CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển...., trang chính thức  http://www.gxthanhtamhonai.vn - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Tổng Giám mục Seoul kêu gọi hy vọng và đoàn kết trong bối cảnh bất ổn chính trị Trong sứ điệp Giáng sinh năm 2024, Đức Tổng giám mục Peter Chung Soon-taick của Seoul đã nhấn mạnh đến chủ đề hy vọng, hòa bình và đoàn kết, kêu gọi các tín hữu tập trung vào nhân loại và hòa giải trong bối cảnh xã hội và chính trị đang gia tăng những thách thức. Đọc tất cả   ĐTC Phanxicô: Tạ ơn Chúa vì ngày nay các tín hữu Tin Lành Giám lý và Công giáo hiểu nhau và yêu mến nhau hơn Tiếp Phái đoàn Hội đồng Thế giới của Tin Lành Giám lý vào sáng ngày 16/12/2024, Đức Thánh Cha mời gọi các Kitô hữu tiến bước trên con đường tiến tới sự hiệp nhất hữu hình và hướng về Trái Tim Chúa Giêsu Kitô để sống hòa bình và phục vụ Nước Chúa. Đọc tất cả   ĐTC Phanxicô: Người Philippines là những con người của đức tin Sáng thứ Hai ngày 16/12/2024, gặp gỡ các đại diện của Cộng đồng Philippines ở Tây Ban Nha, Đức Thánh Cha khuyến khích họ hãy tin tưởng vào Chúa Giêsu, dù cho gặp khó khăn vẫn không bao giờ mất hy vọng, sẵn sàng phục vụ Thiên Chúa nơi tha nhân để xây dựng Giáo hội thành nơi cư ngụ ấm áp đón tiếp mọi người. Ngài cũng nhắc lại Thánh lễ ngài cử hành với 7 triệu tín hữu ở Manila. Ngài khen ngợi người Philippines là những con người của đức tin và mời gọi họ tiếp tục làm chứng tá đức tin trong xã hội. Đọc tất cả   Các lãnh đạo Kitô ở Thánh địa gửi sứ điệp Giáng sinh 2024 Các lãnh đạo Kitô Thánh địa gửi sứ điệp Giáng sinh năm 2024, kêu gọi “ngừng bắn ở Gaza, trả tự do cho con tin và tù nhân”. Đọc tất cả   Số chủng sinh Tây Ban Nha tăng sau nhiều năm giảm Sau nhiều năm giảm, năm nay, số chủng sinh của Giáo hội Tây Ban Nha vượt con số 1.000, nghĩa là tăng 239 thầy. Ngoài ra còn có 103 chủng sinh nước ngoài đang được đào tạo tại Tây Ban Nha. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Chiến tranh là một vết thương nghiêm trọng gây ra cho gia đình nhân loại Đức Thánh Cha gửi thư cho Đức Tổng Giám Mục Giovanni d’Aniello, Sứ thần Toà Thánh tại Nga, than phiền về đau khổ mà những người dân vô tội phải chịu, đồng thời kêu gọi vị đại diện của ngài thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao nhằm tìm kiếm hoà bình. Đọc tất cả   Thánh Lễ tại Ajaccio: Con phải làm gì để chuẩn bị tâm hồn đón Chúa Vào lúc 3 giờ 30 chiều Chúa Nhật 15/12, trước khi kết thúc chuyến tông du 1 ngày đến Corsica, Đức Thánh Cha đã dâng thánh lễ Chúa Nhật III Mùa Vọng với các tín hữu của giáo phận Ajaccio và các giáo phận lân cận. Đọc tất cả   Kinh Truyền Tin 15/12: chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác Sau buổi gặp gỡ các tham dự viên của Đại hội lòng đạo đức bình dân của khu vực Địa Trung Hải tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm của thành phố Ajaccio, Đức Thánh Cha đã đến nhà thờ Đức Mẹ Lên trời để chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin tại đây. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Lòng đạo đức bình dân bén rễ trong văn hoá dân tộc Lúc 7 giờ sáng Chúa Nhật ngày 15/12, Đức Thánh Cha đã rời nhà thánh Marta để ra sân bay Fiumicino của Roma để thực hiện chuyến tông du 1 ngày đến đảo Corsica của Pháp nhân Đại hội lòng đạo đức bình dân của khu vực Địa Trung Hải. Tại Đại hội, Đức Thánh Cha khuyến khích các bạn trẻ dấn thân cách tích cực hơn nữa trong đời sống xã hội, văn hóa và chính trị, với sức mạnh của những lý tưởng cao đẹp và niềm đam mê phục vụ thiện ích chung. Đọc tất cả   Các nữ tu Ghana dạy trồng cây trong dự án "Trồng cây vì một tương lai xanh hơn" Các Nữ tu Truyền giáo Đức Mẹ Mân Côi ở Ghana đã phát động một dự án trồng cây, cỏ và hoa trong khuôn viên trường, như một cách đóng góp vào việc chăm sóc môi trường đồng thời đảm bảo một tương lai xanh hơn, nghĩa là theo tinh thần bảo vệ môi trường. Đọc tất cả  

Mẹ Maria

Đức Maria Trong Cựu Ước Bài V

13/10/2022 - 41
                                  ĐỨC MARIA TRONG CỰU ƯỚC BÀI V
                        BÀ LÀ “EVÀ MỚI”


 

Các bạn thân mến,
Theo Thánh Kinh Cựu Ước thì A-đam và E-và là những con nguời tiên khởi, cũng là cặp vợ chồng đầu tiên được Gia-vê Thiên Chúa dựng nên trong thế giới này. Chữ “E-và” đến từ động từ hawah, tiếng Do Thái, có nghĩa là “sống” (to live). Ở trong vườn địa đàng, bà hái trái cấm rồi đưa cho chồng cùng ăn, nên cả hai đều bị đuổi khỏi vườn địa đàng, mãi mãi không được quay về. Sau đó “con người (A-đam) đặt tên cho vợ là E-và, vì bà là mẹ của chúng sinh” (Sáng thế chương 3 câu 20).

Thảm họa do nguyên tổ gây nên sẽ được cứu chữa, đổi thay. Ân sủng ban cho nhân loại sẽ được phục hồi, như “Tin Mừng Đấu Tiên” (Sáng Thế chương 3 câu 15) đã báo trước, hứa hẹn. Tấn tuồng sẽ được thay vai, đổi chỗ: người đầu sẽ xuống cuối và người cuối sẽ lên đầu. Chắc hẳn cái giá mà các vai mới (trong đó vai của Đức Maria quan trọng hàng đầu) phải trả để hoàn thành sứ mạng cứu chuộc nhân loại không phải là nhỏ, và cũng không dễ dàng chút nào, theo cách trình thuật của các sách Tin Mừng. Nhưng căn cứ vào đâu để ta có thể quả quyết là Đức Trinh Nữ Maria đã thay vai cho E-và, và Bà – E-và mới – đã làm gì để bạn và tôi có thể nhận biết điều đó?

Có lẽ ý tưởng so sánh giữa E-và cũ và E-và mới được bắt nguồn từ thánh Phao-lô. Trong thư thứ nhất gởi tín hữu Cô-rin-tô, thánh nhân đưa ra một sự so sánh tuyệt vời giữa A-đam và Chúa Giê-su, và cuối cùng quả quyết rằng Chúa Giê-su là A-đam mới, đến để thay thế A-đam cũ đã sa ngã: “Vì nếu tại một người mà nhân loại phải chết, thì cũng nhờ một người mà kẻ chết được sống lại. Quả thế, như mọi người vì liên đới với A-đam mà phải chết, thì mọi người nhờ liên đới với Đức Ki-tô, cũng được Thiên Chúa cho sống” (Cô-rin-tô I chương 15 câu 21-22). Sau đó, thánh Phao-lô tiếp tục trình bày sự tương phản giữa A-đam cũ và A-đam mới: “Như có lời đã chép: con người đầu tiên là A-đam được dựng nên thành một sinh vật, còn A-đam cuối cùng là thần khí ban sự sống. Loài xuất hiện trước không phải là loài có thần khí, nhưng là loài có sinh khí; loài có thần khí chỉ xuất hiện sau đó. Người thứ nhất bởi đất mà ra thì thuộc về đất; còn người thứ hai thì từ trời mà đến. Những kẻ thuộc về đất thì giống như kẻ bởi đất mà ra; còn những kẻ thuộc về trời thì giống như Đấng từ trời mà đến. Vì thế, cũng như chúng ta đã mang hình ảnh người bởi đất mà ra, thì chúng ta cũng sẽ được mang hình ảnh Đấng từ trời mà đến.” (Cô-rin-tô chương 15 câu 45-49)

Nói cách khác, khi nói rằng Chúa Giê-su là “A-đam cuối cùng”, “A-đam thứ hai” hoặc “A-đam mới”, thánh Phao-lô muốn nhấn mạnh việc Chúa Giê-su đến để phục hối phẩm giá mà nhân loại đã đánh mất do tội nguyên tổ. Ở đây, chúng ta không có ý triển khai sự so sánh giữa hai A-đam, nhưng muốn vẽ ra bức tranh minh họa việc Chúa Giê-su cũng có một trợ tá, giống như A-đam xưa: “Ta sẽ làm cho nó một trợ tá tương xứng với nó” (Sáng Thế chương 1 câu 18), và người trợ tá này, Đức Maria, sẽ đóng vai tối quan trọng và không thể thiếu trong chương trình cứu độ. Chính vai trò độc đáo của Đấng vừa là tín hữu, vừa là mẹ và là cộng tác viên số một của Chúa Giê-su, đã trở thành nền tảng vững chắc cho niềm tin và lòng sùng kính Đức Maria, nơi mọi tín hữu Công Giáo.

Như thế, cho dù trong Tin Mừng không có chỗ nào nói rằng Đức Maria là E-và mới (kể cả Tiền Phúc Âm của thánh Gia-cô-bê) thì vai trò độc đáo của Mẹ vẫn được khoa Thánh Mẫu Học dần khám phá với thời gian, ngày càng rõ nét. Điều đáng nói là các Giáo phụ -nhờ ơn thông thái lạ thường Chúa ban- qua sự xác tín của thánh Phao-lô về A-đam mới thay thế cho Ađam cũ, đã nắm bắt cách nhậy bén mối liên hệ thâm thúy giữa > với <đức maria="" –="" e-và="" mới="">>.

Các bạn thân mến,
Ngay từ những thế kỷ đầu tiên, nhiều Giáo phụ đã dùng biến cố Truyền Tin diệu kỳ, như chứng cớ hùng hồn không thể phủ nhận, làm phản đề so sánh với sự bất tuân của E-và: cả hai người đều là trinh nữ; cả hai đều được gặp các thiên sứ và được hứa hẹn những bất ngờ, nếu cộng tác hay ưng thuận; cả hai đang đứng ở buổi đầu của công trình tạo dựng (chính Chúa Giê-su là một sự “tạo dựng mới”). Dĩ nhiên sự tương phản giữa “hai E-và” quá rõ ràng: một bên do bất tuân nên đem đến tai họa, buồn phiền; một bên nhờ tuân phục đem lại sự vui mừng, hạnh phúc; một bên thì hăm hở, háo hức khi nghe thiên thần sa ngã (ma quỷ) dụ dỗ; một bên thì lo lắng, băn khoăn khi nghe thiên thần chào mừng; một bên chấp nhận ngay lời đề nghị hấp dẫn của ma quỷ, dù điều đó trái với lệnh truyền của Thiên Chúa; một bên thì xem xét, phân tích mức độ trung tín, khả năng đáp trả của mình trước sứ điệp của Chúa; một bên gây nên cái chết cho chính mình cùng toàn thể nhân loại; một bên đem lại Sự sống (ơn cứu độ) cho chính mình cùng toàn thể nhân loại.

Thánh Giáo Phụ Giút-ti-nô Tử đạo, có lẽ là người đầu tiên đã khám phá và triển khai ý tưởng so sánh E-và với Đức Maria. Những nhận định của ngài về Đức Trinh Nữ Maria làm cho chúng ta nhớ đến những nhận định của thánh Giáo Phụ I-nhã thành An-tô-ki-a (50-110), trong đó vai trò của Đức Ki-tô được đề cao. Chẳng hạn thánh Giút-ti-nô nhấn mạnh đến việc Chúa Giê-su hạ sinh mà mẹ Người vẫn còn đồng trinh là sự ứng nghiệm cách chính xác lời tiên báo của ngôn sứ I-sai-a: “Vì vậy, chính Chúa Thượng sẽ ban cho các ngươi một dấu: Này đây người thiếu nữ mang thai, sinh hạ con trai, và đặt tên là Em-ma-nu-en.” (I-sai-a chương 7 câu 14) Ngài bác bỏ lập luận cho rằng Chúa Giê-su thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thẩn trong cung lòng trinh nữ Maria giống như những câu chuyện thụ thai bởi thần linh trong thần thoại Hy lạp. Trong cuốn “Đối thoại với Tryphô”, Thánh Giút-ti-nô đã nêu lên giáo thuyết này (được trình bày trong truyền thống xưa nhất của Giáo Hội): cách thế mà Thiên Chúa đã quyết định để hoàn thành sự cứu độ nhân loại được diễn ra theo cùng một tiến trình mà tội đã xảy ra. Ngài lập luận như sau:

“Con Thiên Chúa đã trở thành người nhờ một Trinh Nữ, để sự bất phục tùng gây ra bởi con rắn sẽ bị tiêu diệt bởi cùng một cách thế như đã xảy ra lúc ban đầu. Với E-và, vốn là trinh nữ và không nhơ uế, nhưng vì nghe lời con rắn nên bà đã đem đến sự bất tuân phục và sự chết. Còn Đức Trinh Nữa Maria thì đã lãnh nhận đức tin và niềm vui, khi thiên thần Ga-bri-en loan báo tin vui là Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Bà và quyền năng của Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên Bà, và người con được sinh ra như thế sẽ là thánh, và được gọi là Con Thiên Chúa; và Bà đã trả lời: “Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lu-ca chương 1 câu 38). Như thế, nhờ Bà mà Đấng được Thánh Kinh nói đến rất nhiều (như chúng tôi đã chứng minh), đã được sinh hạ, và nhờ Bà mà Thiên Chúa đã tiêu diệt cả con rắn cùng với những thiên thần và những con người giống như hắn, nhưng lại giải thoát khỏi sự chết những ai biết thống hối và tin tưởng vào Người,” 

Xin mở ngoặc, Thánh Giút-ti-nô Tử Đạo sinh năm 100 và tử đạo năm 165, là người dân ngoại trở lại, sinh tại Palestine và bố mẹ ngài là người Hy Lạp. Ngài là một triết gia, một thần học gia giáo dân đã có những tác phẩm vĩ đại bảo vệ đức tin Ki-tô giáo. Ngài mờ truờng giảng dạy miễn phí về Ki-tô Giáo ở Rôma nhằm khai tâm, khuyến khích người học gia nhập tôn giáo mới này. Ngài là giáo phụ hộ giáo đầu tiên; và được biết đến như nhà biện giáo hay nhất thời bấy giờ. Ngài cùng sáu người bạn lãnh phúc tử đạo năm 165. Thật thú vị và kỳ diệu thay kế hoạch của Thiên Chúa dùng và ưu tiên cho dân ngoại tiếp cận, nắm bắt về Đức Trinh Nữ Maria. Điển hình như trong biến cố Ba vua, dân Do thái chưa biết Đức Maria là ai, thì dân ngoại đã biết. Thánh Giút-ti-nô Tử Đạo (dân ngoại trở lại)  xác tín Đức Maria là E-và mới. Trong bốn tác giả Tin Mừng thì thánh sử Lu-ca người duy nhất là dân ngoại trở lại, lại viết về Đức Maria nhiều nhất!

Các bạn thân mến,
Như đã trình bày ở phần trước, vì các tác giả Phúc Âm im lặng, và các Giáo phụ đã không giải đáp được hết các thắc mắc về cuộc đời của Mẹ Maria, nên việc các tín hữu luôn cố tìm hiểu về Mẹ là điều chính đáng. Ngay trong đầu thể kỷ thứ hai, thánh Giáo Phụ I-nhã giám mục thành An-tô-ki-a (sinh năm 50 và tử đạo khoảng năm 98-117, Ngài là vị Giáo phụ thứ hai tử đạo; vị thứ nhất là Giáo Hoàng Clê-men-tê I, và vị tử đạọ thứ ba là Giút-ti-nô), tuy không đưa ra ý tưởng so sánh giữa E-và mới và cũ, nhưng đã tạo nên nguồn cảm hứng – giúp nhiều tâm hồn phấn khởi, hăng hái viết về sự đạo đức, lòng mộ đạo của các tín hữu đầu tiên. Ngài đề cập đến việc Đức Trinh Nữa Maria hạ sinh con là Chúa Giê-su, và xem đó là bằng chứng xác thực bảo vệ nhân tính của Chúa Giê-su. Đồng thời ngài cũng mô tả những công việc thường ngày, những chi tiết trong đời sống và tính thiêng liêng, bất khả xâm phạm của Mẹ. Đặc biệt lối giải thích ý vị của ngài đã trở thành nguyên lý sống, giúp ích rất nhiều cho các tín hữu thời Giáo Hội sơ khai; nhờ đó, họ có thể chấp nhận, cảm thông về sự im lặng của Thánh Kinh và Giáo Hội về vấn đề này.
Chúng ta thấy trong Cựu Ước, Đức Maria dường như xuất hiện cách ấn dụ. Thật khó đoán biết về Mẹ qua những lời tiên đoán khó hiểu liên quan đến những sự việc khác nhau cùng lúc. Trong Tân Ước Mẹ hiện diện cách thinh lặng, nhất là trong thời thơ ấu của Chúa Giê-su. Mẹ mờ nhạt, không ai biết đến trong những năm tháng Chúa hoạt động công khai. Đến khi Chúa chịu chết, Mẹ xuất hiện ngắn ngủi dưới chân thập giá để nhận nhiệm vụ mới, và ôm xác con mình. Mẹ chỉ được nhắc qua trong sách Công Vụ Tông Đồ khi cùng các tín hữu và các Tông đồ cầu nguyện ở Giê-ru-sa-lem -chờ đợi đón nhận Chúa Thánh Thần-. Và cuối cùng Mẹ được đồng hóa cách nào đó với hình ảnh của Giáo Hội trong thị kiến sách Khải Huyền. Trong các tác phẫm của các Tông phụ (Apostilic Fathers) thì sự im lặng về con người và cuộc đời của Mẹ Maria dường như trở thành một thói quen, nếu không muốn nói là một nguyên tắc của các ngài.
Mời nghe tiếp bài VI

 


Nguồn: Dòng Đức Maria Nữ Vương Hoà Bình - dongnuvuonghoabinh.org

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.