CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) 🎥 DINH TÔNG TÒA | Vlog Năm Thánh 2025 | #11 Trong năm Thánh, mỗi tín hữu được mời gọi trở nên gần gũi hơn với Thiên Chúa, với chính đời sống đức tin của Hội Thánh. Có lẽ không chỉ như thế, trong số vlog này, Vatican News Tiếng Việt cũng mong muốn đem đến sự gần gũi ấy bằng một cách rất cụ thể – đó là mời quý vị cùng chiêm ngắm, bước vào một vài nơi thường ngày vốn kín đáo và ít được biết đến trong Thành quốc Vatican. Đó chính là Dinh Tông Tòa. Đọc tất cả   Sứ điệp Phục Sinh và phép lành Urbi et Orbi Sau Thánh Lễ, lúc 12 giờ trưa, Đức Thánh Cha xuất hiện trên ban công chính giữa Đền Thờ Thánh Phêrô để ban Phép Lành Toàn Xá “Urbi et Orbi” cho thành Roma và toàn thế giới, dù sức khoẻ vẫn còn yếu. Đức Thánh Cha đã chào với lời chúc Phục Sinh: Anh chị em thân mến, Chúc mừng Phục Sinh! Sau đó, Đức Thánh Cha nhờ Đức ông Ravelli đọc sứ điệp Phục Sinh. Đọc tất cả   Chúa đã sống lại: Lễ vọng Phục Sinh tại đền thờ thánh Phêrô Tối Thứ Bảy, ngày 19/04, ĐHY Giovanni Battista Re, đại diện Đức Thánh Cha cử hành Lễ Vọng Phục Sinh tại Đền thờ thánh Phêrô với khoảng 5000 tín hữu tham dự. Đức Hồng Y Re đã đọc bài giảng đã được Đức Thánh Cha soạn cho thánh lễ. Đọc tất cả   Thánh lễ Phục Sinh tại Quảng trường thánh Phêrô Sáng Chúa Nhật ngày 20/4, Chúa Nhật Phục Sinh, Đức Hồng Y Angelo Comastri đã thay mặt Đức Thánh Cha chủ sự Thánh Lễ Phục Sinh tại quảng trường thánh Phêrô với khoảng 40 ngàn tín hữu. Đọc tất cả   Đàng Thánh Giá do Đức Thánh Cha Phanxicô soạn Nội dung Đàng Thánh Cha năm 2025 do chính Đức Thánh Cha soạn cho buổi Đi Đàng Thánh Giá tối thứ Sáu Tuần Thánh tại đấu trường Colosseo. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha đến thăm nhà tù chiều Thứ Năm Tuần Thánh Ngày Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô lại thực hiện một cử chỉ cụ thể dành cho những người đang sống sau song sắt: “Tôi luôn muốn đến nhà tù để thực hiện nghi thức Rửa Chân. Năm nay tôi không thể, nhưng tôi vẫn gần gũi anh chị em”. Khoảng 70 tù nhân thuộc nhiều độ tuổi và quốc tịch đã chào đón Đức Thánh Cha với những lời hô vang và vỗ tay, xen lẫn tiếng hò reo từ các khu biệt giam khác. Đọc tất cả   Thứ Năm Tuần Thánh: Bài giảng của Đức Thánh Cha cho Lễ Dầu (17/4) Sáng Thứ Năm Tuần Thánh, ngày 17/04, Đức Hồng Y Domenico Calcagno đã thay mặt Đức Thánh Cha chủ sự Thánh Lễ Dầu cùng với khoảng 1800 linh mục và 2500 tín hữu hiện diện. Đức Hồng Y đã đọc bài giảng của Đức Thánh Cha chuẩn bị cho Thánh Lễ này, với những lời trước hết dành cho các linh mục và sau đó là cho mọi tín hữu. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Dù chúng ta lạc lối ở đâu Thiên Chúa cũng luôn tìm kiếm chúng ta Trong bài giáo lý được dọn sẵn cho buổi tiếp kiến chung ngày 16/4/2025, suy tư về dụ ngôn người cha thương xót, Đức Thánh Cha nhắc với các tín hữu rằng Thiên Chúa luôn tìm kiếm, tha thứ và thương xót chúng ta, bất kể chúng ta lạc lối ở đâu và như thế nào. Đây là niềm hy vọng của chúng ta. Đọc tất cả   Philippines sẽ được thánh hiến cho Lòng Chúa Thương xót Khi xã hội Philippines ngày càng chia rẽ trên bình diện xã hội và chính trị, để tìm kiếm sự thống nhất, các Giám mục nước này đã đưa ra sáng kiến sẽ thánh hiến quốc gia và phó thác cho Lòng Thương Xót Chúa vào ngày 27/4/2025, Chúa Nhật thứ hai mùa Phục Sinh, được gọi là Chúa Nhật Lòng Chúa Thương xót. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha soạn các bài suy niệm Đàng Thánh Giá năm nay Ngày 15/4/2025, Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết sức khỏe của Đức Thánh Cha đang tiến triển và thông báo rằng Đức Thánh Cha đã viết các bài suy niệm cho Đàng Thánh Giá sẽ được Đức Hồng y Baldassare Reina, Giám quản Roma, chủ sự vào tối thứ Sáu Tuần Thánh, ngày 18/4/2025, tại đấu trường Colosseo ở Roma. Đọc tất cả  

Giáo Phận Xuân Lộc

Đức Thánh cha chủ sự Nghi thức Tưởng niệm Cuộc Thương khó của Chúa

09/04/2023 - 133

Lúc 5 giờ chiều, Thứ Sáu Tuần thánh, ngày 07 tháng Tư năm 2023, Đức Thánh cha Phanxicô đã chủ sự Nghi thức trọng thể tại Đền thờ thánh Phêrô để tưởng niệm Cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, trước sự hiện diện của hàng ngàn tín hữu, đông đảo các hồng y, giám mục, và hàng trăm chức sắc khác.


G. Trần Đức Anh, O.P.

Sau bài Thương khó, Đức Hồng y Raniero Cantalamessa, 89 tuổi, Dòng Capuchino, Giảng thuyết viên tại Phủ Giáo hoàng, từ 43 năm nay (1980), đã diễn giải về đề tài: “Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa chịu chết”.

Đức Hồng y nói: “Từ hai ngàn năm nay, trong ngày Thứ Sáu Tuần thánh, Giáo hội công bố và cử hành cái chết của Con Thiên Chúa trên thập giá. Và trong mỗi thánh lễ, sau khi truyền phép, Giáo hội tuyên xưng: “Chúng con loan truyền Chúa chịu chết, và tuyên xưng việc Chúa sống lại, cho tới khi Chúa lại đến!”

“Nhưng có một cái chết khác của Thiên Chúa được người ta loan truyền từ một thế kỷ rưỡi đến nay, trong thế giới Tây phương bị tục hóa. Trong bối cảnh văn hóa, người ta nói về “cái chết khác của Thiên Chúa, cái chết ý thức hệ chứ không phải cái chết lịch sử. Một vài nhà thần học, để khỏi bị thụt lùi so với thời đại, đã vội vã kiến tạo trên đó một nền thần học: “Thần học về cái chết của Thiên Chúa”.

Và Đức Hồng y Cantalamessa kể lại: một hôm triết gia Nietzsche, người Đức, hổn hển chạy ra quảng trường thành phố và hô lên: Thiên Chúa đi đâu rồi? Tôi nói với quý vị! Chính chúng ta đã giết Chúa: quý vị và tôi! Chưa bao giờ có một hành động nào lớn hơn. Tất cả những người sẽ đến sau chúng ta, do hoạt động này, sẽ thuộc về một lịch sử cao hơn tất cả lịch sử cho đến ngày nay” (Friedrich Nietzsche, La gaia scienza, 1882, n. 125).

Từ những điều trên đây, Đức Hồng y giảng thuyết viên đã nói về các khía cạnh của trào lưu vô thần, một thứ thời trang nơi giới trí thức Tây phương “hậu hiện đại”, với nhiều sắc thái khác nhau, nhưng chúng đều có chung một trào lưu duy tương đối hoàn toàn trong mọi lãnh vực: luân lý đạo đức, ngôn ngữ, triết học, nghệ thuật, và dĩ nhiên là cả tôn giáo. Không còn gì là chắc chắn nữa; tất cả đều lỏng, và thậm chí chỉ là hơi”.

Đức Hồng y Cantalamessa nhận xét rằng: “Người điên ấy kêu lên: “Thiên Chúa hả? Chính chúng ta đã giết ông ấy: quý vị và tôi!” Trong thực tế, điều kinh khủng này chỉ xảy ra một lần trong lịch sử con người, nhưng theo một nghĩa rất khác với nghĩa mà ông hiểu. Vì, thưa anh em, đúng là chúng ta đã giết Chúa, anh chị em và tôi, chúng ta đã giết Chúa Giêsu thành Nazareth! Chúa đã chết vì tội lỗi của chúng ta và toàn thế giới (1 Ga 2,2). Nhưng sự sống lại của Chúa trấn an chúng ta rằng con đường này không dẫn tới sự thất bại, nhưng qua sự thống hối của chúng ta, nó dẫn đến vinh quang sự sống, điều không thể tìm được ở nơi khác”.

Đức Hồng y cho biết ngài nói những điều này “trong ngày Thứ Sáu Tuần thánh, không phải để thuyết phục những người vô thần rằng Thiên Chúa không chết! Những người vô thần nổi danh nhất đã tự khám phá thấy điều đó, trong lúc họ nhắm mắt lìa trần. Còn những người đang sống, để thuyết phục họ, cần những phương thế khác, hơn là những lời nói của một người giảng thuyết. Những phương thế mà Chúa sẽ không để cho những người mà Chúa đã mở tâm hồn họ đối với sự thật, phải thiếu thốn, như chúng ta sắp cầu nguyện trong kinh nguyện phổ quát sau đây”.

“Mục đích của bài giảng này là để các tín hữu, có thể là vài sinh viên đại học, khỏi bị thu thút vì cơn lốc của chủ thuyết hư vô thực sự là “một hố đen” trong vũ trụ tinh thần...”

Lễ nghi Tưởng niệm cuộc Thương khó của Chúa được tiếp nối với 10 lời nguyện cho các nhu cầu của Công giáo và mọi thành phần trong nhân loại. Kế đến là nghi thức tôn thờ Thánh giá và phần Hiệp lễ. Sau cùng, hàng chục linh mục đã trao Mình Thánh Chúa cho các tín hữu.

(Rei 7-4-2023)



Nguồn: Giáo phận Xuân Lộc - giaophanxuanloc.net

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.