CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Đức Thánh Cha bất ngờ đến Đền thờ Thánh Phêrô cầu nguyện trước mộ Thánh Piô X Vào lúc 13 giờ ngày 10/4, trước sự ngạc nhiên của các tín hữu và khách tham quan trong Đền thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đến mộ Thánh Giáo hoàng Piô X cầu nguyện, và sau đó ngài chào thăm và ban phép lành cho mọi người. Đọc tất cả   Nhận ra Chúa Kitô nơi người đau khổ. Một vài câu chuyện cảm động từ Ngày Năm Thánh bệnh nhân Cuối tuần vừa qua, đã có hơn 20 ngàn bệnh nhân và các nhân viên y tế từ hơn 90 quốc gia quy tụ về Roma để tham dự Ngày Năm Thánh các bệnh nhân và giới y tế, diễn ra trong hai ngày thứ Bảy ngày 5 và thứ Sáu ngày 6/4. Đối với nhiều bệnh nhân, đây là lần đầu tiên họ đến Roma, mà lại đến trong một dịp đặc biệt, trong một ngày dành riêng cho họ. Nhiều giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt của các bệnh nhân khi bước qua Cửa Thánh Đền thờ Thánh Phêrô. Đọc tất cả   Giám mục của Mandalay chia sẻ cuộc sống với người vô gia cư sau động đất ở Myanmar Từ một tuần qua, Đức Cha Marco Tin Win, Giám mục của Mandalay, đã ngủ trong một chiếc mùng, trên đường phố trong khuôn viên Nhà thờ Thánh Tâm, ở trung tâm thành phố phía bắc Myanmar, để chia sẻ cuộc sống với những người mất nhà cửa vì trận động đất kinh hoàng vào ngày 28/3/2025. Đọc tất cả   Toàn bộ Sách Kinh Thánh hiện đã được dịch sang 769 ngôn ngữ Liên đoàn các Hiệp hội Kinh Thánh cho biết toàn bộ bản văn Cựu Ước và Tân Ước hiện đã được dịch sang 769 ngôn ngữ. Các bản dịch mới được bổ sung thêm vào năm 2024 bao gồm các bản dịch sang các ngôn ngữ được nói ở Ấn Độ, Tanzania và Burkina Faso. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha tiếp Vua Charles và Hoàng hậu Camilla của Anh Trong một tuyên bố vào tối thứ Tư ngày 9/4/2025, Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết: “Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp riêng Vua Charles và Hoàng hậu Camilla vào chiều nay. Trong cuộc gặp, Đức Thánh Cha đã gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến Đức vua nhân dịp kỷ niệm ngày cưới của họ và đáp lại lời chúc sức khỏe sớm bình phục của Đức vua”. Đọc tất cả   1.700 năm sau Nicea, hy vọng cử hành lễ Phục sinh chung Ngày 20/5 tới đây đánh dấu kỷ niệm 1.700 năm công đồng đại kết đầu tiên trong lịch sử, diễn ra tại Nicea vào năm 325. Nhân dịp này, ngày 03/4, Ủy ban Thần học Quốc tế đã công bố văn kiện “Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế”, trong đó nhắc lại ý nghĩa cơ bản của Kinh Tin Kính, nền tảng của đức tin Kitô giáo. Vatican News đã có cuộc phỏng vấn một trong những tác giả của văn kiện này, Đức cha Etienne Veto, Giám mục phụ tá Reims ở Pháp. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha khích lệ các tín hữu hành hương Ý kiên trì trong cầu nguyện Trong sứ điệp gửi đến các giáo phận Grosseto và Pitigliano-Sovana-Orbetello, của Giáo hội Ý đến Roma hành hương, Đức Thánh Cha gửi lời chào đặc biệt và bày tỏ hy vọng cuộc hành hương qua Cửa Thánh của họ sẽ làm mới lại đức tin. Đọc tất cả   Giới trẻ Công giáo Anh đến nhà thờ nhiều hơn Hiện nay, Giới trẻ Anh ngày càng quan tâm đến đức tin Kitô giáo, đặc biệt nhóm tuổi từ 18 đến 24. Riêng Giáo hội Công giáo đang ghi nhận sự gia tăng thực hành đạo nơi giới trẻ, và hiện đã vượt Anh giáo trong thế hệ Z, những người trẻ sinh từ năm 1997 đến 2012. Đọc tất cả   Công bố phúc trình của Cơ quan Giám sát và Thông tin Tài chính Vatican năm 2024 Ngày 09/4/2025, Cơ quan Giám sát và Thông tin Tài chính đã công bố phúc trình trong năm 2024, theo đó các vụ đáng ngờ được trình báo giảm; Ngân hàng Vatican được Moneyval, Cơ quan Giám sát rửa tiền châu Âu nhìn nhận là một thực thể vững chắc, hoạt động tốt. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Chúng ta phải dẹp bỏ các gánh nặng khiến lòng mình xa cách Chúa Trong bài giáo lý được chuẩn bị cho buổi Tiếp kiến ​​chung vào thứ Tư ngày 9/4/2025, Đức Thánh Cha kêu gọi các tín hữu hãy từ bỏ mọi gánh nặng đè nặng lên trái tim mình để có thể trải nghiệm sự bình an và niềm vui đến từ tình yêu vô điều kiện của Chúa. Đọc tất cả  

Nhân Bản

Để sống mối tương quan với Thiên Chúa trong lễ Phục sinh.

22/04/2022 - 56
Chúa sống lại với biến cố cuộc đời

ĐỂ
SỐNG MỐI TƯƠNG QUAN VỚI THIÊN CHÚA TRONG LỄ PHỤC SINH
Karl Gustel Wärnberg
WHĐ (20.4.2022) - Lễ Phục sinh là một thời gian của niềm vui. Thánh lễ Canh thức được mở đầu bằng bài ca Exultet, mời gọi toàn vũ trụ hãy mừng vui lên, vì Chúa Giêsu Kitô đã sống lại từ cõi chết. Nhưng đã có một thời gian lời tuyên bố mừng chiến thắng phổ biến này không được coi là điều hiển nhiên, khi Đức Kitô dường như đã chết và bị đánh bại. Ngay cả bây giờ, để đến được Chúa nhật Phục sinh, trước hết chúng ta phải trải qua Thứ Sáu Tuần Thánh.
Khi các tông đồ chứng kiến Đức Giêsu bị đóng đinh, thì niềm hy vọng nơi các ông bị tan biến và thay vào đó, là sự tuyệt vọng. Vị Thày mà các ông chọn để cả đời đi theo và gắn bó, giờ đây, bị treo lên như một tội phạm, cùng với hai tên cướp. Con một Thiên Chúa đã bị kết án là kẻ xúc phạm truyền thống. Trên đường đến nơi thi hành bản án, Người đã bị khạc nhổ vào mặt, bị đánh đập, và bị bắt vác thập giá mà chính mình sẽ bị treo trên đó.
Cảnh tượng kinh hoàng đó hoàn toàn không hấp dẫn chút nào cả. Tuy nhiên, cảnh tượng này lại dạy cho chúng ta bài học về một sự thật không chỉ về Thiên Chúa - rằng Ngài có thể chiến thắng sự chết - mà còn về chính chúng ta và thân phận của chúng ta như là phàm nhân. Nói cách khác, cảnh tượng này dạy chúng ta cả về ý nghĩa của đau khổ - rằng không phải lúc nào chúng ta cũng đạt được mục tiêu đã dự định nếu không trải qua khó khăn, đau đớn - lẫn về mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa- rằng tương quan này không phải lúc nào cũng đơn giản.
"Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” Con một Thiên Chúa đã kêu lên như thế khi bị treo trên thập giá. Câu trả lời thông thường về lý do tại sao Đức Giêsu lại thốt ra những lời này, đó là vì Người đang cầu nguyện bằng Thánh vịnh. Điều này tất nhiên là đúng. Nhưng, chắc chắn, ý nghĩa của lời kêu thảm thiết này sâu xa hơn rất nhiều: Chúa Kitô đã chạm vào một cảm giác, mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng đã từng trải nghiệm, đó là cảm giác Thiên Chúa xa cách và không thể tiếp cận! Sự thật mà Chúa Kitô truyền đạt cho chúng ta là Sự thật mà chúng ta chỉ có thể lãnh hội nếu chúng ta nhận ra rằng Chúa Kitô đồng cảm với chúng ta.
Chúng ta thường nhận biết Thiên Chúa bằng tâm trí, chúng ta cảm nghiệm được uy quyền của Ngài khi chúng ta nhìn thấy những vẻ đẹp, những điều tốt lành hoặc chứng kiến ​​một hành động tử tế. Dù thế, trong những khoảnh khắc đớn đau nhất, chúng ta vẫn có thể cảm nhận Thiên Chúa là Đấng xa cách. Cảm thức này cũng được nhiều vị thánh, chẳng hạn như Thánh Têrêsa Lisieux, Thánh Têrêxa Calcutta chứng thực là đúng.
Nhưng, cảm thức về sự xa cách của Thiên Chúa là sự thật về chúng ta, chứ không phải sự thật về Thiên Chúa. Thiên Chúa luôn hiện diện và luôn là nguồn cội của sự hiện hữu. Có một nền thần học cổ xưa được gọi là thần học huyền bí. Đây là một trường phái thần học cho rằng chúng ta biết về Thiên Chúa nhiều hơn bởi những gì Ngài không là hơn là bởi những gì Ngài là. Nói cách khác, Ngài giống như đá tảng, nhưng thực ra, Ngài không phải là đá. Ngài là Đấng khôn ngoan, nhưng không phải theo nghĩa Ngài là một con người khôn ngoan. Chúng ta cần những thuật ngữ thực chứng, chẳng hạn như yêu thương, tốt đẹp và khôn ngoan, để có thể xây dựng hình ảnh Thiên Chúa trên đó, nhưng ngay những khái niệm này chẳng bao giờ đủ để giải thích Thiên Chúa là Đấng nào. Do đó, theo trường phái tư tưởng này, Thiên Chúa không phải là một “vật thể” trong số vô vàn vật thể khác, nhưng Ngài tuyệt đối vượt lên trên mọi vật thể, mọi hữu thể, và như vậy, Ngài là nguồn gốc của mọi hữu thể. Với nhãn quan này, chẳng có gì ngạc nhiên khi Thiên Chúa có vẻ xa cách!
Người Hy Lạp cổ đại cũng có những suy nghĩ tương tự về khả năng nhận thức về thần linh, nhưng họ chưa bao giờ có thể vượt lên trên cách lý luận của họ, bởi vì họ thiếu mối tương quan liên vị với một vị Thiên Chúa nhập thể.
Thật thế, do sự nhập thể của Con Thiên Chúa, chúng ta đã có thể nhận biết Thiên Chúa một cách cá vị.
Vẫn biết rằng, Thiên Chúa có vẻ như vượt quá tầm hiểu biết của chúng ta. Ngài có vẻ giống như một người cha xa cách quay lưng lại với con người. Cảm thức về Thiên Chúa như vậy, nhiều khi rất đúng, ít nhất là ở một số thời điểm nào đó trong cuộc đời của chúng ta. Dù vậy, cảm thức này không được phép dẫn chúng ta đến sự tuyệt vọng. Đúng hơn, nó phải là một lời mời gọi để tìm kiếm Thiên Chúa cách tha thiết hơn.
Chúng ta phải học để nhận biết Thiên Chúa như một cá vị, Đấng đã sống và chết vì tội lỗi của chúng ta. Nhờ đó, chúng ta mới có thể nhận biết Thiên Chúa như Ngài muốn được nhận biết: Ngôi Lời đã trở thành xác phàm, Đấng ở giữa chúng ta, đã chết, và đã sống lại trong vinh quang để cứu độ chúng ta.
Vậy thì phải chăng, lễ Phục sinh dạy chúng ta rằng: mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa không phải lúc nào cũng đơn giản?!
Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: catholicherald.co.uk (17. 04. 2022)


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.