nghĩa bài Do thái vốn chưa bao giờ biến mất và giờ đây lại gia tăng”. Bà Bruck cho biết bà xác tín rằng với chính sách này, thủ tướng Netanyahu sẽ không bao giờ loại trừ được những kẻ khủng bố”.



Nguồn: Giáo phận Xuân Lộc - giaophanxuanloc.net

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.